Nguyên nhân gì dẫn đến đau khuỷu tay?

(4.06) - 98 đánh giá

Khuỷu tay là bộ phận phải hoạt động hằng ngày trên cơ thể chúng ta. Đặc biệt, đối với những vận động viên hoặc người thường xuyên làm việc nặng bằng cơ tay sẽ dễ mắc phải triệu chứng đau khuỷu tay. Để có cách phòng tránh căn bệnh này, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu thông tin liên quan của chứng đau khớp khuỷu tay.

Các vấn đề ở khuỷu tay thường gặp

Có ít nhất 7 loại vấn đề khuỷu tay khác nhau thường gặp. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các triệu chứng và nguyên nhân gây đau khuỷu tay nhé!

#1. Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

Nguồn: en.wikipedia.org/wiki/Tennis_elbow

Một tên khác của viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là hội chứng tennis elbow, ảnh hưởng đến gân ở bên ngoài khuỷu tay. Chơi quần vợt hoặc làm việc trong một số ngành nghề sử dụng cùng một loại chuyển động có thể gây ra tình trạng này. Các ngành nghề thường bị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay gồm:

  • Đầu bếp
  • Họa sĩ
  • Thợ mộc
  • Công nhân xí nghiệp làm việc mà 1 động tác cổ tay lặp lại hàng ngày
  • Thợ ống nước

Căn bệnh này sẽ có những biểu hiện như đau khuỷu tay hoặc rát dọc theo bên ngoài. Bạn cũng có thể có cảm giác kẹt chặt. Những triệu chứng này thường được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, vật lý trị liệu hoặc sử dụng dây đeo hoặc nẹp cho khuỷu tay.

#2. Viêm mỏm trên lồi cầu trong

Nguồn: Mayo Clinic

Viêm mỏm trên lồi cầu trong ảnh hưởng đến các gân bên trong khuỷu tay và thường được gọi là hội chứng khuỷu tay gôn thủ (golfer’s elbow) và hội chứng “Little League elbow”. Các chuyển động ném lặp đi lặp lại được sử dụng trong bóng chày và động tác đánh golf là các nguyên nhân phổ biến gây ra viêm mỏm trên lồi cầu.

Viêm mỏm trên lồi cầu cũng có thể là do một chuyển động lặp đi lặp lại của cánh tay, chẳng hạn như nện búa mỗi ngày tại nơi làm việc. Rối loạn này có thể gây đau ở bên trong khuỷu tay. Vận động riêng cổ tay có thể gây đau khuỷu tay. Tình trạng này thường được cải thiện bằng phương pháp nghỉ ngơi và điều trị thông thường, chẳng hạn như chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin).

#3. Viêm bao hoạt dịch mỏm khuỷu

Nguồn: en.wikipedia.org/wiki/Olecranon_bursitis

Các tên thường gặp của viêm bao hoạt dịch mỏm khuỷu là hội chứng “student’s elbow”, “miner’s elbow” và “draftsman’s elbow”. Viêm bao hoạt dịch là viêm các túi dịch nhỏ giúp bảo vệ khớp. Viêm bao hoạt dịch mỏm khuỷu ảnh hưởng đến bao hoạt dịch bảo vệ đầu xương nhọn của khuỷu tay. Nó có thể do bị đánh vào khuỷu tay, dựa tỳ khuỷu tay trong một thời gian dài, nhiễm trùng hoặc bệnh lý như viêm khớp.

Các triệu chứng bao gồm sưng, đau khuỷu tay và dẫn đến khó vận động. Ửng đỏ và ấm có thể xảy ra trong trường hợp nhiễm trùng.

Thuốc và tấm lót khuỷu tay có thể dùng trong tình trạng này. Phẫu thuật có thể cần thiết trong trường hợp nặng và mãn tính.

#4. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp (OA) là một tình trạng ảnh hưởng đến sụn, một loại mô liên kết được tìm thấy trong các khớp. Thoái hóa khớp làm mô này bị mòn và hủy hoại. Thoái hóa khớp khuỷu có thể do chấn thương khuỷu làm mòn và rách sụn khớp.

Triệu chứng bao gồm:

  • Đau
  • Khó nghiêng khuỷu tay
  • Cảm giác kẹt trong khuỷu tay
  • Phát ra tiếng rít khi vận động
  • Sưng

Thoái hóa khớp thường được điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu. Phẫu thuật, bao gồm thay khớp, chỉ được lựa chọn trong những trường hợp nặng.

#5. Trật khớp hoặc gãy xương vùng khuỷu

Hình ảnh lâm sàng và X quang trật khớp khuỷu (Nguồn: www.joint-pain-expert.net/elbow-dislocation.html)

Một chấn thương ở khuỷu tay, chẳng hạn như té ngã khi cánh tay hoặc khuỷu tay dang ra, có thể gây trật khớp hoặc gãy xương. Trật khớp xảy ra khi xương di chuyển khỏi vị trí thông thường của nó. Gãy xương xảy ra khi xương có một vết nứt hoặc gãy.

Triệu chứng bao gồm:

  • Thay đổi hình dáng khuỷu tay, gây sưng tấy.
  • Đau khuỷu tay
  • Không thể vận động khớp

Bác sĩ có thể nắn khớp trở lại vị trí. Họ sẽ đặt khuỷu tay bị trật khớp hoặc gãy trong nẹp hoặc bó bột và cho bệnh nhân dùng thuốc để giảm đau và sưng. Vật lý trị liệu giúp phục hồi biên độ vận động sau khi lấy nẹp hoặc bột ra.

#6. Tổn thương dây chằng và bong gân

Các vấn đề dây chằng có thể xảy ra ở bất kỳ dây chằng nào nằm trong khớp khuỷu tay. Tổn thương dây chằng có thể do chấn thương hoặc lực tác động lặp đi lặp lại. Dây chằng có thể bị kéo căng, rách một phần hoặc rách hoàn toàn. Đôi khi, bạn sẽ nghe thấy tiếng bốp khi bị thương.

Triệu chứng bao gồm:

  • Đau khuỷu tay
  • Mất vững khớp
  • Sưng đỏ
  • Giới hạn biên độ vận động

Việc điều trị có thể bao gồm:

  • Nghỉ ngơi
  • Dùng các biện pháp để giảm đau như chườm đá
  • Nẹp khuỷu tay
  • Vật lý trị liệu

#7. Viêm xương sụn phát tán (Osteochondritis dissecans)

Nguồn: www.orthobullets.com/shoulder-and-elbow/3085/osteochondritis-dissecans-of-elbow

Còn được gọi là bệnh Panner, tình trạng này xảy ra khi các mảnh sụn và xương nhỏ bị bật ra khỏi khớp khuỷu. Nó thường là hậu quả của một chấn thương thể thao ở khuỷu tay và thường thấy nhất ở nam giới trẻ tuổi.

Bạn sẽ bị đau và đau nhói ở bên ngoài khuỷu tay, khó duỗi cánh tay và có cảm giác khớp bị mắc kẹt. Bạn có thể điều trị chấn thương này bằng cách cố định khớp khuỷu tay và vật lý trị liệu.

Các vấn đề về đau khuỷu tay được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán các vấn đề của đau khuỷu tay thông qua những phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng và bệnh sử
  • X-quang
  • CT scan
  • MRI
  • Điện cơ (EMG)
  • Sinh thiết màng bao hoạt dịch

Làm sao để điều trị các vấn đề của khuỷu tay?

Điều trị khác nhau tùy thuộc vào vấn đề khuỷu tay và các triệu chứng bạn gặp phải. Hầu hết các vấn đề khuỷu tay đều cần được điều trị bảo tồn. Phẫu thuật là phương sách cuối cùng nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Chườm đá
  • Nghỉ ngơi
  • Thuốc khám viêm không steroid (NSAIDs)
  • Vật lý trị liệu
  • Đeo băng bảo vệ hoặc cố định
  • Tiêm steroid
  • Miếng lót khuỷu tay

Làm sao để ngăn ngừa các vấn đề đau khuỷu tay?

Hầu hết các vấn đề khuỷu tay là hậu quả của chấn thương và hoạt động quá mức. Bạn có thể ngăn chặn chúng bằng cách:

  • Sửa chữa các kỹ thuật không đúng trong thể thao
  • Dùng đúng kích cỡ tay cầm khi sử dụng thiết bị thể thao
  • Sử dụng vợt được căng đúng
  • Khởi động làm ấm và kéo căng phù hợp
  • Sử dụng miếng lót khuỷu tay

Một điều quan trọng khác là bạn phải nghỉ giải lao giữa các lần hoạt động lặp đi lặp lại. Thực hiện các bài tập thể dục có thể giúp tăng cường các cơ xung quanh khớp khuỷu tay. Nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và khuyến nghị.

Bạn nên làm gì khi có vấn đề ở khuỷu tay?

Tìm kiếm chăm sóc cấp cứu nếu bạn có:

  • Một biến dạng rõ ràng ở khuỷu tay
  • Xương lồi ra

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu có

  • Đau nhiều, sưng và bầm tím xung quanh khớp
  • Khó khăn khi vận động khuỷu tay bình thường, sử dụng cánh tay hoặc xoay cánh tay của bạn từ lòng bàn tay ngửa đến lòng bàn tay sấp và ngược lại.

Sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ nếu bạn có biểu hiện như sau:

  • Đau khuỷu tay không cải thiện sau khi chăm sóc tại nhà
  • Cơn đau xảy ra ngay cả khi bạn không sử dụng cánh tay
  • Tăng triệu chứng tấy đỏ, sưng hoặc đau ở vùng bị thương

Tự chăm sóc

Hầu hết các cơn đau khuỷu tay được cải thiện với phương pháp điều trị tại nhà đơn giản, chẳng hạn như:

  • Bảo vệ: Giữ cho vùng đó không bị thương thêm
  • Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động gây thương tích
  • Chườm đá: Đặt một túi nước đá vào vùng bị đau trong 15 đến 20 phút ba lần một ngày
  • Băng ép: Sử dụng băng ép để giảm sưng
  • Nâng cao chi: Giữ cánh tay của bạn lên cao để giúp giảm sưng
Nếu bạn vẫn còn đang đắng đo về địa điểm điều trị đau khuỷu tay hiệu quả, phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống sẽ là một sự lựa chọn khiến bạn cảm thấy hài lòng. Phòng khám ACC là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc điều trị các bệnh về cơ xương khớp tại Việt Nam hiện nay. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ tại ACC luôn tâm niệm lấy người bệnh làm gốc, sử dụng những phương pháp an toàn và tối tân từ nhất từ Hoa Kỳ để trị liệu cho mỗi bệnh nhân.
Để có được sự tư vấn tốt nhất, hãy đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa nước ngoài ngay tại đây hoặc liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC:
Hotline: 028 3939 3930Website: https://acc.vnFanpage: fb.com/PhongKhamACC

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Đau vai: Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
  • Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai: căn bệnh ít người biết rõ
  • Giảm đau vai cổ trong tầm tay với 2 dạng bài tập đơn giản sau
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tại sao bạn không nên nhìn mặt trời trực tiếp?

(65)
Đôi kính mát không chỉ khiến bạn trông “ngầu” hơn mà còn giúp bảo vệ đôi mắt khi nhìn mặt trời trực tiếp. Những tia sáng mặt trời chỉ cần rọi ... [xem thêm]

Ung thư vú dạng viêm (IBC)

(70)
Ung thư vú dạng viêm là một loại bệnh ung thư vú hiếm gặp và có xu hướng diễn biến xấu. Triệu chứng của nó là vú bị sưng đỏ, căng và sưng phù. Tại ... [xem thêm]

Xâm hại tình dục: Nỗi đau không của riêng ai

(13)
Mỗi khi một câu chuyện xâm hại tình dục lan truyền trên mạng xã hội, không chỉ nạn nhân mà cả những người xung quanh cũng cảm thấy đau đớn và phẫn nộ ... [xem thêm]

Top thực phẩm vàng cho làn da sáng khỏe

(99)
Bên cạnh yếu tố di truyền và phương cách chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quyết định của làn da sáng khỏe. Hello Bacsi giới thiệu đến bạn ... [xem thêm]

Lây nhiễm lao tại nơi làm việc

(79)
Bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng lao như thế nào? Điều quan trọng là nắm rõ bệnh nhân nào có thể mắc bệnh lao. Khi bệnh nhân ho, những giọt nhỏ ... [xem thêm]

Thêm lí do để bố mẹ chăm cho con tắm nắng

(88)
Các bác sĩ thường khuyên bố mẹ cho bé sơ sinh đến trước 2 tuổi tắm nắng để cơ thể bổ sung vitamin D được tổng hợp từ nắng. Bạn có biết, trẻ em bị ... [xem thêm]

Hướng dẫn đi khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ

(87)
Bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực sản phụ khoa và điều trị vô sinh hiếm muộn của cả nước. Do đó, mỗi ngày bệnh viện đón ... [xem thêm]

Cách phá thai an toàn và những điều cần lưu ý

(33)
Việc lựa chọn các cách phá thai an toàn không những giúp chị em đảm bảo được sức khỏe mà còn có thể trấn an tâm lý trước quyết định quan trọng.Phá ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN