Nhận biết 7 dấu hiệu nghiêm trọng của tắc nghẽn động mạch

(4.5) - 48 đánh giá

Ngày nay, tắc nghẽn động mạch không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn ở những người trong độ tuổi 20. Việc nhận biết các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Chúng ta thường có quan điểm sai lầm rằng tắc nghẽn động mạch chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, những người trẻ trong độ tuổi 20 cũng mắc phải bệnh này. Ở những trường hợp này, họ thường phát hiện bệnh rất muộn, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị khó khăn hơn. Điều rất quan trọng là bạn phải biết các dấu hiệu của bệnh tắc nghẽn động mạch để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Sau đây, Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 7 dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh tắc nghẽn động mạch nhé.

Đau ở bắp chân, đùi hoặc hông

Nguồn: Brightside.me

Đau chân khi bạn vận động, như đi bộ, có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn động mạch. Điều này có nghĩa là các chi không nhận được đủ lưu lượng máu. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm đau cơ hoặc chuột rút ở chân (hoặc cánh tay). Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí của cục máu đông hoặc động mạch bị hẹp.

Đau ngực

Nguồn: Brightside.me

Đau ngực (hay đau thắt ngực) là kết quả của việc lưu lượng máu đến tim giảm. Bạn có thể cảm thấy cơn đau rất chặt, tê, nặng, áp lực hoặc nóng. Thông thường, bạn sẽ không gặp phải triệu chứng này khi nghỉ ngơi vì nó được kích hoạt khi bạn vận động hoặc xúc động quá mức. Trong một số trường hợp, tình trạng tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng đến nỗi cơn đau thắt ngực có thể báo hiệu rằng một người đang bị đau tim.

Mất thị lực tạm thời ở một bên

Nguồn: Brightside.me

Các động mạch cảnh cung cấp máu đến mắt và não. Nếu các động mạch này bị chặn, bạn có thể mất thị lực tạm thời hoặc mờ mắt ở một bên. Nếu bị tắc nghẽn động mạch cảnh ở hai bên, bạn có thể bị đột quỵ. Vì vậy, nếu bạn bị mất thị lực hoặc mờ mắt đột ngột, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Đau thắt lưng

Nguồn: Brightside.me

Đau lưng dưới là một dấu hiệu nghiêm trọng bạn không nên bỏ qua. Khi lưu lượng máu đến lưng dưới bị giảm, các đĩa giữa các đốt sống trở nên dễ vỡ hơn. Điều này dẫn đến các dây thần kinh bị chèn ép, gây đau đớn. Đây thường là triệu chứng đầu tiên ở những người bị tắc động mạch: theo một nghiên cứu, 10% người dân ở các nước phát triển đã bị tắc nghẽn động mạch chủ ở lưng khi họ 20 tuổi.

Thở ngắn

Nguồn: Brightside.me

Triệu chứng này phát triển khi các động mạch vành bị tổn thương hoặc bệnh. Thở ngắn xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Theo một nghiên cứu, mọi người thường không coi thở ngắn là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu duy nhất của bệnh tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng cần điều trị.

Chân hoặc tay lạnh

Nguồn: Brightside.me

Triệu chứng lạnh chân có thể do bệnh động mạch ngoại biên (PAD) gây ra. Vấn đề này xảy ra khi các động mạch bị hẹp làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bác sĩ kiểm tra khi tốc độ chữa lành vết thương kém hoặc mạch yếu ở bàn chân. Hơn nữa, sự hiện diện của bệnh động mạch ngoại biên chỉ ra rằng có một bệnh động mạch lan rộng hơn trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến não hoặc tim, gây ra đột quỵ hoặc đau tim.

Mệt mỏi và chóng mặt

Nguồn: Brightside.me

Theo các chuyên gia, mệt mỏi là triệu chứng ít phổ biến hơn của bệnh động mạch vành, nhưng bạn vẫn có khả năng mắc dấu hiệu này. Những triệu chứng này có thể phát triển do giảm lượng oxy từ lưu lượng máu kém và phổ biến hơn ở phụ nữ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tắc nghẽn động mạch?

Nguồn: Brightside.me

Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro bị tắc nghẽn động mạch gồm:

  • Có mức cholesterol trong máu không lành mạnh. Điều này cho thấy mức độ cholesterol xấu cao và mức cholesterol tốt thấp.
  • Có huyết áp cao. Bạn hãy cố gắng giữ huyết áp không được vượt quá 140/90mmHg.
  • Hút thuốc. Hút thuốc làm tổn thương và thắt chặt các mạch máu, tăng mức cholesterol và tăng huyết áp. Hơn nữa, hút thuốc còn khiến lượng oxy đến các mô cơ thể không đủ.
  • Thừa cân hoặc béo phì. Chỉ số BMI từ 25 – 29,9 được coi là thừa cân. Chỉ số cao hơn mức này nghĩa là bạn bị béo phì.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về tắc nghẽn động mạch và cách phòng ngừa nó nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 loại gây mê, gây tê phổ biến nhất bạn cần biết

(10)
Có rất nhiều ca phẫu thuật yêu cầu thực hiện gây mê hoặc gây tê để giảm đau cho bệnh nhân trong quá trình tiến hành. Tuy nhiên tùy theo từng loại phẫu ... [xem thêm]

11 dấu hiệu bệnh tim bạn không thể bỏ qua

(31)
Hầu hết trường hợp, những dấu hiệu bệnh tim đều xảy ra ở tim và các khu vực gần đó. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể phát sinh tại những bộ phận khác, ... [xem thêm]

Thuốc Differin: Những thông tin quan trọng bạn cần biết

(32)
Thuốc Differin là một loại thuốc dùng ngoài da phổ biến để điều trị mụn trứng cá. Vậy bạn đã biết gì về loại thuốc này chưa?Differin là một loại ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Trưng Vương

(35)
“Bệnh viện Trưng Vương có tốt không?” và “Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương như thế nào?” là những câu hỏi được rất nhiều bệnh ... [xem thêm]

Hiến máu nhân đạo: Những điều quan trọng cần biết

(95)
Ngày 7/4 mỗi năm, mọi người lại cùng chung tay hiến máu nhân đạo. Tuy nhiên, bạn cần trang bị những kiến thức nào trước khi hiến máu?Hiến máu nhân đạo ... [xem thêm]

Mẹo phòng ngừa, trị nám da đơn giản và hiệu quả

(12)
Tìm hiểu chungNám da là bệnh gì?Bệnh nám da là một vấn đề da phổ biến, gây ra các mảng màu nâu đến màu xám nâu trên mặt. Hầu hết mọi người bị tình ... [xem thêm]

Giữ gìn sức khỏe tinh thần của bạn

(100)
Thế nào là sức khỏe tinh thần tốt? Những người có tinh thần tốt trong việc kiểm soát những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ. Họ hiểu về bản thân ... [xem thêm]

Dâu tây: Giá trị dinh dưỡng và những công dụng tuyệt vời

(38)
Dâu tây là loại thực vật có quả và lá dùng để làm thức ăn, bào chế thuốc cũng như có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.Mọi người thường quan ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN