Trẻ sơ sinh sẽ được làm kiểm tra tổng quát như thế nào?

(4.09) - 62 đánh giá

Khi bé mới sinh ra, các bác sĩ nhi khoa sẽ tiến hành các nghiệm pháp khám để kiểm tra tổng quát và phát hiện những bất thường (nếu có) của bé. Vậy những nghiệm pháp đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Chúng tôi qua bài viết này nhé.

Kiểm tra đầu

Bác sĩ sẽ nhìn vào hình dạng đầu của bé. Đầu méo hoặc đúc khuôn là một đặc điểm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Điều này hình thành do quá trình bé chui qua âm đạo của mẹ, và các bác sĩ sẽ phải kiểm tra dấu hiệu này có biến mất hoặc thay đổi trong vòng 48 giờ hay không.

Nếu bạn được giúp sinh bằng kéo forcep hoặc giác hút thì sẽ có một vết nhỏ bầm tím xuất hiện trên đầu của bé. Đây là một biến chứng nhỏ, nhưng những vết bầm này có thể phục hồi lại được và bố mẹ có thể yên tâm về điều này.

Kiểm tra tai và mắt

Bác sĩ sẽ nhìn vào đôi mắt của bé để kiểm tra xem có vấn đề gì không. Trong suốt cuộc kiểm tra đầy đủ, bác sĩ sẽ dùng đèn chiếu chuyên dụng để quan sát mắt bé tìm “điểm đỏ”. Điều này cũng giống như hiệu ứng mắt đỏ từ nhiếp ảnh flash. Nếu một “điểm đỏ” được tìm thấy, đục thủy tinh thể có thể bị loại trừ.

Bé cũng sẽ được kiểm tra thính giác sau khi sinh thông qua một bài tập có tên gọi AOAE (Automated Otoacoustic Emission).

Kiểm tra miệng

Bác sĩ sẽ đưa một ngón tay vào miệng bé để kiểm tra xem mái vòm miệng của bạn đã đầy và phản xạ bú nuốt của bé đang hoạt động. Nếu bé có một khoảng trống trong vòm miệng hay còn gọi là chẻ vòm, bé sẽ cần phẫu thuật.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra lưỡi của em bé để phát hiện các bất thường như thắng lưỡi ngắn, tức là lưỡi của bé vẫn còn neo vào đáy miệng và hạn chế chuyển động. Bác sĩ chỉ có thể kiểm tra sâu hơn nếu bé gặp vấn đề liên tục kéo dài liên quan đến việc cho con bú sữa mẹ.

Kiểm tra tim

Bác sĩ sẽ lắng nghe trái tim của bé bằng ống nghe để loại trừ âm thanh bất thường (âm thổi) hoặc nhịp tim bất thường (quá nhanh hoặc quá chậm so với tuổi). Đây là kiểm tra phổ biến trong vài ngày đầu tiên, vì tuần hoàn máu lưu thông của bé đã trải qua một sự thay đổi lớn khi bé chào đời. Ngoài ra, bác sĩ sẽ bắt thêm động mạch đùi của bé để chắc chắn hệ tuần hoàn máu của bé lưu thông tốt.

Kiểm tra phổi

Bác sĩ sẽ nghe hơi thở của bé và chức năng phổi bằng ống nghe. Mục đích là để kiểm tra sự thông khí bình thường của phổi.

Kiểm tra bộ phận sinh dục

Bộ phận sinh dục của bé có thể xuất hiện sưng lên và màu sậm vì bé đã được tiếp xúc với hormone của bạn trước khi sinh. Những hormone này cũng có thể khiến bé bị nữ hóa tuyến vú, bất kể bé là trai hay gái. Các bé gái có thể bị xuất huyết âm đạo, hoặc ra huyết trắng trong vài tuần đầu do những hormone này.

Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem lỗ hậu môn, lỗ tiểu của bé có hay không để đảm bảo các hoạt động vệ sinh diễn ra bình thường.

Kiểm tra da

Bé sẽ được kiểm tra vết bớt, bao gồm:

  • Vết cò (là những đốm phẳng có màu đỏ hoặc hồng thường xuất hiện dưới mí mắt, cổ hoặc trán của trẻ);
  • Vết bớt xanh/bớt Mông Cổ (có màu xanh xám hoặc màu bầm thường xuất hiện ở vùng lưng dưới, mông hoặc chân tay);
  • Vết bớt có màu dâu tây (vùng màu đỏ nhô lên).

Kiểm tra bàn tay và bàn chân

Bác sĩ sẽ kiểm tra tay, chân và bàn tay của em bé. Ngón tay và ngón chân của bé sẽ được đếm và kiểm tra xem có màng giữa các ngón hay không. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem lòng bàn tay của bé có chỉ tay hay không. Có khoảng 10% dân số có 1 đưởng ở 1 bàn tay và 5% dân số có ở cả 2 bàn tay.

Các nhà khoa học tìm thấy mối liên quan giữa việc chỉ có một chỉ tay đơn lẻ trong lòng bàn tay và hội chứng Down. Tuy nhiên, nếu bé mắc hội chứng Down, các dấu hiệu khác sẽ rõ ràng hơn. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chân của em bé để tìm các dị tật như bàn chân khoèo.

Kiểm tra cột sống

Cột sống của bé sẽ được đánh giá xem có bị cong vẹo hay không. Đôi khi sẽ có một vết lõm ở giữa cột sống của bé, tuy nhiên, các bác sĩ vẫn chưa tìm thấy mối liên quan của dấu hiệu này với bất kỳ bệnh tật nào.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 dấu hiệu tế nhị giúp bạn nhận biết người giữ trẻ không tốt

(100)
6 năm đầu đời của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của bé. Chăm sóc và nuôi dạy con ở lứa tuổi này thật tốt là điều bố mẹ ... [xem thêm]

Làm sao để rệp giường biến mất khỏi nhà của bạn?

(85)
Bạn có phải là người thường xuyên đi du lịch? Bạn có hay bị ngứa và thấy có những vết cắn trên da vào buổi sáng thức dậy? Nếu có, bạn nên thận ... [xem thêm]

Cách chọn son môi đẹp mà vẫn an toàn cho môi

(62)
Thế giới son môi ngày càng đa dạng nhưng không phải loại son nào cũng sẽ tốt cho môi của bạn. Lần tới khi mua son hãy áp dụng những lưu ý sau đây để có ... [xem thêm]

10 lời khuyên giúp lựa chọn thực phẩm giàu protein

(93)
Protein đóng vai trò quan trọng đối với tất cả những tế bào trong cơ thể. Làm thế nào có thể lựa chọn thực phẩm giàu protein cho hoạt động hàng ngày của ... [xem thêm]

Nhiễm trùng cơ hội là gì?

(90)
Virus HIV làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó tạo ra thời cơ để các bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm tấn công.Những người mắc HIV / ... [xem thêm]

Đàn ông lâu không quan hệ có sao không?

(65)
Đàn ông lâu không quan hệ có thể vì phải xa cách vợ để đi công tác hoặc thích cuộc sống “độc thân vui vẻ”. Mặc dù điều này khiến đàn ông trở nên ... [xem thêm]

Khi nào nên cho bé ngủ gối?

(60)
Một chiếc gối nho nhỏ cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy khi nào nên cho bé nằm gối? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]

Đau vùng chậu mạn tính

(87)
Tìm hiểu chungĐau vùng chậu mạn tính là bệnh gì?Đau vùng chậu mạn tính là đau ở vùng dưới rốn và giữa hông, có thể kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Cơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN