Những biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

(4.35) - 26 đánh giá

Bệnh nhân đột quỵ (tai biến mạch máu não) thường gặp rất nhiều biến chứng. Nguyên nhân là do những người bị đột quỵ thường mắc các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… Điều này làm tăng nguy cơ bị các biến chứng trong quá trình hồi phục sau đột quỵ. Ngoài ra, người bệnh đột quỵ có thể gặp phải một số biến chứng từ hậu quả trực tiếp của tình trạng tổn thương não, mất khả năng vận động hoặc từ các phương pháp điều trị bệnh…

Những biến chứng nặng của đột quỵ não ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Việc người thân bị biến chứng nặng sau đột quỵ còn là gánh nặng cho các thành viên khác trong gia đình, kinh tế cũng bị ảnh hưởng.

Vốn là trụ cột của gia đình, anh Nguyễn Văn Thành (ở số nhà 359 đường Ngô Quyền, phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) bỗng trở thành người phụ thuộc khi bị di chứng liệt nửa người, méo miệng sau cơn tai biến mạch máu não. Di chứng này khiến mọi sinh hoạt của anh phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của gia đình. Vì vậy, anh Thành luôn trong trạng thái buồn bã do cảm giác bất lực phải nằm một chỗ, gia đình anh cũng thêm vất vả. Tuy nhiên, nhờ tìm ra cách trị bệnh hiệu quả, đến nay, anh rất khỏe mạnh, đi lại dễ dàng, nhìn anh sẽ không ai tin anh từng nằm một chỗ vì tai biến.

Mời bạn cùng tìm hiểu về các biến chứng của bệnh đột quỵ và câu chuyện thú vị về việc phục hồi di chứng sau đột quỵ của anh Thành qua bài viết dưới đây.

Bệnh đột quỵ và những con số biết nói

Theo số liệu của Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia (National stroke Association), Mỹ:

  • Mỗi năm, ở Mỹ có gần 800.000 người bị một cơn đột quỵ mới hoặc tái phát đột quỵ.
  • Cứ 40 giây lại có 1 ca đột quỵ xảy ra.
  • Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong được xếp thứ 5 ở Mỹ với khoảng 185.000 người chết/năm.
  • Cứ 4 phút có một người chết vì đột quỵ.
  • Khoảng 80% các ca đột quỵ có thể được ngăn ngừa.
  • Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn tật ở người lớn tuổi tại Mỹ.

Hiểu đúng về bệnh đột quỵ

Dù đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 5 và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật ở người cao tuổi tại Mỹ, nhưng thực tế, nhận thức của mọi người về căn bệnh này vẫn còn rất mơ hồ.

Những lời đồn đoánSự thật căn cứ vào nghiên cứu y khoa
Bệnh đột quỵ không thể phòng ngừaCó thể phòng ngừa được tới 80% nguy cơ bị bệnh
Không thể điều trị bệnh đột quỵKhi nhận thấy bệnh nhân có các dấu hiệu của đột quỵ, cần gọi cấp cứu 115 ngay. Bệnh có thể điều trị nếu được can thiệp y khoa kịp thời. Tại Mỹ, có gần 7 triệu bệnh nhân sống sót sau đột quỵ
Bệnh chỉ xảy ra ở người cao tuổiBệnh có thể xảy ra với bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào
Bệnh xảy ra tại timĐột quỵ là một “cuộc tấn công não bộ”
Sự phục hồi chỉ diễn ra trong vài tháng đầu sau khi xảy ra cơn đột quỵPhục hồi bệnh này là một quá trình kéo dài suốt quãng đời còn lại
Bệnh rất hiếm xảy raTại Mỹ, mỗi năm có gần 800.000 người bị một cơn đột quỵ mới hoặc tái phát đột quỵ
Bệnh không di truyềnTiền sử gia đình có người bị đột quỵ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này
Nếu các triệu chứng bệnh biến mất, không cần phải đến bệnh viện để khámCác triệu chứng đột quỵ não tạm thời được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là những dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ nghiêm trọng có thể xảy ra và cần phải được chăm sóc y tế.

Các biến chứng nguy hiểm sau đột quỵ

Viêm phổi là một trong những biến chứng thường thấy ở người bệnh sau đột quỵ

Các biến chứng về tim, viêm phổi, nghẽn tĩnh mạch, sốt, đau, khó nuốt, co cứng các chi, trầm cảm… đều là những tình trạng phổ biến ở bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Việc gặp các biến chứng của đột quỵ khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lý… có thể rơi vào tình trạng bị khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn. Biến chứng của tai biến mạch máu não sẽ phụ thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng và khoảng thời gian não không có oxy là bao lâu. Các biến chứng phổ biến của bệnh đột quỵ bao gồm:

  • Phù nề não (sưng não sau đột quỵ)
  • Viêm phổi: Được gây ra bởi các vấn đề về hô hấp, biến chứng của nhiều bệnh nặng. Người bệnh đột quỵ gặp khó khăn trong việc nuốt có thể khiến thức ăn, đồ uống đi vào phổi, dẫn đến viêm phổi.
  • Đau tim: Có khoảng 1/2 các ca đột quỵ liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch. Động mạch bị thu hẹp, xơ cứng làm gia tăng nguy cơ đau tim.
  • Trầm cảm lâm sàng: Điều này là rất phổ biến sau đột quỵ hoặc có thể trở nên tồi tệ hơn với những người bị trầm cảm trước đột quỵ.
  • Viêm loét vì nằm liệt giường trong thời gian dài: Do bị mất khả năng vận động nên người bệnh thường phải nằm hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng viêm loét.
  • Động kinh: Biến chứng này khá phổ biến ở người đột quỵ. Nguyên do là sau đột quỵ, não hoạt động bất thường, gây ra co giật.
  • Giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
  • Các chi bị co cứng: Biến chứng của tai biến mạch máu não có thể khiến cơ bắp các chi bị co cứng, dẫn đến khả năng vận động của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Đau vai: Là nguyên nhân của việc một tay bị yếu hoặc liệt, co cứng, khiến vai bị ảnh hưởng.
  • Chứng nghẽn mạch máu (DVT): Việc mất khả năng vận động hoặc khả năng vận động bị hạn chế một cách nghiêm trọng có thể khiến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân, gây ra chứng nghẽn mạch máu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc bàng quang: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra do có một ống thông foley được đặt để thu nước tiểu khi bệnh nhân bị đột quỵ không thể kiểm soát chức năng bàng quang.
  • Khó đi bộ hoặc di chuyển tay chân.
  • Suy giảm nhận thức (chứng mất trí nhớ mạch máu): Đây là dạng mất trí nhớ phổ biến thứ 2 sau bệnh Alzheimer.
  • Mất chức năng ngôn ngữ đột ngột: Sau đột quỵ, một số người bệnh bị mất khả năng nói. Theo thống kê, có khoảng 1 triệu người Mỹ bị mất khả năng ngôn ngữ và có gần 180.000 trường hợp mới mỗi năm, theo Hiệp hội Hội chứng bất lực ngôn ngữ quốc gia (National Aphasia Association). Người bị hội chứng này sẽ gặp vấn đề khó nói, nói không đầy đủ, nói những từ vô nghĩa, không hiểu người khác nói gì…

Cải thiện gần như hoàn toàn di chứng sau tai biến mạch máu não

Trở lại câu chuyện của anh Nguyễn Văn Thành bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não vào đầu năm 2017. Hiện nay, anh gần như đã hồi phục hoàn toàn. Vậy bí quyết của anh Thành là gì?

Anh Thành chia sẻ, thời gian đó, bản thân cảm thấy rất buồn rầu, khổ sở vì biến chứng liệt nửa người, méo miệng do bệnh tai biến mạch máu não. Sau khi điều trị ở bệnh viện tỉnh, anh được người nhà đưa ra Hà Nội chữa chạy với hy vọng các biến chứng sẽ được điều trị. Thế nhưng, tình trạng liệt nửa người của anh chẳng có dấu hiệu khả quan. Anh không cử động được nhiều, nói cũng gặp khó khăn, mọi sinh hoạt, đi lại, kể cả vấn đề vệ sinh cá nhân đều phụ thuộc vào người chăm sóc.

Có thể nói, đây là khoảng thời gian tồi tệ nhất của anh Thành. Mọi việc trong nhà dồn hết lên vai vợ con, kinh tế gia đình cũng giảm sút nhiều. Trong thời gian bị tai biến mạch máu não, anh Thành cũng đã sử dụng nhiều phương thuốc để điều trị nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Từ đó, anh Thành sa sút tinh thần, cảm thấy bất lực khiến bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.

May mắn là khi đang loay hoay không biết chữa thế nào, anh Thành biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes (*). Anh lên mạng tìm hiểu thông tin về sản phẩm và thấy rất nhiều người bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, méo miệng như anh đã khỏi bệnh sau khi kiên trì dùng Nattospes. Anh tìm hiểu thêm thì biết Nattospes rất phù hợp với căn bệnh của mình. Anh mừng như bắt được vàng và quyết định mua sản phẩm về sử dụng.

Anh Thành cho hay, ban đầu, anh uống 4 viên/ngày sau đó nâng liều dùng lên 6 viên/ngày. Từ hộp thứ 10 trở đi, anh thấy hiệu quả rõ rệt, tình trạng sức khỏe phục hồi dần. Chân tay của anh trở nên nhẹ nhàng, cử động linh hoạt hơn trước. Sau 4 tháng dùng Nattospes, anh thấy thể trạng phục hồi đến 80%. Anh không còn bị nói ngọng, méo miệng, riêng giọng nói phục hồi 100%. Quan trọng hơn là anh đã đi lại được và vận động bình thường.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes giúp anh Thành cải thiện các di chứng sau tai biến mạch máu não

Hiện nay, anh Thành vẫn duy trì dùng sản phẩm Nattospes. Anh cho biết, anh đi lại rất nhẹ nhàng, tự lái xe ô tô, tự chạy xe máy và làm mọi việc mà không còn phải nhờ đến vợ con. Anh tin rằng, uống Nattospes 6 – 8 tháng là sẽ đạt được hiệu quả phục hồi đến 100%. Anh Thành mong những người bị biến chứng sau đột quỵ như anh sớm biết đến Nattospes để thoát khỏi hoàn toàn những di chứng của tai biến mạch máu não.

Sản phẩm Nattospes có thành phần chính là nattokinase giúp ngăn chặn sự hình thành và phá được cục máu đông – tác nhân cơ bản gây tai biến mạch máu não. Nattokinase là một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện sức cơ, ổn định huyết áp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và cải thiện các di chứng của tai biến mạch máu não như liệt nửa người, nói ngọng, méo miệng… ngăn chặn bệnh tái phát mà không gây tác dụng phụ.

Cơ chế, tác dụng của thành phần chính nattokinase đối với cục máu đông – tác nhân chính gây đột quỵ não

Những bệnh nhân đột quỵ khác cũng khỏi bệnh một cách ngoạn mục

Không chỉ anh Thành mà còn rất nhiều bệnh nhân khác sử dụng Nattospes và thấy hiệu quả, hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của họ.

1. Ông Hoàng Minh Đạo, 70 tuổi, thôn Kỳ Úc, thị trấn Phúc Thọ, Hà Nội, vốn là giáo viên văn đã nghỉ hưu. Bị đột quỵ liên tiếp tái phát trong thời gian ngắn khiến tính mạng bị đe dọa, thậm chí người nhà còn nghĩ ông không qua khỏi. May mắn đã mỉm cười khi ông phát hiện ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes, giúp ông phục hồi sau di chứng. Sau 3 tháng dùng Nattospes với liều lượng 4 viên/2 lần/ngày, sức khỏe của ông Đạo cải thiện rõ rệt: Chân tay co duỗi dễ dàng, ông dần đi lại được, nhu cầu ăn uống cũng được cải thiện… Hãy tìm hiểu về câu chuyện ông tại đây.

2. Bà Nguyễn Thúy Hòa sinh năm 1940, ở chung cư Phan Văn Trị, phường 2, quận 5, TP. HCM. Bà Hòa bị cơn tai biến với các di chứng để lại như liệt hệ vận động, khó giao tiếp, trò chuyện với mọi người. Di chứng của bệnh khiến bà Hòa cứ nghĩ phần đời còn lại sẽ gắn chặt với chiếc giường, mọi hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Điều này làm bà Hòa rơi vào tình trạng suy sụp, khủng hoảng tinh thần, đứng trước nguy cơ bị trầm cảm. Sau thời gian uống thuốc theo đơn của bác sĩ kết hợp dùng Nattospes và tập vật lý trị liệu, bà Hòa đã có thể vận động tay chân, sức khỏe được cải thiện. Cùng nghe bà Hòa chia sẻ quá trình chữa di chứng sau tai biến mạch máu não tại đây.

Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về bệnh tai biến và thông tin về sản phẩm Nattospes, bạn hãy gọi tới tổng đài 1800 6305 (miễn phí cuộc gọi); hotline (Zalo/Viber): 091 718 5170 – 091 723 0950 để được hỗ trợ tốt nhất.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 cách giáo dục giới tính cho con hiệu quả

(65)
Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong thực tế việc dạy trẻ về vấn đề này luôn ... [xem thêm]

Tác dụng của cà phê đối với trí não

(61)
Cà phê là thức uống phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Khi nói đến tác dụng của cà phê, hầu hết mọi người đều cho rằng công ... [xem thêm]

Những điều cần biết trước khi cho bé uống sữa bò tươi

(58)
Dị ứng sữa bò là gì?Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng mẫn cảm phổ biến nhất ở trẻ em, bởi sữa bò có chứa protein lạ đầu tiên mà ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa bệnh xơ gan cổ trướng và bia rượu

(44)
Theo thời gian, biến chứng xơ gan có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn không có biện pháp kiểm soát tình trạng xơ hóa tại cơ quan này. Xơ gan là giai đoạn cuối ... [xem thêm]

Điều trị biến chứng đau thần kinh do tiểu đường

(96)
Tình trạng đường huyết cao ở người bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương dây thần kinh gửi tín hiệu từ bàn tay và bàn chân. Sự tổn thương này ... [xem thêm]

Bí quyết cho con ăn dặm an toàn và bổ dưỡng

(37)
Bạn có thể bắt đầu cho con ăn dặm bằng cách cho bé ăn trái cây hoặc rau quả. Cho tới khi bé được sáu tuổi, mục tiêu chính lúc này là để bé ăn càng ... [xem thêm]

Sự căng thẳng của bạn thuộc dạng nào?

(27)
Sự căng thẳng (stress) xuất hiện khi cơ thể chúng ta đối mặt với một số tình huống nhất định. Theo các bác sĩ, có nhiều loại căng thẳng khác nhau và ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh lupus

(26)
Lupus là tên gọi ngắn của bệnh lupus đỏ hệ thống. Từ lupus có nghĩa là con sói trong tiếng Latin. Lupus được gọi là bệnh “tự miễn dịch” vì hệ thống ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN