Những điều lưu ý khi sử dụng thuốc Buscopan

(4.34) - 79 đánh giá

Thuốc Buscopan được chỉ định dùng cho co thắt dạ dày − ruột, co thắt và nghẹt đường mật, co thắt đường niệu − sinh dục, cơn đau quặn mật và thận, hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị trong nội soi dạ dày tá tràng, X-quang.

Sử dụng các biệt dược trong điều trị những vấn đề liên quan đến sức khỏe luôn khiến nhiều người băn khoăn và lo lắng, vì để các biệt dược này có thể có thể mang lại hiệu quả như mong muốn, bắt buộc họ phải hiểu rõ tác dụng và cách dùng thuốc Buscopan.

Chỉ định

  • Điều trị chứng co thắt dạ dày−ruột, co thắt và nghẹt đường mật, co thắt đường niệu−sinh dục, cơn đau quặn mật và thận;
  • Giúp quá trình chẩn đoán và điều trị trong nội soi dạ dày tá tràng, X-quang.

Liều dùng

Dạng thuốc uống

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: 1−2 viên x 3−5 lần/ngày.

Dạng thuốc tiêm

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • 1−2 ống/lần, một ngày vài lần;
  • Liều tối đa trong ngày: 100 mg.

Trẻ em dưới 12 tuổi và trẻ sơ sinh

  • 0,3−0,6 mg/kg, một ngày vài lần;
  • Liều tối đa trong ngày: 1,5 mg/kg.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc;
  • Người mắc bệnh nhược cơ, to kết tràng;
  • Thuốc dạng tiêm: người bệnh tăng nhãn áp góc hẹp chưa điều trị, phì đại tuyến tiền liệt kèm bí tiểu, hẹp cơ học đường tiêu hóa, nhịp tim nhanh.

Thận trọng

  • Dạng thuốc uống: bạn không được dùng Buscopan cho bệnh nhân tăng nhãn áp góc hẹp, tắc ruột, bí tiểu, rối loạn nhịp tim nhanh;
  • Dạng thuốc tiêm: không nên lái xe hay vận hành máy móc sau khi tiêm thuốc.

Phản ứng phụ

Dạng thuốc uống có thể gây ra những phản ứng phụ sau:

  • Khô miệng, tim đập nhanh, bí tiểu;
  • Phản ứng dị ứng, nhất là về da (rất hiếm); khó thở ở bệnh nhân có tiền sử suyễn và dị ứng (rất cá biệt).
  • Dạng thuốc tiêm: đôi khi gây ra dị ứng.

Tương tác thuốc

Tránh sử dụng thuốc Buscopan với những loại biệt dược như:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng;
  • Thuốc kháng histamine;
  • Quinidine;
  • Amantadine;
  • Disopyramide;
  • Metoclopramide;
  • Beta-adrenergic.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 điều bạn nên biết khi quan hệ trong phòng tắm

(41)
Nếu muốn trải nghiệm cảm giác mới mẻ trong chuyện ấy, hãy thử quan hệ trong phòng tắm! Để nâng cao chất lượng của cuộc yêu, Hello Bacsi chia sẻ với bạn ... [xem thêm]

Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(85)
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở các tĩnh mạch nằm bên ngoài hậu môn. Người bệnh có thể thấy chảy máu, nứt và ngứa hậu môn. Thế ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

(41)
Khi bị chảy máu lưỡi, bạn cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân để xử lý kịp thời. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ tiềm ... [xem thêm]

Luyện tập thể dục không còn quá khó khăn với 10 mẹo nhỏ

(89)
Có một vóc dáng đẹp là mối quan tâm hàng đầu của chị em phụ nữ. Nhưng làm thế nào để duy trì vóc dáng khi bạn đã bước sang tuổi 50? Nếu bạn đã siêng ... [xem thêm]

9 công dụng sức khỏe tuyệt vời từ quả mơ (P2)

(10)
Quả mơ là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe đối với mẹ bầu và thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu nhé!Bạn muốn bé sinh ra được khỏe mạnh? Một ... [xem thêm]

Một số bài tập thở cho người bệnh COPD bạn nên biết

(31)
Bệnh COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra các tình trạng khó khăn khi thở và có thể xấu dần đi theo thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể ... [xem thêm]

Nội soi đại tràng, đừng quên những điều cơ bản sau

(51)
Nội soi nhằm kiểm tra ung thư đại trực tràng là điều rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Bạn cần nắm rõ từng bước trong quá ... [xem thêm]

Chi tiết về thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs

(19)
NSAIDs là nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng, bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Nhìn chung, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN