Tảo bẹ là thảo dược gì?

(4.23) - 17 đánh giá

Tên thông thường: tảo bẹ, Alga Noruega o Nudosa, Algue Laminaire, Ascophylle Noueuse, Ascophyllum nodosum, Atlantic Kelp, Black Tang, Bladder Fucus, Bladder Wrack, Blasentang, Chêne Marin, Cutweed, Fucus, Fucus Vésiculeux, Fucus vesiculosis, Goémon, Kelp, Kelpware, Kelp-Ware, Knotted Wrack, Laitue de Mer, Laitue Marine, Laminaire, Marine Oak, Meereiche, Norwegian Seaweed, Quercus Marina, Rockweed, Rockwrack, Schweintang, Sea Kelp, Seawrack, Tang, Varech, Varech Vésiculeux

Tên khoa học: Fucus vesiculosus

Tác dụng

Tảo bẹ dùng để làm gì?

Tảo bẹ là một loại rong biển. Tảo bẹ thường được sử dụng điều trị các vấn đề như:

  • Béo phì;
  • Các vấn đề về tuyến giáp;
  • Tuyến giáp quá cỡ (bướu cổ);
  • Thiếu iốt;
  • Viêm khớp;
  • Thấp khớp;
  • Xơ cứng động mạch;
  • Các vấn đề về tiêu hóa;
  • Dùng để lọc máu;
  • Táo bón;
  • Đau khớp;
  • Ợ nóng;
  • Viêm khí quản;
  • Bệnh khí phổi;
  • Rối loạn đường tiết niệu;
  • Chứng lo lắng.

Một số người bôi tảo bẹ lên da để điều trị các bệnh về da, bỏng, lão hóa da và côn trùng cắn.

Cơ chế hoạt động của tảo bẹ là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tảo bẹ. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy rằng:

  • Tảo bẹ có chứa iốt, được sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị một số chứng rối loạn tuyến giáp;
  • Tảo bẹ cũng chứa algin, có thể hoạt động như thuốc nhuận tràng.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của tảo bẹ là gì?

Liều dùng của tảo bẹ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Tảo bẹ có thể không an toàn. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của tảo bẹ là gì?

Tảo bẹ được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 580mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng tảo bẹ?

Sử dụng tảo bẹ có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Các vấn đề về tuyến giáp;
  • Ung thư tuyến giáp.

Không phải ai cũng trải qua những phản ứng phụ này. Có thể có một số tác dụng phụ không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng tảo bẹ, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn nên cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng tảo bẹ.

Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú. Bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của tảo bẹ hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ chứng dị ứng nào khác, như dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng tảo bẹ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của tảo bẹ như thế nào?

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng tảo bẹ vì sử dụng tảo bẹ không an toàn cho nhóm đối tượng này.

Tương tác

Tảo bẹ có thể tương tác với những gì?

Tảo bẹ có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng tảo bẹ.

Các điều kiện sức khỏe có thể tương tác với thảo dược này, bao gồm:

  • Rối loạn máu;
  • Vô sinh;
  • Dị ứng với iốt;
  • Phẫu thuật;
  • Các vấn đề về tuyến giáp như cường giáp trạng (quá nhiều hormone tuyến giáp) hoặc suy giáp (quá ít hormone tuyến giáp);

Các loại thuốc có thể tương tác với thảo dược này bao gồm:

  • Các thuốc kháng giáp bao gồm methadazol (Methimazole®), methimazole (Tapazole®), kali iodide (Thyro-Block®);
  • Các thuốc kháng đông/thuốc chống kết tập tiểu cầu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®), ibuprofen (Advil®, Motrin, các loại khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, các loại khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®) Heparin, warfarin (Coumadin®) và những thuốc khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cocillana là thảo dược gì?

(41)
Tìm hiểu chungCocillana dùng để làm gì?Cocillana là một loại thảo mộc. Vỏ cây được sử dụng để làm thuốc. Cocillana là một thành phần trong một số loại ... [xem thêm]

Bạc hà băng là thảo dược gì?

(50)
Tên thông thường: Pennyroyal, squawmint, mosquito plant, and pudding grass.Tên khoa học : Hedeoma pulegioides, Mentha pulegiumTìm hiểu chungBạc hà băng dùng để làm gì?Bạc hà ... [xem thêm]

Bạch đàn là thảo dược gì?

(25)
Tên thông thường: Bạch đànTên khoa học : EucalyptusTìm hiểu chungBạch đàn dùng để làm gì?Lá bạch đàn được sử dụng để điều trị:Nhiễm trùngSốtĐau ... [xem thêm]

Abuta là thảo dược gì?

(23)
Tên thông thường: Bejunco de Cerca, Butua, Cissampelos pareira, False Pareira, Feuille de Velous, Herbe des Sages-Femmes, Menispermaceae, Pareira, Patacon, Patha, Velvetleaf, Vigne Maronne, ... [xem thêm]

Huyết kiệt có tác dụng gì?

(62)
Tìm hiểu chungHuyết kiệt dùng để làm gì?Huyết kiệt là nhựa đỏ được lấy từ trái của cây daemonorops draco. Huyết kiệt được biết đến như một phương ... [xem thêm]

Thường xuân Bắc Mỹ là thảo dược gì?

(27)
Tên thông thường: American Woodbine, Creeper, Enamorada del Muro, Enredadera de VirginiaTên khoa học: Parthenocissus quinquefoliaTác dụngThường xuân Bắc Mỹ dùng để làm ... [xem thêm]

Nụ vàng là thảo dược gì?

(68)
Tên thông thường: nụ vàngTên khoa học: trollius europaeusTìm hiểu chungNụ vàng dùng để làm gì?Nụ vàng là một loại thảo mộc, toàn bộ cây nụ vàng tươi ... [xem thêm]

Tinh thảo

(91)
Tìm hiểu chungTinh thảo dùng để làm gì?Người ta dùng cây tinh thảo cho bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa, dạ dày và các vấn đề đường ruột; rối loạn máu; ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN