Phân biệt kem chống nắng vật lý, hóa học và cách sử dụng đúng

(3.79) - 38 đánh giá

Khi nhắc đến việc lựa chọn kem chống nắng, chúng ta đa phần không để ý nhiều đến loại kem chống nắng mà chúng ta mua, miễn có chỉ số SPF đủ cao là được. Tuy nhiên, mỗi loại kem chống nắng chắc chắn luôn có sự khác biệt và “sinh ra” là dành cho một loại da nào đó, có thể phù hợp với bạn hoặc không. Các cách phân biệt kem chống nắng dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ làn da tối ưu nhất.

Mặc dù so với việc không dùng thì có sử dụng kem chống nắng vẫn hơn, nhưng việc biết phân biệt kem chống nắng và chọn đúng sản phẩm chính là cách bảo vệ tốt nhất cho làn da quý giá của bạn khỏi các loại bệnh về da, lão hóa da hay thậm chí là ung thư da.

Kem chống nắng được chia làm 2 loại phổ biến nhất: vật lý và hóa học.

1. Cách phân biệt kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng vật lý

Đặc điểm nhận dạng:

Là loại kem chống nắng được điều chế từ các thành phần khoáng chất tự nhiên, khi thoa sẽ có một lớp kem trắng trên da đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ với khả năng phản xạ, phát tán tia UV khiến chúng không thể xuyên qua da.

Thành phần kem chống nắng vật lý thường có: zinc oxide, titanium dioxide

Ưu điểm:

  • Lành tính, ít gây kích ứng, bảo vệ da bền vững.
  • Có thể ra đường ngay sau khi thoa.

Nhược điểm:

Gây bí da, dễ bóng nhờn, dễ để lại vệt trắng nhem nhuốc, lớp kem chỉ nằm trên bề mặt nên khiến da trắng bạch mất thẩm mỹ.

Phân biệt kem chống nắng hóa học

Đặc điểm nhận dạng:

Được điều chế từ những thành phần hóa học, thay vì phản xạ lại tia UV trước khi chúng tiếp xúc da như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ các tia UV này và phân hủy, xử lý trước khi chúng gây nguy hại cho da.

Thành phần kem chống nắng hóa học thường có: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…

Với các thành phần trong kem chống nắng hóa học, bạn cần đọc cẩn thận xem sản phẩm có chứa các chất gây kích ứng cho bạn hay không.

Mẹo nhanh để phân biệt kem chống nắng: nếu không có zinc oxide và titanium dioxide thì đích thị đó là kem chống nắng hóa học.

Ưu điểm:

Thấm nhanh vào da, khô thoáng, không gây bóng dầu, không để lại lớp màu trên da.

Nhược điểm:

Sau khi thoa kem chống nắng, cần chờ 15 – 20 phút cho kem hấp thụ vào da rồi mới có thể ra ngoài trời.

Thường xuyên thoa lại sau 2 – 3 tiếng nếu làm việc, vui chơi ngoài trời vì chúng không bền vững trên da khi tiếp xúc ánh nắng.

Kem chống nắng vật lý lai hóa học

Nắm bắt được ưu và nhược điểm của cả hai dạng kem chống nắng vật lý và hóa học mà dạng “con lai” của chúng đã ra đời. Như vậy bạn không cần đau đầu phân biệt kem chống nắng trước khi mua nữa.

Các dòng sản phẩm chống nắng lai vật lý và hóa học này đều có chứa các thành phần hóa học và khoáng chất tự nhiên bảo vệ da khỏi tia UV.

Ngoài ra, với dạng kem chống nắng lai này, bạn hoàn toàn có thể thừa hưởng các “tinh hoa” vốn có của cả hai dạng: thấm nhanh, không gây bết dính, nặng mặt, ít để lại màng trắng, ít gây kích ứng cho da.

Cách chọn đúng loại sau khi phân biệt kem chống nắng

1. Kem chống nắng hóa học là lựa chọn tốt nhất trước khi bạn make – up

Với khả năng thấm nhanh vào da và không để lại “vết tích” sau khi thoa, kem chống nắng hóa học là sự lựa chọn bảo vệ da tuyệt vời cho bạn trước khi bắt đầu các bước trang điểm.

Trên thực tế, hiện nay các dòng mỹ phẩm đều có chỉ số SPF chống nắng từ thấp đến cao để bạn có thể đa dạng sự chọn lựa. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, làn da, đặc biệt da mặt, cần được bảo vệ phổ rộng (chống lại tia UVA, UVB) thay vì chỉ có chỉ số SPF chống lại tia UVB trong mỹ phẩm.

Kem chống nắng vật lý lai hóa học là một lựa chọn thay thế cho bạn nếu da nhạy cảm dễ kích ứng.

Gợi ý thêm cho bạn: “thủ sẵn” một loại phấn phủ có chỉ số SPF 15 – 20 để có thể touch up lại (dặm phấn) nếu da bạn dễ tiết dầu nhờn và mồ hôi, không cần phải thoa lại kem chống nắng rất phiền phức.

2. Kem chống nắng vật lý sẽ tốt hơn với người dễ bị ửng đỏ da khi gặp nắng nóng

Bạn có hay bị nổi các nốt ửng đỏ hai bên má hay thậm chí cả gương mặt khi trời nóng hay tiếp xúc với ánh nắng? Nếu câu trả lời là có thì loại kem chống nắng vật lý sẽ tốt và an toàn hơn cho bạn.

Bởi với nguyên lý hấp thụ tia UV vốn có của các loại chống nắng hóa học, tia cực tím sẽ xuyên qua da và chuyển đổi thành những tia nhiệt đào thải trở lại môi trường, nên nếu sử dụng dạng kem chống nắng này, da bạn sẽ đỏ ửng như quả cà chua hơn đấy! Vì thế bạn hãy phân biệt kem chống nắng và lựa chọn thật kỹ trước khi dùng nhé.

3. Khi đi bơi, kem chống nắng vật lý hay hóa học đều được, miễn có khả năng chống nước

Bạn có thể cân nhắc sử dụng một trong hai dạng kem chống nắng tùy theo sở thích và tình trạng da của bạn nếu dự định đi bơi hay tiếp xúc nhiều với nước, dễ đổ mồ hôi.

Lúc này bạn cần để ý trên bao bì có đề “Water Resistant” hoặc “Waterproof” (chống thấm nước) hay không? Những loại này có thể giúp bảo vệ làn da của bạn lên đến 1 giờ khi tiếp xúc với nước, sau đó cần thoa lại ngay để đạt hiệu quả chống nắng tối đa.

Lưu ý không kém quan trọng rằng, kem chống nắng không phải là tất cả, hãy đảm bảo rằng da bạn có thể hoàn toàn thoát khỏi ánh nắng mặt trời.

Hy vọng qua bài viết bạn đã biết cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học cũng như lựa chọn sử dụng. Bạn nên kết hợp sử dụng kem chống nắng với mặc quần áo chống nắng, đội nón rộng vành, đeo kính mát khi ra đường. Làm vậy sẽ giúp làn da bạn được bảo vệ tối ưu, hạn chế khả năng gây hại từ tia cực tím, da từ đó cũng trắng sáng và tươi trẻ hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giúp mẹ bầu phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ

(36)
Đôi khi, những cơn đau co thắt khiến bạn nghĩ rằng sắp sinh em bé nhưng khi đến bệnh viện kiểm tra lại không phải. Thực ra đó chỉ là co thắt sinh lý.Khi ... [xem thêm]

4 bệnh ngoài da ở vùng kín khiến âm hộ đau rát, khô nứt

(13)
Nhiều phụ nữ tìm cách làm đẹp vùng âm hộ nhưng thật ra việc quan trọng hơn chính là giữ bộ phận này sạch và khỏe trước. Trong bài viết sau, hãy cùng ... [xem thêm]

Cách làm sữa chua ngon, dẻo tại nhà khiến ai cũng mê

(44)
Bắt tay vào thử ngay 9 cách làm sữa chua, yaourt nhiều hương vị đơn giản tại nhà, chắc chắn sẽ thỏa mãn vị giác của mọi thành viên trong gia đình bạn ... [xem thêm]

Điều thú vị về thời đại đồ đá mà bạn có thể kể cho trẻ nghe

(50)
Có rất nhiều vấn đề dạy con từ dạy con làm người đến dạy con thêm kiến thức. Hôm nay, bạn có thể dạy con tìm hiểu về thời đại đồ đá, giai đoạn ... [xem thêm]

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng teo cơ người già sarcopenia?

(91)
Ở người cao tuổi, tình trạng khối cơ bắp bắt đầu có sự suy giảm rõ rệt gọi là sarcopenia. Liệu bạn có thể ngăn ngừa chứng teo cơ người già này?Bạn ... [xem thêm]

Giải tỏa nỗi lo khi bị cường giáp trong thai kỳ

(46)
Cường giáp trong thai kỳ có thể gây những hậu quả cho cả mẹ và thai nhi. Thế nhưng, thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về hội chứng này để điều trị ... [xem thêm]

Điều trị thiếu máu cơ tim không hề khó

(88)
Điều trị thiếu máu cơ tim là một quá trình dài, nên bệnh nhân cần kiên nhẫn và tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ.Thiếu máu cơ tim còn có tên gọi ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân sử dụng vòng tránh thai nhưng vẫn mang thai

(72)
Việc sử dụng vòng tránh thai là một trong những cách ngừa thai hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, dù được xem là hiệu quả nhưng thực tế, tỷ lệ ngừa thai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN