Những lưu ý về chăm sóc sau phẫu thuật chuyển giới

(4.38) - 19 đánh giá

Việc chăm sóc sau quá trình phẫu thuật chuyển giới cũng quan trọng không kém quá trình điều trị. Nếu bạn không nắm rõ những lưu ý và chế độ ăn uống sau phẫu thuật, quá trình phục hồi có thể lâu hơn.

Phẫu thuật định vị giới tính còn được gọi là phẫu thuật thay đổi giới tính hoặc phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Đây là một thủ thuật phẫu thuật nhằm thay đổi bộ phận sinh dục từ giới này sang giới khác.

Phẫu thuật chuyển đổi giới tính là một thủ thuật lớn, có nghĩa là việc chữa lành có thể mất nhiều thời gian. Bạn cần nói chuyện với bác sĩ để chắc chắn bạn hiểu rõ cách thực hiện phẫu thuật và khả năng phục hồi sau phẫu thuật.

Trong quá trình phục hồi, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi di chuyển. Bạn cũng cần biết rằng thuốc giảm đau có thể gây lú lẫn và buồn ngủ. Vì vậy, bạn nên nhờ một người bạn có thể tin tưởng hoặc người thân để nấu ăn và làm các công việc trong nhà.

Chuyện gì xảy ra trong những ngày sau phẫu thuật?

Đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn được bác sĩ đề nghị sau phẫu thuật.

Ngay sau khi phẫu thuật, bạn sẽ phải ở lại bệnh viện. Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ các biến chứng như chảy máu. Sau khi bác sĩ chắc chắn bạn đủ khỏe, bạn sẽ được xuất viện.

Cảm thấy buồn ngủ trong vài ngày đầu là điều bình thường. Điều này là do các thuốc làm cho bạn buồn ngủ. Bạn cũng cần nghỉ ngơi nhiều để lành vết thương. Vị trí của phẫu thuật có thể khiến bạn khó chịu khi ngồi. Vì vậy, bạn nên nằm trên giường trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn. Giữ một số sách, phim hoặc thiết bị di động xung quanh để bạn không nhàm chán trong thời gian này.

Chăm sóc sau phẫu thuật chuyển đổi giới tính

Chăm sóc phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ

Bạn dự kiến ​​sẽ ở lại bệnh viện trong 3 ngày đầu tiên. Sau đó, bạn nên ở gần khu vực bệnh viện thêm 10 hoặc 12 ngày nữa. Trong suốt 4 đến 6 tuần đầu, chỉ được thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng. Sau 6–8 tuần, bạn có thể thực hiện các hoạt động nặng hơn.

Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn cách làm giãn thành âm đạo, cần làm 2 lần một tuần cho đến tuần thứ 13. Bạn cần sử dụng một dụng cụ nong vừa vặn và thụt âm đạo theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn lưu ý dùng thuốc giảm đau theo quy định.

Chăm sóc phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam

Bạn dự kiến ở lại bệnh viện trong 2 ngày đầu tiên. Sau đó, bạn nên ở gần khu vực bệnh viện thêm 5 hoặc 6 ngày nữa. Trong tuần thứ 2, chỉ được thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng. Sau 4 đến 6 tuần, bạn có thể thực hiện các hoạt động nặng.

Bạn có thể cần phải đeo một băng nén trong 6 tuần, nhưng thời gian thực tế phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Bạn nên dùng thuốc giảm đau theo quy định.

Các vết khâu mặt ngoài sẽ được loại bỏ trong khoảng 1 tuần.

Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính

Ngay sau khi phẫu thuật, bạn được đề nghị ăn thức ăn mềm, dạng lỏng. Trong vài tuần phục hồi đầu tiên, bạn nên có chế độ ăn nhiều trái cây, rau và chất xơ. Bạn có thể ăn thịt, nhưng nhớ tránh phô mai. Để phục hồi tốt, không hút thuốc lá. Do natri làm cho cơ thể giữ nước nên bạn hãy ăn ít muối. Tránh uống rượu, nhưng nếu phải uống, bạn uống ở mức tối thiểu trong vài tuần đầu tiên.

Chúng tôi không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm tuyến giáp Hashimoto

(91)
Tìm hiểu chungViêm tuyến giáp Hashimoto là bệnh gì?Viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, một tuyến nhỏ tại các cơ ... [xem thêm]

Nôn ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm

(35)
Nôn ra máu thuộc tình trạng bệnh lý không thường gặp nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ sức khỏe, thậm chí là những nguyên nhân gây tử vong cao. Vậy nôn ra ... [xem thêm]

Sả có tác dụng ngăn ngừa ung thư không phải ai cũng biết

(10)
Cây sả, hay còn gọi là cỏ chanh, là một loại thực vật mà mọi người lấy lá và chiết tinh dầu để làm thuốc. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết sả có tác ... [xem thêm]

Dễ dàng kiểm tra sức khỏe của con từ chính nước tiểu và phân

(71)
Khi thay tã cho bé, bố mẹ thường muốn nhanh chóng dọn đi phần phân và nước tiểu mà quên mất rằng chính nước tiểu và phân lại là gợi ý tốt nhất về ... [xem thêm]

Biến chứng COPD: Những nguy hiểm khó lường và cách phòng ngừa

(50)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý ở phổi có thể tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng ... [xem thêm]

Mittelschmerz

(12)
Tìm hiểu chungMittelschmerz là gì?Mittelschmerz là tình trạng đau bụng dưới một bên liên quan đến rụng trứng. Từ tiếng Đức mittelschmerz có nghĩa là “đau giữa ... [xem thêm]

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ: Những điều mẹ không nên bỏ qua

(13)
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi vi khuẩn (đôi khi cả virus hoặc vi trùng) xâm nhập vào trong thức ăn hoặc thức uống. Tuy bạn không thể nếm, ngửi, hoặc nhìn ... [xem thêm]

4 loại thực phẩm KHÔNG nên cất quá nhiều trong tủ lạnh

(57)
Con thông minh và học giỏi là mơ ước, mong muốn của hầu hết các bậc cha mẹ, nhưng đừng quên việc bổ sung những thực phẩm giúp bé thông minh là một trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN