Thừa hoặc thiếu cân có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo

(4.38) - 32 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chảy máu trong là bệnh gì?

Mọi thường thường hiểu rằng chảy máu trong nghĩa là chảy máu mà không thể nhìn thấy được ở bên ngoài cơ thể, chuyên viên y tế có xu hướng sử dụng thuật ngữ này để mô tả một cách chính xác hơn vị trí chảy máu bên trong cơ thể. Việc chảy máu trong có thể xảy ra trong các mô, các cơ quan hoặc trong các khoang của cơ thể bao gồm đầu, cột sống, ngực và bụng. Các khu vực khác có khả năng chảy máu trong bao gồm mắt, trong các mô lót tim, cơ bắp và các khớp. Bạn có thể dễ dàng nhận ra tình trạng chảy máu ngoài cơ thể. Nếu trên da có một vết rách, thủng hoặc bị mài mòn, máu có thể tuôn ra khỏi cơ thể. Da đầu và mặt là nơi có nhiều máu và rất dễ nhận ra nếu bị mất máu. Tuy nhiên, bạn khó mà xác định được khu vực bị chảy máu trong. Chảy máu trong không có các triệu chứng trong nhiều giờ sau khi bắt đầu chảy máu, các triệu chứng có thể chỉ xảy ra khi có sự mất máu đáng kể hoặc nếu một cục máu đông đã đủ lớn để nén một cơ quan trong cơ thể và ngăn không cho nó hoạt động.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chảy máu trong là gì?

Các triệu chứng của chảy máu trong phụ thuộc vào nơi chảy máu, lượng máu chảy và các cấu trúc cũng như chức năng trong cơ thể bị ảnh hưởng ra sao.

  • Chảy máu nội sọ do chấn thương hoặc từ chứng phình động mạch rò rỉ thường gây ra đau đớn nhưng cũng có thể dẫn đến các triệu chứng về chức năng thần kinh. Xuất huyết dưới màng não thường gây ra đau đầu và cứng cổ;
  • Chảy máu trong ổ bụng có thể không biểu hiện ra và chỉ xuất hiện cơn đau nhưng nếu mất quá nhiều máu, bệnh nhân có thể thấy yếu ớt, chóng mặt, khó thở, sốc và giảm huyết áp;
  • Máu lẫn trong nước tiểu có thể do xuất huyết nội bộ tại bất kỳ mạng lưới cơ quan nào ở trong đường tiết niệu, từ thận đến bàng quang. Nhiễm trùng bàng quang thường có liên quan đến máu trong nước tiểu nhưng các nguyên nhân khác, bao gồm cả ung thư bàng quang và thận, cần phải được xem xét dựa trên các triệu chứng cụ thể, tuổi của bệnh nhân và bệnh sử.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chảy máu trong?

Chảy máu thường xảy ra do chấn thương và tùy thuộc vào từng trường hợp, số lượng máu chảy có thể nhiều hay ít. Một số người có thể bị xuất huyết tự phát nhưng không nhất thiết liên quan đến bất kỳ chấn thương nào.

  • Chấn thương do ngã. Hầu hết mọi người hiểu rằng rơi từ độ cao hoặc bị tai nạn xe hơi có thể gây ra một áp lực lớn và gây chấn thương. Nếu áp lực mạnh, phần bên ngoài của cơ thể không nhất thiết bị hư hỏng mà cơ quan nội tạng mới là nơi bị chấn thương và chảy máu;
  • Chấn thương gia tốc. Chấn thương gia tốc có thể gây ra sự dịch chuyển các cơ quan trong cơ thể, làm đứt gãy các mạch máu vận chuyển máu đến các cơ quan và gây ra chảy máu, điều này thường là việc chảy máu nội sọ như máu tụ ngoài và dưới màng cứng cũng như dưới màng não;
  • Gãy xương. Chảy máu có thể xảy ra khi gãy xương. Xương chứa tủy xương, trong đó sản xuất ra huyết tương. Xương là nguồn cung cấp máu đáng kể, khi bị gãy xương, bạn sẽ bị mất máu rất nhiều;
  • Chảy máu sau phẫu thuật. Bất cứ khi nào bác sĩ tiến hành phẫu thuật các bộ phận bên trong cơ thể, việc chảy máu có khả năng trì hoãn ngay lập tức. Khi phẫu thuật gần kết thúc, các bác sĩ sẽ cố gắng kiểm soát việc máu chảy, điều này có thể được thực hiện bằng cách xác định và buộc các mạch máu bằng chỉ khâu, dùng kẹp hoặc nhíp để cầm máu. Bác sĩ có thể đốt điện các mạch máu để ngăn chảy máu, lúc này lượng máu chảy chỉ còn rất ít;
  • Chảy máu tự phát. Chảy máu trong có thể xảy ra một cách tự nhiên, đặc biệt là ở những người dùng thuốc chống đông hoặc người thừa hưởng chứng rối loạn máu được truyền từ bố mẹ;
  • Thuốc. Chảy máu trong ở đường tiêu hóa có thể được gây ra do tác dụng phụ của thuốc (thường xuyên nhất như ibuprofen và aspirin) và rượu.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh chảy máu trong?

Theo như khảo sát, số lượng người mắc phải tình trạng chảy máu có dấu hiệu tăng cao, đặc biệt trong trường hợp tai nạn giao thông. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh chảy máu trong?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong bao gồm:

  • Sử dụng thuốc lá;
  • Uống quá nhiều rượu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh chảy máu trong?

Bác sĩ sẽ tiến hành khám cho bạn, tập trung vào các khu vực của cơ thể, nơi chảy máu trong có thể xảy ra. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu không. Tuy nhiên, nếu chảy máu xảy ra nhanh chóng, chỉ số nồng độ hemoglobin ban đầu hoặc số lượng tế bào hồng cầu có thể ở mức bình thường. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hình ảnh để tìm nguồn chảy máu như CT-scan, MRI, nội soi, nội soi đại tràng, v.v.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chảy máu trong?

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sự ổn định và đảm bảo quy trình cấp cứu được thực hiện đầy đủ. Quy trình này bao gồm việc đảm bảo rằng bạn:

Việc điều trị dứt khoát bệnh chảy máu trong phụ thuộc vào nơi chảy máu, tình trạng cá nhân và sự ổn định. Các mục tiêu cơ bản bao gồm việc xác định, ngăn chặn nguồn chảy máu và sửa chữa bất kỳ thiệt hại nào mà chảy máu có thể gây ra.

Chế độ sinh hoạt phù hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chảy máu trong?

Nếu tình trạng chảy máu trong xảy ra quá nhiều và bạn dường như bị sốc thì cần gặp bác sĩ ngay. Bạn sẽ được đặt nằm ngửa và chân được nâng lên cao. Tuy nhiên, nếu chảy máu là do chấn thương và cổ có nguy cơ bị ảnh hưởng hoặc chấn thương cột sống thì bạn không nên di chuyển (trong hầu hết các trường hợp) cho đến khi nhân viên cấp cứu có mặt.

Nếu bạn có dấu hiệu đột quỵ thì phải được cấp cứu khẩn vì lúc này rất khó để xác định sự suy giảm các chức năng não là do chảy máu trong não hay vì nguồn cung cấp máu lên não giảm do mạch máu bị chặn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Bạn có biết làm thế nào để chữa chóng mặt hiệu quả?

(10)
Bên cạnh sử dụng thuốc kê đơn, bạn còn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như dinh dưỡng và các bài tập để hỗ trợ việc chữa chóng ... [xem thêm]

Biến chứng của loét dạ dày có nguy hiểm không?

(92)
Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị loét dạ dày, bạn cũng có thể áp dụng một số thói quen sống lành mạnh cũng như xây dựng chế độ ăn uống dinh ... [xem thêm]

Triệu chứng ốm nghén báo hiệu giới tính em bé?

(86)
Một số người tin rằng giới tính của em bé có thể được xác định thông qua dấu hiệu ốm nghén của các mẹ bầu trong thai kì.Hầu hết các thai phụ đều ... [xem thêm]

Nhóm thuốc NSAIDs: Sử dụng sao cho an toàn?

(42)
NSAIDs được xem là nhóm thuốc rất phổ biến với nhiều bệnh nhân trong điều trị các bệnh lý như cơ xương khớp, đau đầu, đau bụng hay hạ sốt… Hiểu rõ ... [xem thêm]

Một số bài tập thở cho người bệnh COPD bạn nên biết

(31)
Bệnh COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra các tình trạng khó khăn khi thở và có thể xấu dần đi theo thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể ... [xem thêm]

Liệu pháp nhận thức – hành vi: Sức mạnh của sự bày tỏ

(25)
Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) là một trong những loại tâm lý trị liệu. Người trị liệu sẽ trò chuyện về tình trạng bệnh ... [xem thêm]

Phụ nữ mang thai ăn tỏi có an toàn không?

(64)
Tỏi là một trong những loại gia vị rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai ăn tỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?Cùng tìm hiểu trong bài ... [xem thêm]

Hướng dẫn bạn cách luộc gà ngon nhất

(19)
Gà luộc là món ăn không chỉ thân thuộc mà còn vô cùng dinh dưỡng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách luộc gà ngon nhất để vừa đẹp mắt vừa có hàm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN