Bài 58: Mất ngủ trong thai kỳ

(3.6) - 42 đánh giá

Có mẹ nào đang bị mất ngủ khi mang thai hành hạ không? Chắc là mệt lắm, ban ngày căng thẳng, stress, lo đủ chuyện trời trăng mây nước, đêm nằm xuống chỉ muốn ngủ một giấc thật ngon. Vậy mà, cứ trằn trọc, rồi đi tiểu, rồi khát nước, rồi đau lưng, rồi bực mình cái ông bên cạnh cứ ngáy đều đều, đúng không?

Xem thêm bài: Ngủ trong thời gian mang thai

Bạn nghĩ lại xem, bạn có rơi vào mấy tình trạng này không

  • Khó vào giấc ngủ.
  • Cứ phải thức giấc nhiều lần trong đêm.
  • Đi vệ sinh xong không thể ngủ lại được.
  • Sáng thức dậy chẳng thấy khỏe tí nào mà còn mệt mỏi hơn.
  • Tệ hơn nữa, giấc ngủ cứ chập chờn, mơ những giấc mơ kỳ lạ, sợ hãi.

Nếu có, bạn bớt sợ đi, bạn không phải trường hợp duy nhất, nan y khó chữa gì đâu.

Ngủ không đủ giấc, khó ngủ khi có bầu có nhiều nguyên nhân lắm

  • Cái bụng to nặng nề.
  • Đau lưng.
  • Ợ nóng, cảm giác đau rát ngực và họng.
  • Mắc tiểu nhiều lần trong đêm.
  • Lo lắng.
  • Cứ nghĩ về đứa trẻ trong bụng.
  • Thay đổi nội tiết tố.

Vv… kể đến 0h khuya nay chắc chưa hết.

Vài cách cải thiện giấc ngủ

Đi thẳng vào vấn đề, mình hiến kế cho bạn vài cách cải thiện giấc ngủ nha:

  • Thiết lập giờ ngủ và tuân thủ ngủ đúng giờ, thức dậy đúng giờ.
  • Thử nằm tư thế khác. Mẹ bầu nào cũng truyền tai nhau PHẢI NẰM NGHIÊNG TRÁI! Đúng, mình cũng biết nằm nghiêng trái giúp máu về tim tốt hơn, nhưng mà nằm đến tê tay chân, đau nhức toàn thân thì thôi chịu. Nằm kiểu gì mà bạn ngủ được là tốt nhất, vậy thôi.
  • Trước khi đi ngủ tắm nước ấm, kiếm người rảnh rảnh massage (mát – xa) nhẹ nhàng.
  • Phòng ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, để máy lạnh nhiệt độ bạn thích, mở nhạc êm dịu, nhẹ nhàng. Phòng ngủ chỉ để ngủ, đừng mang ti vi, máy tính… vào phòng ngủ.
  • Tìm hiểu những kỹ thuật hít thở, thư giãn.
  • Nằm hoài không ngủ được đừng cáu, ngồi dậy, đọc sách (mình sắp ra sách cho bạn đọc ấy), ăn nhẹ, uống một ít sữa ấm (một ít thôi nha).
  • Ban ngày cố gắng vận động, đừng nằm một chỗ suốt ngày. Nếu được, tập thể dục 30 phút/ngày với bài tập cho mẹ bầu.
  • Giấc ngủ ngắn ban ngày cũng tốt, nhưng nếu khó ngủ buổi tối, bạn hãy giảm thời lượng ngủ ngày, đừng dậy quá muộn.
  • Xem lại chế độ ăn uống ban ngày: trà (đặc biệt là trà xanh), cà phê, thức uống có caffein, chocolate… Nên hạn chế mấy thứ này buổi chiều tối.
  • Uống đủ nước ban ngày, giảm lượng nước gần giờ đi ngủ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

  • Cứ buồn bã, lo lắng suốt ngày này qua ngày nọ.
  • Không tha thiết làm gì, cứ muốn nằm hoài một chỗ, và… khóc hoài.
  • Ăn không được, hoặc ngược lại ăn quá nhiều.
  • Thấy bản thân quá tệ và vô dụng.
  • Suy nghĩ tiêu cực, cứ nghĩ chuyện xấu trong đầu, không thoát ra được.
  • Bạn có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản nên đi khám để bác sĩ điều trị.

Quan trọng nhất đây, không có sách vở nào kêu bà bầu ngủ nhiều thiệt nhiều đâu nha. Người trưởng thành cần ngủ 7 – 9 giờ mỗi ngày. Nếu bạn ngủ trưa từ 11 giờ đến 16 giờ thì ôi thôi, quá nửa thời lượng rồi đó.

Bạn tuyệt đối đừng tự mua thuốc uống. Chỉ có bác sĩ mới biết thuốc nào an toàn cho bạn và em bé, thị trường có nhiều loại thuốc trị mất ngủ và gây hại cho bé lắm, mình thành thật khuyên bạn đừng chủ quan.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1881803478582894

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thị Hoa - BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lựa chọn mang thai: Nuôi con, cho nhận con nuôi, và phá thai

(64)
Tôi nên làm gì khi biết mình đang có thai? Có ba lựa chọn dành cho bạn nếu bạn đang có thai: Sinh và nuôi em bé Sinh em bé và gửi em bé làm con nuôi Chấm dứt thai ... [xem thêm]

Bài 4 – Khi cuộc sống không như ta mong đợi

(69)
Khi lên kế hoạch có thai, ngoài việc chuẩn bị tinh thần và thể chất, bạn cần trang bị một số kiến thức cơ bản. Và nói thật, bạn cần chuẩn bị tâm lý ... [xem thêm]

Tiểu không tự chủ

(75)
Thế nào là tiểu không tự chủ? Sự rò rỉ nước tiểu được gọi là tiểu không tự chủ. Một vài phụ nữ bị rò nước tiểu với số lượng ít. Những ... [xem thêm]

8 điều cơ bản về u nang buồng trứng dành cho cộng đồng

(63)
U nang buồng trứng là gì? Là một túi chứa dịch hay mô khác, được hình thành từ bên trong hay trên bề mặt buồng trứng. U nang buồng trứng rất thường gặp. ... [xem thêm]

Những thay đổi ngoài da ở phụ nữ có thai

(100)
Những thay đổi thường gặp ở da khi mang thai? Nhiều phụ nữ cảm thấy sự thay đổi ở hệ da, móng và lông khi mang thai. Một vài thay đổi phổ biến bao gồm: ... [xem thêm]

Bài 22 – Những biểu hiện của stress khi mang thai và sau sanh

(75)
Stress hiểu một cách đơn giản nhất trong bài này là tình trạng căng thẳng về tâm lý trước một tình trạng, áp lực nào đó, cụ thể bây giờ là có thai. ... [xem thêm]

Xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước sinh

(38)
Xét nghiệm di truyền trước sinh cung cấp bố mẹ thông tin liệu thai nhi có mắc rối loạn di truyền hay không Rối loạn di truyền là gì? Rối loạn di truyền xảy ... [xem thêm]

Tập thể dục trong thai kì

(35)
Liệu có an toàn khi tập thể dục lúc mang thai? Nếu như bạn có sức khỏe tốt và quá trình mang thai bình thường thì việc tiếp tục hoặc bắt đầu hoạt động ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN