Thuốc chẹn beta giao cảm và tập thể dục: cẩn thận rủi ro

(3.57) - 70 đánh giá

Sự kết hợp giữa việc sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm và tập thể dục sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu kết hợp sai cách, chúng có thể phát sinh biến cố ngoài ý muốn.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, tập thể dục thể thao là một trong những biện pháp điều trị tăng huyết áp đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe của bạn nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thêm một số loại thuốc điều trị, bao gồm cả thuốc chẹn beta giao cảm.

Cơ chế hoạt động của loại thuốc này có phần tương tự với việc tập thể dục là làm giảm nhịp tim lại. Như vậy, khi kết hợp hai phương pháp này, chúng sẽ tương tác tích cực hay tiêu cực với nhau? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Thuốc điều trị tăng huyết áp gồm những loại nào?

Bạn có khả năng sẽ cần dùng nhiều hơn một loại thuốc điều trị tăng huyết áp. Tùy thuộc vào thể trạng của bạn cũng như mức độ tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn một số thuốc đến từ những nhóm sau:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta giao cảm, gọi tắt là thuốc chẹn beta
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc chẹn alpha

Vì sao bạn cần tập thể dục thường xuyên, đặc biệt khi mắc bệnh cao huyết áp?

Chăm chỉ rèn luyện thể chất là một thói quen tốt nên có nếu bạn muốn cải thiện thể trạng, tăng cường sức khỏe của bản thân. Không ít chuyên gia cho biết, tập thể dục khoảng 30–60 phút mỗi ngày đóng vai trò quan trọng trong lối sống lành mạnh. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu, người bị cao huyết áp sẽ có thể hạ tầm 5–8mmHg trong thời gian ngắn nếu kiên trì vận động cơ thể 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là phải duy trì thói quen này. Nếu bạn ngưng giữa chừng, chỉ số huyết áp có nguy cơ tăng lại.

Ngoài ra, với những người khỏe mạnh, hoạt động thể chất còn có khả năng giúp họ phòng ngừa nhiều loại vấn đề sức khỏe, bao gồm cao huyết áp, vì thường xuyên tập thể dục không chỉ đem lại lợi ích về mặt thể chất mà còn có cả mặt tinh thần. Đồng thời, quá trình trao đổi chất cũng được tăng cường nhờ sự vận động này. Từ đó, nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường hay tim mạch cũng giảm đáng kể.

Nếu trước nay, bạn không thường xuyên rèn luyện thể chất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về cường độ tập luyện giúp kiểm soát huyết áp. Bạn có thể bắt đầu tập luyện với cường độ thấp rồi từ từ tăng dần theo thời gian.

Một số bài tập có thể đem lại lợi ích sức khỏe cho người mắc bệnh tăng huyết áp, bao gồm:

  • Bơi lội
  • Đi bộ hoặc chạy bộ đoạn ngắn
  • Khiêu vũ
  • Đạp xe
  • Leo núi

Thuốc chẹn beta giao cảm ảnh hưởng đến việc tập thể dục như thế nào?

Một loại thuốc kê đơn thông dụng trong việc điều trị các bệnh tim mạch như đau tim, rối loạn nhịp tim… là thuốc chẹn beta giao cảm. Mục tiêu của loại thuốc này là làm chậm nhịp tim của người dùng. Nhờ đó, thuốc chẹn beta thường được áp dụng trong điều trị cao huyết áp.

Bởi vì thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim, nên một số người có thể đặt nghi vấn liệu thuốc chẹn beta giao cảm có ảnh hưởng đến việc tập thể dục không? Nếu có, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Thực tế, theo một số chuyên gia, sự ảnh hưởng của thuốc chẹn beta giao cảm và khả năng tập thể dục sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe lúc bấy giờ của người dùng. Để tìm hiểu kỹ hơn, trước hết bạn cần biết cơ chế hoạt động của loại thuốc này.

Thuốc chẹn beta giao cảm hoạt động như thế nào?

Cơ chế hoạt động của thuốc chẹn beta giao cảm là giảm bớt áp lực hoạt động ở cơ tim bằng cách làm chậm nhịp tim lại. Từ đó, cường độ áp lực lưu thông máu do tim tạo ra cũng như sự co thắt mao mạch trong cơ thể cũng giảm đi đáng kể. Một số ví dụ điển hình cho loại thuốc này bao gồm:

  • Propranolol (Inderal)
  • Metoprolol (Lopressor)
  • Atenolol (Tenormin)
  • Acebutolol (Sectral)
  • Bisoprolol (Zebeta)
  • Nadolol (Corgard)

Bên cạnh điều trị tăng huyết áp, bác sĩ còn kê đơn thuốc chẹn beta giao cảm cho người thuộc các trường hợp sau:

  • Đau thắt ngực, xảy ra khi nhu cầu oxy của tim tăng cao
  • Rối loạn nhịp tim, bao gồm nhịp tim nhanh bất thường và rung tâm nhĩ
  • Đau tim

Bạn có thể quan tâm: Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc chẹn beta.

Thuốc chẹn beta giao cảm và hoạt động thể chất

Một điểm tương đồng giữa việc tập thể dục và thuốc chẹn beta giao cảm là cả hai đều tác động tích cực đến tình trạng tăng huyết áp. Cụ thể hơn, cả hai biện pháp đều có khả năng làm giảm nhịp tim. Khi bạn chăm chỉ rèn luyện thể lực mỗi ngày, cùng lúc đó cơ tim cũng được vận động. Theo thời gian, hiệu suất hoạt động của cơ tim được cải thiện. Từ đó, cơ tim sẽ không cần phải đập nhiều như lúc trước, dẫn đến áp lực máu cũng sẽ giảm theo.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Gerald Fletcher, giáo sư Y khoa tại Phòng khám Mayo ở Jacksonville, Florida, bạn không thể thay thế hoàn toàn việc rèn luyện thể chất bằng thuốc chẹn beta. Bởi vì bên cạnh điều trị tăng huyết áp, tập thể dục còn đem lại nhiều ích lợi khác, ví dụ như đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể.

Mặt khác, bạn cũng cần lưu ý rằng dù hoạt động thể chất sẽ làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi, nhưng nó có khả năng làm tăng nhịp tim tạm thời khi bạn tập luyện. Nếu bạn đang dùng thuốc chẹn beta giao cảm, tình huống này có thể khiến cơ thể mâu thuẫn, dẫn đến tình trạng xuống sức và mệt mỏi nhanh chóng. Do đó, để hạn chế nguy cơ vấn đề trên phát sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cường độ tập thể dục phù hợp.

Kiểm soát cường độ tập luyện khi dùng thuốc nhằm tránh biến cố ngoài ý muốn

Theo nhiều chuyên gia từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, việc duy trì sự ổn định của nhịp tim rất quan trọng. Tập thể dục với cường độ cao có thể khiến số lần co bóp của cơ tim tạm thời tăng lên. Lúc này, việc rèn luyện thể chất không còn hiệu quả như mong muốn. Do đó, trước khi hoạt động thể chất, bạn nên tìm hiểu đối với cơ thể mình, tập luyện bao nhiêu là đủ.

Bạn có thể áp dụng hai cách dưới đây để theo dõi và kiểm soát cường độ tập luyện thể dục thể thao.

  • Nếu lấy nhịp tim làm tiêu chuẩn để xác định cường độ tập luyện, bạn có thể nhờ các bác sĩ hướng dẫn tìm hiểu về mục tiêu nhịp tim mà bạn cần hướng đến. Từ đó, họ sẽ có lời giải đáp cho mối băn khoăn này của bạn.
  • Một biện pháp khác đơn giản hơn là bạn chỉ cần đảm bảo bản thân không quá mệt mỏi sau khi tập thể dục.

Tổng kết

Rèn luyện thể chất và dùng thuốc chẹn beta giao cảm là hai biện pháp có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu kết hợp không đúng cách, chúng có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn. Do đó, bạn nên tham vấn cùng bác sĩ điều trị về cường độ tập luyện cũng như liều lượng thuốc sử dụng phù hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dị ứng nhựa, đừng coi thường!

(84)
Dị ứng nhựa là một phản ứng xảy ra với những protein nhất định được tìm thấy trong mủ của cây cao su – một dạng chất lỏng màu trắng đục. Dị ứng ... [xem thêm]

Đổ mồ hôi nhiều có tốt không?

(86)
Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ra mồ hôi quá nhiều là một chuyện khác. Vậy ra mồ hôi nhiều có tốt ... [xem thêm]

4 nhóm thực phẩm giúp hồi phục nhanh chóng sau phá thai

(54)
Giai đoạn hậu phá thai là thời điểm cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để phục hồi. Vậy sau khi phá thai nên ăn gì để bồi bổ sức khỏe, tránh suy ... [xem thêm]

7 loại bột protein giúp bạn xây dựng cơ bắp

(24)
Protein là chất không thể thiếu cho cơ bắp và cơ thể bạn. Việc sử dụng bột protein không những tiện lợi, nhanh chóng mà còn giúp bạn đáp ứng được đủ ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống để bé có cân nặng đúng chuẩn

(73)
Hạn chế calo và tập thể dục không phải là giải pháp hợp lý để tạo ra cân nặng đúng chuẩn cho bé. Hãy giúp bé thêm khỏe mạnh bằng cách tạo dựng một ... [xem thêm]

Chữa bệnh về cương dương ở đàn ông tuổi trung niên

(74)
Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên đời sống tình dục lại có thể rất rõ ràng. Mặc dù có ... [xem thêm]

Hậu quả của thiếu máu khi mang thai và sau khi sinh

(43)
Theo báo cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế Việt Nam, về tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng và cơ sở thực hiện tăng cường vi chất vào ... [xem thêm]

Biến chứng COPD: Những nguy hiểm khó lường và cách phòng ngừa

(50)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý ở phổi có thể tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN