Những lưu ý để uống kẽm đúng cách

(3.83) - 98 đánh giá

Bổ sung kẽm cho cơ thể là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết uống kẽm đúng cách, để tăng hiệu quả hấp thu.

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu, có mặt trong nhiều thực phẩm trong tự nhiên hay sản phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống. Kẽm cũng là một thành phần thường thấy trong một số thuốc không kê đơn dùng để chữa cảm lạnh hay tiêu chảy.

Khoáng chất này liên quan đến nhiều hoạt động trao đổi chất trong tế bào. Nó cần thiết cho hoạt động xúc tác của khoảng 100 enzyme và đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, làm lành vết thương, tổng hợp ADN, phân chia tế bào.

Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Mỗi người đều cần phải bổ sung kẽm hàng ngày để duy trì trạng thái ổn định vì cơ thể không có hệ thống để lưu trữ khoáng chất này.

Vậy bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ? Đối với trẻ em thì nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày? Bạn đã dùng thực phẩm bổ sung kẽm đúng cách chưa? Hãy cùng tìm hiểu việc uống kẽm đúng cách qua bài viết sau đây.

Nhu cầu bổ sung kẽm cho cơ thể

Vì cơ thể không thể tự sản sinh ra kẽm nên việc bổ sung khoáng chất này rất cần thiết. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm cần bổ sung hàng ngày cho cơ thể theo từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh 0–6 tháng tuổi: 2mg/ngày
  • Trẻ sơ sinh 7–12 tháng tuổi: 3mg/ngày
  • Trẻ em 1–3 tuổi: 3mg/ngày
  • Trẻ em 4–8 tuổi: 5mg/ngày
  • Trẻ em 9–13 tuổi: 8mg/ngày
  • Trẻ từ 14-18 tuổi: nam 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày
  • Người trên 19 tuổi: nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
  • Phụ nữ có thai: 11–12mg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 12–13mg/ngày

Các nguồn bổ sung kẽm cho cơ thể

Bạn có thể bổ sung kẽm cho cơ thể qua nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

  • Thức ăn. Kẽm có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là hàu. Thịt đỏ và thịt gia cầm cũng cung cấp phần lớn kẽm trong chế độ ăn của người trưởng thành. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm khác bao gồm: đậu, các loại hạt, một số loài hải sản (như cua, tôm hùm), ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm bổ sung. Nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng chứa các dạng muối kẽm như kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetat cũng là nguồn bổ sung kẽm rất tốt cho cơ thể.
  • Các nguồn khác. Kẽm cũng có mặt trong một số sản phẩm được gọi là vi lượng đồng căn hay những chế phẩm thuốc xịt mũi. Tuy nhiên, sử dụng các sản phẩm này dài ngày có thể khiến bạn bị mất khứu giác. Do đó, bạn cần chú ý đến những nguồn kẽm khác như vậy để tránh bị ngộ độc khi dùng lâu dài.

Uống kẽm đúng cách có nên dùng chung với canxi, sắt?

Khi uống kẽm, bạn cũng cần lưu ý đến các thực phẩm bổ sung khác vì có thể gây ra tương tác làm giảm hấp thu

Nhiều người muốn bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cùng một lúc. Tuy nhiên, một số tương tác có khả năng xảy ra và ngăn cản sự hấp thu của các chất. Vì vậy, để uống kẽm đúng cách, bạn cần lưu ý khi sử dụng kẽm chung với các khoáng chất khác như canxi, sắt, magie.

Canxi có khả năng làm tăng bài tiết kẽm do cạnh tranh với nhau tại các thụ thể, làm giảm tỷ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể. Tương tự, bổ sung kẽm và sắt cùng lúc cũng làm cho khả năng hấp thu kẽm giảm xuống khi hàm lượng sắt cao trên 25mg/ngày. Do đó, bạn nên bổ sung các chất này cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ. Lưu ý, đối với sắt và kẽm thì bạn nên uống kẽm trước vì sắt gây cản trở quá trình hấp thu của kẽm.

Ngược lại, cũng có những sự kết hợp giúp làm tăng hiệu quả hấp thu. Ví dụ, uống kẽm chung với vitamin C sẽ tăng khả năng hấp thu các chất này, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Nếu không chắc chắn những sản phẩm bạn đang sử dụng có thể xảy ra tương tác gì với nhau, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Bạn nên bổ sung kẽm vào thời gian nào trong ngày?

Nên uống kẽm khi nào? Nếu uống kẽm khi bụng đói, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa. Do đó, thời điểm tốt nhất để sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm là 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn và nên uống vào buổi sáng. Nếu bị đau dạ dày, bạn có thể uống kẽm trong bữa ăn.

Bởi vì kẽm không nên dùng chung với các khoáng chất khác như sắt, canxi, magie nên bạn cần dùng chúng cách xa nhau, ít nhất là 2 giờ. Canxi và magie tốt nhất nên được dùng vào buổi tối cùng với bữa ăn, trước khi đi ngủ. Đối với sắt, bạn nên uống khi bụng đói và cách xa các vitamin khác.

Những lưu ý khác để uống kẽm đúng cách

Phytates, thành phần có trong bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, các loại đậu và một số thực phẩm khác, có khả năng liên kết với kẽm và ức chế sự hấp thu khoáng chất này. Vậy nên, dù thực vật cũng là nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể nhưng khả năng được hấp thu lại kém hơn so với nguồn kẽm từ động vật.

Cũng vì lý do này, nếu bạn sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm thì tốt nhất nên tránh tiêu thụ các thực phẩm sau trong vòng 2 giờ sau khi uống kẽm:

  • Cám gạo
  • Thực phẩm giàu chất xơ
  • Thực phẩm chứa phốt pho như sữa hay thịt gia cầm
  • Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc

Nói chung, bạn không nên tự ý sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm nếu chưa hỏi ý kiến từ bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Dù kẽm là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, đóng nhiều vai trò quan trọng thì bạn vẫn phải biết làm thế nào để uống kẽm đúng cách để tránh gây ra những tác dụng phụ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bổ sung 8 thực phẩm này ngay khi bạn bị đau mắt đỏ

(28)
Đau mắt đỏ là căn bệnh có thể lây nhiễm cho người khác và đồng thời ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ, bạn cần ... [xem thêm]

Vì sao men răng bị mòn?

(68)
Chứng mòn răng là hiện tượng tổn thất men răng do axit tấn công. Men răng là lớp màn bảo vệ cứng phủ ngoài răng, nhằm bảo hộ phần ngà răng nhạy cảm ở ... [xem thêm]

7 điều bạn cần biết về sức khỏe nam giới tuổi 40

(35)
Đàn ông thường tràn đầy sinh lực vào những năm 20 và 30 tuổi, nhưng khi bước sang 40 thì phong độ dường như lại không được như cũ. Liệu thời hoàng kim ... [xem thêm]

Những điều mẹ cần biết về dị ứng sữa ở trẻ

(65)
Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng sữa. Bố mẹ cần tìm hiểu kĩ về tình trạng phổ biến này ... [xem thêm]

5 thủ phạm khiến bạn mãi không giảm được cân

(35)
Nhiều người thắc mắc tại sao dù đã tập luyện vô cùng cật lực mà mãi chẳng giảm được kí lô nào. Đó là bởi họ đang theo những phương pháp ăn uống ... [xem thêm]

Rụng tóc ở phụ nữ

(17)
Tác giả: Dr. Huynh Wynn Tran, Assistant Professor of Medicine Los Angeles, Hoa Kỳ Tổng quan Rụng tóc ở phụ nữ là một triệu chứng khó chịu nhiều quý bà cô chị em hay ... [xem thêm]

Viêm tai giữa ở trẻ: Những điều cần biết

(51)
Viêm tai giữa thường xảy ra do sưng ở một hoặc cả hai ống eustachian (nối tai giữa với mặt sau của cổ họng). Các ống này đóng vai trò dẫn chất nhầy ... [xem thêm]

Luyện tập thể thao ở người trưởng thành

(27)
Luyện tập thể thao rất tốt cho sức khỏe của bạn và đồng thời có thể mang lại rất nhiều lợi ích khác. Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ vóc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN