Những ngày đèn đỏ đến quá sớm hay quá trễ đều là dấu hiệu của kinh nguyệt không đều mà bạn nên lưu ý vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân kinh nguyệt không đều để biết cách điều trị kịp thời nhé!
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng hành kinh không theo một chu kỳ nhất định, kinh sớm, kinh trễ hay vô kinh. Thời gian và mức độ chảy máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ khác nhau ở mỗi người.
Hiện tượng chảy máu quá nhiều do rong kinh có thể gây thiếu máu hoặc thiếu sắt báo hiệu tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể điều trị khỏi kinh nguyệt không đều. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu và nguyên nhân kinh nguyệt không đều để chăm sóc tốt hơn cho cơ thể nhé.
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu mất đi trong mỗi chu kỳ khác nhau ở phụ nữ. Tuy nhiên, đa số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 24–34 ngày.
Việc ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 4–5 ngày và mất đi một lượng máu khoảng 40 ml. Tuy nhiên, đó là mức trung bình và thường gặp, một số phụ nữ có thể có độ dài chu kỳ kinh nguyệt hay lượng máu nằm ngoài phạm vi này. Nếu bạn mất đi lượng máu tới 80 ml hoặc nhiều hơn được gọi là chảy máu nghiêm trọng bất thường.
Các dấu hiệu phổ biến của chu kỳ kinh nguyệt không đều (thường là kéo dài do rong kinh) bao gồm:
• Bị ướt nhiều hơn một băng vệ sinh hoặc miếng lót trong một giờ, hiện tượng này xảy ra trong vài giờ mỗi lần. Điều này có thể khiến bạn thức dậy vào ban đêm vì bạn cần phải thay băng vệ sinh.
• Bạn không thể hoặc không sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bình thường vì bị chảy máu quá nhiều. Đôi khi, chảy máu bất thường sẽ có những cục máu đông lớn, hoặc kéo dài hơn một tuần.
• Ngoài ra, chảy máu bất thường nghiêm trọng có thể khiến bạn mắc những triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt nhạt, thở dốc, chóng mặt là các dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:
Thuốc
• Một số loại thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu hoặc thuốc điều hòa hormone có thể là nguyên nhân kinh nguyệt không đều.
• Chảy máu nhiều có thể là tác dụng phụ khi đặt các dụng cụ ngừa thai trong tử cung.
Mất cân bằng hormone
Các hormone estrogen và progesterone điều hòa sự tích tụ của lớp niêm mạc tử cung. Sự dư thừa các kích thích tố này có thể gây chảy máu nghiêm trọng.
Sự mất cân bằng hormone phổ biến nhất ở những cô gái bắt đầu có kinh nguyệt trong khoảng một năm rưỡi. Ngoài ra, điều này cũng phổ biến ở phụ nữ gần mãn kinh.
Điều kiện sức khỏe
• Bệnh viêm vùng chậu: Bệnh viêm vùng chậu và các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, cũng như bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là một tình trạng mô ở bên trong tử cung bắt đầu phát triển ở đâu đó bên trong cơ thể. Điều này có thể gây chảy máu nghiêm trọng và đau.
• Hội chứng rối loạn máu di truyền: Chảy máu kinh nguyệt nghiêm trọng cũng có thể do một số rối loạn máu di truyền ảnh hưởng đến khả năng đông máu.
• Tăng sinh khối u lành tính hoặc ung thư: Ung thư cổ tử cung, buồng trứng hoặc tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng, nhưng những điều kiện này không phổ biến. U lành tính trong tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng hoặc trong thời gian dài. Sự tăng sinh khối u lành tính trong nội mạc tử cung có thể làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và mất nhiều máu. Những khối u lành tính này gọi là polyp nếu khối u được tạo thành từ mô nội mạc và được gọi là u xơ tử cung nếu khối u hình thành từ mô cơ.
Các nguyên nhân khác
• Không rụng trứng: Thiếu sự rụng trứng gây ra thiếu hụt hormone progesterone, có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng.
• Lạc nội mạc tử cung: Khi các tuyến từ niêm mạc tử cung nằm trong cơ tử cung, chảy máu nghiêm trọng có thể xảy ra.
• Có thai ngoài tử cung
Bạn nên liên hệ khẩn cấp với bác sĩ nếu bạn bị chảy máu trong khi mang thai. Mang thai bình thường sẽ làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Một số đốm máu xuất hiện trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, thường không đáng lo.
Tuy nhiên, bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức nếu bị chảy máu ồ ạt khi mang thai. Đó có thể là dấu hiệu có thai ngoài tử cung, trứng sau khi thụ tinh bám vào ống dẫn trứng thay vì tử cung như thông thường. Chảy máu thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu sảy thai. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây chảy máu trong thai kỳ và tìm biện pháp can thiệp phù hợp.
Khi nào thì bạn nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên khám phụ khoa mỗi năm một lần để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu bạn bị chảy máu trong các trường hợp sau:
- Giữa hai chu kỳ
- Sau khi quan hệ tình dục
- Khi đang mang thai
- Sau thời kỳ mãn kinh
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong các trường hợp gặp những triệu chứng sau đây:
- Núm vú tiết dịch
- Mọc tóc bất thường
- Nhiều mụn trứng cá
- Đau dữ dội hoặc bị sốt
- Dịch máu có mùi bất thường
- Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân
- Chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn một tuần
- Cần nhiều hơn một miếng băng vệ sinh mỗi giờ, trong vài giờ liên tiếp
Bạn nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn như xem chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu và bao nhiêu băng vệ sinh hoặc miếng lót vệ sinh bạn sử dụng trong mỗi chu kỳ. Thông tin này sẽ hữu ích khi đi bạn khám phụ khoa. Ngoài ra, bạn hãy tránh các sản phẩm có chứa aspirin vì có thể làm tăng sự chảy máu.
Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi chi tiết về tình trạng của bạn, sau đó sẽ chỉ định các xét nghiệm như xét nghiệm máu, phết tế bào cổ tử cung, siêu âm, thử thai… để xác định nguyên nhân kinh nguyệt không đều. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bạn có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc, tiếp tục theo dõi thêm hoặc thực hiện các phẫu thuật kịp thời để can thiệp.
Để chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, bạn cần dành nhiều quan tâm đến các nguyên nhân kinh nguyệt không đều để phát hiện sớm lý do khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn không ổn định. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hoặc bạn bị rong kinh trong mỗi chu kỳ thì hãy đi khám bác sĩ ngay nhé.