Bài tập yoga tại nhà cho người mới bắt đầu

(3.59) - 80 đánh giá

Nếu thời gian và điều kiện không cho phép, bạn hoàn toàn có thể tập yoga tại nhà chỉ với dụng cụ tập thích hợp cũng như các bài tập hợp lý.

Đến lớp học yoga là một cách tuyệt vời để làm quen với bộ môn này. Tuy nhiên, nếu cảm thấy không thể sắp xếp thời gian hoặc chỉ đơn giản muốn được vận động, bạn có thể tập yoga tại nhà và điều này hoàn toàn tốt cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của bạn.

Làm thế nào để tập yoga tại nhà đúng cách?

Hãy học cách lắng nghe những gì cơ thể cần, di chuyển theo tốc độ của riêng bạn và phát triển trực giác về những chuỗi tư thế hoặc loại yoga nào bạn muốn cũng như cần phải làm động tác nào nhiều nhất vào ngày nào bạn muốn.

Về mặt kỹ thuật, bạn không cần bất cứ thứ gì ngoài cơ thể để tập yoga tại nhà. Tuy nhiên, việc chuẩn bị sẵn một vài yếu tố sẽ khiến quá trình vận động diễn ra thú vị hơn:

  • Chọn hoặc tạo ra một không gian yên tĩnh, gọn gàng kèm theo một vài dụng cụ như thảm tập yoga, dây đai để tập yoga tại nhà. Nơi tập không cần lớn nhưng phải yên tĩnh và sạch sẽ.
  • Theo sát thực tế, khi vừa bắt đầu tập yoga, bạn có thể thực hiện trong 10–15 phút.
  • Bắt đầu với trình tự yoga cơ bản của người mới bắt đầu và nâng cao dần khi kỹ năng được cải thiện.

Bài tập yoga tại nhà dễ thực hiện

Nếu là người bắt đầu tập yoga, bạn có thể thực hành một số động tác đơn giản sau:

1. Tư thế con bò – con mèo

Để thực hiện tư thế này, hãy làm theo các bước sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy vào tư thế bò, đầu gối và bàn tay chống trên sàn. Hai tay thẳng với hai vai.
  • Hít vào, ngước mặt lên và đồng thời ưỡn ngực về phía trước, trong lúc đó hạ thấp bụng xuống.
  • Thở ra, hạ đầu xuống kèm theo nâng bụng và lưng lên hết mức có thể (giống như con mèo gù lưng lên).
  • Lặp lại động tác khoảng 3–5 lần.

2. Tư thế chó cúi mặt (chữ V ngược)

Sau khi thực hiện tư thế con bò – con mèo, bạn hãy chuyển sang bước tiếp theo:

  • Quỳ bằng 2 chân và 2 tay, đồng thời mở rộng đầu gối bằng với hông, hai tay mở rộng bằng vai.
  • Bắt đầu dùng lực ở cánh tay từ từ đẩy người lên cao song hai chân vẫn duỗi thẳng. Sau đó di chuyển hai tay lên phía trước, lùi chân về phía sau để kéo dài thân người ra, giống như chữ V ngược, mông ở vị trí cao nhất. Bắp đùi cần ép chặt khi di chuyển.
  • Hít thở khoảng 5 lần trong lúc đang giữ tư thế này.
  • Trong lần hít thở tiếp theo, hãy đưa chân trái lên trần nhà. Cố gắng giữ hông của bạn ở yên vị trí.

3. Tư thế low lounge

  • Tiếp tục chống hai tay, bước chân trái của bạn về phía trước giữa hai bàn tay.
  • Giữ chân trái làm trụ, chân phải duỗi thẳng, các đầu ngón chân chống sàn, thẳng gối.
  • Sau đó kéo dài sống lưng, mặt hướng về phía trước.
  • Quay trở lại vị trí chữ V úp ngược và thực hiện với chân còn lại. Có thể làm 3–4 lần tùy theo bạn.

4. Tư thế chiến binh II

  • Từ tư thế low lounge, bạn xoay bàn chân phải thẳng ra phía trước, chân trái xoay vào trong 30 độ, hai tay giơ thẳng hai bên và mắt hướng về tay phải, sao cho cả cơ thể thẳng trên một hàng.
  • Khụy gối chân phải thành 1 góc vuông rồi giữ nguyên nửa thân trên, tiếp tục giữ nguyên tư thế này và thở nhẹ trong vòng 5 – 10 giây.
  • Từ từ nâng hai tay cao qua đầu đồng thời duỗi thẳng chân phải, thư giãn một lúc rồi tiếp tục đưa thân người xuống, khụy gối phải, tay dang ngang. Thực hiện 2 bước trên từ 2–3 lần nữa.
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây.
  • Lặp lại ở bên còn lại.

5. Tư thế chiến binh khiêm tốn (humble warrior)

  • Từ tư thế chiến binh II, bạn hít vào, đan 2 tay sau lưng và kéo ra phía sau, người vẫn thẳng.
  • Thở ra, gập người về phía trước (lúc này chân phải vẫn vuông góc với sàn, chân trái duỗi thẳng), cố gắng để vai phải của bạn chạm vào bên trong đùi phải. 2 tay vẫn đan vào nhau và kéo càng cao càng tốt.
  • Hít thở sâu vài lần, thưa giãn đầu và cổ.
  • Sau đó kéo vai về vị trí cũ. Thực hiện với bên còn lại.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu được các động tác yoga tại nhà dễ thực hiện, chúc bạn thành công và tìm thấy sự thú vị của bộ môn vận động này.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

11 cách giảm cân trong 1 tháng cho người thừa cân

(81)
Nếu có lỡ ăn uống không lành mạnh hay thường xuyên phải ngồi làm việc khiến cân nặng cứ tăng vùn vụt thì đã đến lúc bạn nên lên kế hoạch giảm cân ... [xem thêm]

Hiến máu: Những chú ý quan trọng không nên xem nhẹ!

(46)
Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia bởi vì người hiến cần phải đáp ứng một số điều kiện sức khỏe nhất định. ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách tránh né và những gì bạn cần biết

(20)
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 2.5% dân số thế giới mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né. Đây là một trong số những bệnh về rối loạn nhân cách làm ... [xem thêm]

8 kiểu bệnh rối loạn ám ảnh thường gặp và cách điều trị

(29)
Mỗi bệnh nhân rối loạn ám ảnh sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Phương pháp điều trị bệnh cũng phải căn cứ vào biểu hiện và mức độ nghiêm ... [xem thêm]

Trẻ ăn chay cần theo chế độ nào và lưu ý gì?

(17)
Có cách nào để con khi ăn chay vẫn hấp thụ đầy đủ lượng dưỡng chất? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác ... [xem thêm]

Hết bệnh cảm nhờ 6 loại thực phẩm “vi diệu”

(61)
Thời tiết thay đổi liên tục làm bạn dễ mắc các chứng bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh như sốt, nhức đầu, sổ mũi… Bên cạnh các thuốc chữa trị thông ... [xem thêm]

Vai trò của nước với trẻ nhỏ

(26)
Nước đóng vai trò quan trọng để duy trì sự sống. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, nhu cầu về nước uống cực kì quan trọng vì trẻ nhỏ cần ... [xem thêm]

Các bài tập cho mắt giúp bạn thư giãn nhẹ nhàng

(55)
Một số bài tập cho mắt có thể giúp bạn giảm cơn đau đầu và ngăn ngừa nguy cơ tăng nhãn áp. Bạn có thể kết hợp các động tác này khi tập yoga hoặc tranh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN