Siêu âm bơm nước buồng tử cung

(3.68) - 83 đánh giá

Siêu âm bơm nước buồng tử cung là gì?

Siêu âm bơm nước buồng tử cung là kỹ thuật bơm nước từ cổ tử cung vào tử cung, và siêu âm để quan sát hình ảnh của buồng tử cung. Dịch sẽ giúp quan sát bên trong tử cung một cách chi tiết hơn khi siêu âm không dùng nước. Thủ thuật này có thể được thực hiện trong phòng mạch bác sĩ, bệnh viện, hoặc phòng khám. Thường chỉ mất 15 phút để thực hiện thủ thuật.

Tại sao phải siêu âm bơm nước buồng tử cung?

Siêu âm bơm nước buồng tử cung có thể được sử dụng để tìm ra những nguyên nhân của nhiều bệnh lý, bao gồm xuất huyết tử cung, vô sinh, và sẩy thai liên tiếp. Thủ thuật có thể được chỉ định cho những phụ nữ có kết quả siêu âm bình thường nhưng vẫn xuất hiện triệu chứng bệnh. Thủ thuật có thể phát hiện những vấn đề sau:

  • Khối tăng sinh bất thường trong tử cung như u xơ tử cung và polyp
  • Sẹo nội mạc tử cung
  • Hình dạng tử cung bất thường

Siêu âm bơm nước buồng tử cung còn được thực hiện trước và sau một vài thủ thuật ngoại khoa.

Khi nào nên siêu âm bơm nước buồng tử cung?

Thủ thuật sẽ được chỉ định để thực hiện vào thời gian bạn không hành kinh. Nếu bạn đang hành kinh, kết quả sẽ không rõ ràng. Thời gian thực hiện sẽ được hoãn lại cho đến khi bạn hết hành kinh. Thủ thuật sẽ không được thực hiện nếu bạn đang hoặc có thể đang mang thai, hoặc nếu bạn đang bị nhiễm trùng sinh dục, hoặc bệnh viêm vùng chậu. Bạn sẽ được thử nước tiểu để chắc chắn bạn không mang thai.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện thủ thuật?

Siêu âm bơm nước buồng tử cung được thực hiện khi bàng quang của bạn rỗng. Bạn sẽ được yêu cầu cởi bỏ quần áo từ thắt lưng trở xuống và nằm trên bàn khám. Bác sĩ của bạn có thể sẽ khám phụ khoa bạn để kiểm tra bạn có đang bị đau không. Trong vài trường hợp, bạn sẽ được cho dùng kháng sinh.

Siêu âm bơm nước buồng tử cung được thực hiện như thế nào?

Siêu âm bơm nước buồng tử cung có hai giai đoạn. Trước tiên là siêu âm qua âm đạo. Tiếp theo, dịch được bơm vào tử cung qua cổ tử cung, rồi sau đó thực hiện siêu âm.

  • Trong siêu âm qua âm đạo, đầu dò siêu âm – một thiết bị cầm tay mỏng – được đặt vào âm đạo. Thiết bị phát ra sóng âm, tạo ra những hình ảnh của nội tạng. Các hình ảnh này được quan sát trên màn hình.
  • Sau khi siêu âm âm đạo, đầu dò siêu âm sẽ được tháo ra. Một mỏ vịt được đặt vào âm đạo. Nó giúp nong âm đạo. Bác sĩ sẽ dùng tăm bông để làm sạch cổ tử cung.
  • Sau đó, một ống nhỏ gọi là catheter được đặt vào âm đạo. Nó được cố định ở phần mở ra của cổ tử cung hoặc trong khoang tử cung. Mỏ vịt sẽ được lấy ra.
  • Đầu dò siêu âm được đặt vào âm đạo. Một dịch vô khuẩn được đưa qua catheter. Bạn sẽ có thể cảm thấy co thắt khi dòng dịch chạy vào tử cung. Siêu âm qua thành bụng có thể được kết hợp sử dụng khi dịch được đưa vào tử cung. Với phương pháp này, đầu dò siêu âm sẽ di chuyển trên thành bụng.
  • Khi buồng tử cung đã đầy dịch, các hình ảnh siêu âm của nội mạc tử cung và bên trong tử cung sẽ xuất hiện.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi thực hiện thủ thuật?

Hầu hết mọi phụ nữ sẽ có thể đi về ngay và có thể thực hiện các công việc thường ngày. Một vài triệu chứng sau có thể xảy ra sau khi thực hiện thủ thuật:

  • Đau thắt
  • Xuất huyết
  • Rỉ nước

Các biến chứng liên quan đến thủ thuật?

Thủ thuật này an toàn, nhưng vẫn có nguy cơ nhỏ có thể dẫn đến viêm vùng chậu. Gọi ngay cho bác sĩ của bạn nếu bạn xuất hiện các triệu chứng:

  • Đau hoặc sốt một hoặc hai ngày sau khi đi về
  • Thay đổi tính chất và lượng dịch âm đạo

Các biện phương pháp thăm khám khác ngoài siêu âm bơm nước buồng tử cung?

Có những phương pháp khác ngoài siêu âm bơm nước cổ tử cung để chẩn đoán bệnh liên quan đến tử cung:

  • Chụp cản quang tử cung vòi trứng- Thủ thuật dùng tia X, sử dụng để quan sát bên trong tử cung và ống dẫn trứng có thể cho thấy liệu ống dẫn trứng có bị tắc hay không. Tia phóng xạ được sử dụng kết hợp với dịch chứa thuốc nhuộm. Một vài phụ nữ có thể bị dị ứng với thuốc nhuộm.
  • Nội soi buồng tử cung- Một thiết bị mỏng, dẫn quang có gắn một camera nhỏ ở đầu- ống nội soi – sẽ được đặt vào âm đạo và đi qua cổ tử cung để quan sát bên trong tử cung. Không như siêu âm bơm nước buồng trứng, thủ thuật này yêu cầu sử dụng thuốc mê toàn thân hoặc thuốc tê vùng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)- Phương pháp này được sử dụng để quan sát các tạng trong cơ thể, nhưng nó không thể cho thấy phần bên trong của tử cung rõ như siêu âm bơm nước buồng tử cung được.

Giải thích thuật ngữ

  • Bệnh viêm vùng chậu : Một nhiễm trùng tử cung, vòi trứng và các tạng trong vùng chậu.
  • Chụp cản quang tử cung vòi trứng : Một thủ thuật đặc biệt dùng tia X, kết hợp sử dụng một lượng dịch nhỏ đưa vào tử cung và vòi trứng để phát hiện những thay đổi trong kích cỡ và hình dáng bất thường hoặc để xem vòi trứng có bị tắc hay không.
  • Cổ tử cung : Phần mở ra của tử cung vào phần trên của âm đạo.
  • Gây mê toàn thân : Sử dụng thuốc để đưa bạn vào trạng thái ngủ và giúp bạn không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật.
  • Gây tê vùng : Sử dụng thuốc để gây tê tại một số vùng nhất định trên cơ thể.
  • Khám phụ khoa: Thủ thuật thăm khám cơ quan sinh dục nữ.
  • Mỏ vịt: Một dụng cụ giúp nong âm đạo.
  • Nội soi buồng tử cung : Một thủ thuật sử dụng một thiết bị dẫn quang mảnh, gọi là ống nội soi, đặt vào tử cung qua cổ tử cung để quan sát bên trong tử cung hoặc để phẫu thuật.
  • Ống dẫn trứng : Ống giúp đưa trứng từ buồng trứng đến tử cung.
  • Polyp : Khối u lành tính phát triển từ lớp biểu mô của một tạng, ví dụ như nội mạc tử cung.
  • Siêu âm qua âm đạ o: Một phương pháp siêu âm mà đầu dò được thiết kế đặc biệt để đặt vào âm đạo.
  • Siêu âm qua thành bụng : Một phương pháp siêu âm mà đầu dò được di chuyển trên thành bụng.
  • Siêu âm : Một xét nghiệm dùng sóng âm quan sát các tạng trong cơ thể.
  • Thuốc kháng sinh : thuốc điều trị nhiễm trùng.
  • Tử cung : Một tạng cơ nằm trong vùng chậu của phụ nữ giúp chứa và nuôi dưỡng phôi thai trong suốt thai kì.
  • U xơ tử cung : Khối u lành xuất phát từ phần cơ của tử cung.

Nếu có bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với bác sĩ sản phụ khoa của bạn

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/Sonohysterography

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Minh Hòa - BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những dấu hiệu khi chuẩn bị chuyển dạ

(42)
Điều gì xảy ra khi chuẩn bị chuyển dạ? Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung mở ra (giãn nở). Tử cung, trong đó có cơ, co thắt đều đặn. Khi tử cung co ... [xem thêm]

Thuốc tiêm tránh thai có tác dụng thế nào và ai không nên sử dụng?

(85)
Depo-provera là gì? Depo-provera (medroxyprogesterone acetate) là thuốc tránh thai dạng tiêm, với mỗi liều có hiệu quả ngừa thai trong vòng 3 tháng. Depo-provera là thuốc ... [xem thêm]

Bài 36 – Bác sĩ ơi, tại sao, thế nào, khi nào?…

(53)
Các dấu hiệu của mới có thai là gì? Hay gặp nhất là trễ kinh. Ngoài ra còn có thể gặp các dấu hiệu như: mệt mỏi, căng ngực, mắc tiểu liên tục, ... [xem thêm]

Bài 19 – Đa thai

(83)
Thi thoảng, có đôi vợ chồng trẻ đến khám và bày tỏ nguyện vọng dễ thương “em thích sanh đôi, hai đứa giống nhau nhìn…thật thích!”. Những người “ít ... [xem thêm]

Bài 58: Mất ngủ trong thai kỳ

(42)
Có mẹ nào đang bị mất ngủ khi mang thai hành hạ không? Chắc là mệt lắm, ban ngày căng thẳng, stress, lo đủ chuyện trời trăng mây nước, đêm nằm xuống chỉ ... [xem thêm]

Sa niệu dục – điều trị sa niệu dục

(67)
Sa niệu dục xảy ra do tình trạng suy yếu của hệ thống cơ-dây chằng nâng đỡ các cơ quan trong khung xương chậu (vùng chậu) của người phụ nữ. Kết quả là ... [xem thêm]

Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng

(99)
Triệt sản là gì? Triệt sản là một phương pháp tránh thai vĩnh viễn. Đây là dạng tránh thai phổ biến nhất trên thế giới. Thủ thuật triệt sản dành cho nữ ... [xem thêm]

Điều trị progesterone để ngừa sinh non

(32)
Sinh non là sinh trước tuần 37 của thai kỳ, trẻ sinh non cần nằm viện lâu hơn và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn những trẻ sinh đủ tháng (trẻ được sinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN