Những lưu ý để chọn loại thú nuôi an toàn

(3.65) - 10 đánh giá

Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.

Đối với trẻ em, lớn lên gắn bó cùng với một con vật nuôi càng là một điều tuyệt vời nhất. Nhưng hãy nhớ rằng, mặc dù thú nuôi dạy cho trẻ biết sống có trách nhiệm, nhưng chỉ có người lớn là phải có trách nhiệm với thú nuôi. Lựa chọn một vật nuôi thích hợp là một quyết định lớn đòi hỏi có sự bàn bạc của mọi thành viên trong gia đình.

Cần lưu ý điều gì khi chọn thú nuôi?

Một sai lầm rất phổ biến đó là đem một con thú nuôi về nhà một cách bốc đồng khi chưa hiểu hết các trách nhiệm liên quan.

Trước khi nhận nuôi hoặc mua một con thú nuôi, hãy bàn luận với cả gia đình và tự đặt cho mình những câu hỏi:

  • Con vật đòi hỏi sự chăm sóc như thế nào?
  • Nhiệm vụ của mỗi thành viên trong gia đình đối với con vật nên được phân công như thế nào? Ai có nhiệm vụ cho chúng ăn, ai tắm, chải lông cho chúng, ai dẫn chúng đi bộ, ai dọn chuồng?
  • Những loại hình chăm sóc y tế nào mà chúng cần?
  • Kích cỡ của nó sẽ như thế nào khi nó lớn lên?
  • Nhà của bạn có đủ khoảng trống cho nó sống và vận động? Nếu bạn muốn nhận nuôi một con chó, bạn có một cái vườn và những hàng rào? (Mèo, chim, thỏ và những con vật nhỏ thì sẽ không cần một không gian rộng, nhưng chó thì cần có đủ chỗ để chạy nhảy).
  • Bạn có đang nuôi một con vật khác? liệu chúng sẽ sống hòa thuận với nhau?
  • Ai sẽ chăm sóc cho nó khi bạn đi xa? (Ví dụ như bạn phải làm thêm giờ, con bạn học về trễ, gia đình bạn thường đi du lịch)?
  • Trong gia đình có thành viên nào hay bị hen suyễn hay dị ứng? Nếu có, phải kiểm tra với bác sĩ xem bị dị ứng với các loại động vật nào.

Những loại thú nuôi nguy hiểm

Những con vật được con bạn bắt gặp trong rừng hay công viên có thể trông rất dễ thương nhưng đôi khi rất nguy hiểm. Chúng không phải là động vật gần gũi với người và có thể truyền bệnh cho con bạn. Rất nhiều người tin tưởng một cách sai lầm là họ có thể thuần hóa các con thú hoang dã. Thay vì vậy, hãy dạy con bạn tránh xa chúng, đừng bao giờ chạm vào chúng, cho chúng ăn hay đem chúng về nhà.

Trong các loại thú mà bạn có thể mua về nuôi, có những loại ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ:

  • Loài bò sát (rùa, rắn, thằn lằn, kỳ đà,…).
  • Loài gặm nhấm (các loại chuột).
  • Động vật lưỡng cư (ếch, cóc…).
  • Chồn.
  • Gia cầm (gà, vịt, ngỗng,…).
  • Khỉ.
  • Những loài thú lạ.

Loài bò sát thường truyền nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella qua phân của chúng. Vi khuẩn này được truyền qua người khi chúng ta chạm trực tiếp vào chúng. Trẻ sơ sinh và người già bị nhiễm sẽ khó điều trị hơn, do đó hãy cẩn thận.

Chó và mèo thì dễ truyền các bệnh nhiễm trùng do bọ ve cắn. Nhưng không phải vì vậy mà bạn không thể nuôi một con chó hay mèo. Hãy sử dụng các phương pháp điều trị hiệu quả để loại bỏ bọ ve. Nếu bạn sống ở vùng có nhiều cây cối, hãy kiểm tra chó/mèo của bạn thường xuyên.

Bạn không nên nuôi những giống chó lớn khi có trẻ em trong nhà. Những giống chó lớn khi trưởng thành có thể nặng đến trên 25kg, nếu bị chúng cắn thì thương tích sẽ rất nặng. Đồng thời bạn hãy tránh nuôi những giống chó dữ như Pitbull, Rottweiler.

Nghiên cứu kỹ trước khi nhận nuôi

Nuôi những loài phổ biến như chó, mèo, thỏ, chim, cá thì có lẽ an toàn hơn. Tuy nhiên cần nhận biết các loại giống đặc trưng hung dữ hoặc hay truyền bệnh. Do đó, trước khi chọn một con vật để nuôi, hãy nghiên cứu về nó càng nhiều càng tốt.

  • Đọc các sách hướng dẫn về thú nuôi. Tìm hiểu bản chất, tính tình, sự phát triển của từng giống, từng loại. Ví dụ như giống chó Chihuahua thì không thích hợp để nhận nuôi khi nhà có trẻ em. Nhưng giống Golden Retreiver và Labrador thì ngược lại, chúng cực kỳ thân thiện và dễ gần. Bạn có thể tìm hiểu thông tin hướng dẫn ở các nhà sách, trên mạng và từ các trung tâm nuôi thú vật.
  • Trao đổi với các bác sĩ thú y để được tư vấn kỹ .
  • Nếu bạn muốn mua một con chó từ cửa hàng thú, đầu tiên hãy hỏi họ nguồn gốc của những con chó. Tốt nhất hãy mua từ những nơi đáng tin, từ những người bạn biết hoặc nhận nuôi từ những trung tâm thú vật.
  • Tham khảo ý kiến của hàng xóm hoặc bạn bè .

Cần lưu ý điều gì khi mang thú nuôi về nhà

Sau đây là những chỉ dẫn bạn cần làm theo khi mang thú nuôi về nhà:

  • Đưa thú cưng đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
  • Dạy cho trẻ cách tiếp xúc với chúng.
  • Nhắc nhở trẻ không bao giờ chọc tức chúng, như kéo đuôi hoặc kéo tai.
  • Nhắc trẻ không được chọc phá khi thú nuôi đang ăn, ngủ hoặc chăm sóc con của chúng.
  • Dạy trẻ không được chơi với những con thú lạ, ngay cả là thú nuôi của hàng xóm.
  • Không để trẻ sơ sinh và trẻ đi chập chững chơi một mình với thú nuôi.
  • Đừng làm chúng hoảng sợ.
  • Nhắc nhở trẻ phải rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi đùa với chúng.
  • Đừng giữ những loại thú lạ trong nhà.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/pets-animals/selecting-safe-pets.html

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. Võ Ngọc Thiên Ân - BS. Trần Ý Thảo
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sốc giảm thể tích

(86)
Tìm hiểu chungSốc giảm thể tích là tình trạng gì?Sốc giảm thể tích, hay còn gọi là sốc xuất huyết, là tình trạng cơ thể bị mất hơn 20% máu hoặc chất ... [xem thêm]

Sai lầm tai hại của bố mẹ khi cứu con mắc nghẹn

(23)
Mắc nghẹn là cơn ho gấp và nói lắp sau khi nuốt phải vật chất dạng lỏng hay rắn, gây tắc dây thanh âm hoặc đường thở. Hầu hết trẻ thường nghẹn bởi ... [xem thêm]

Top 15 cách cai thuốc lá tại nhà từ tự nhiên

(10)
Bạn đã bao giờ nghe đến các cách cai thuốc lá từ các nguyên liệu tự nhiên như gừng, yến mạch hay củ cải chưa? Cùng xem hiệu quả của những phương pháp ... [xem thêm]

Bị dập ngón tay phải làm sao để sơ cứu nhanh?

(11)
Bạn có thể bị dập ngón tay do chấn thương dùng búa, mở cửa hay nâng vật nặng. Tuy tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn cần sơ cứu và chữa ... [xem thêm]

Vệ sinh máy giặt để triệt tiêu nguồn sống của các loại vi khuẩn nguy hiểm

(19)
Vệ sinh máy giặt là việc cần thiết để triệt tiêu nơi sinh sống của các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe cho cả nhà. Máy giặt được ... [xem thêm]

7 cách cầm máu nhanh tại nhà khi bị thương

(46)
Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn hoặc các thành viên trong nhà sẽ có nhiều lần gặp phải những chấn thương gây chảy máu từ nhẹ đến nặng. Dù vết thương ... [xem thêm]

Bật mí cách chọn loại nhựa an toàn cho sức khỏe cả nhà

(73)
Nhựa tổng hợp có ở khắp mọi nơi. Nhựa có trong đồ chơi trẻ em, hộp đựng thức ăn, chai lọ mỹ phẩm và các vật dụng gia đình. Một số loại nhựa thì ... [xem thêm]

Hướng dẫn sơ cứu khi chảy máu để ngăn ngừa nhiễm trùng

(91)
Cách sơ cứu khi chảy máu như thế nào cho đúng cách rất quan trọng, vì việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bị thương.Có rất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN