Người mắc bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Hãy đọc ngay để biết

(4.28) - 83 đánh giá

Mùa mưa là mùa mà nhiều căn bệnh truyền nhiễm bùng phát, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh đã có từ rất lâu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Những câu hỏi như bị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi hay cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết thế nào mới đúng được rất nhiều ngời thắc mắc.

Nếu như chính bản thân bạn hay người thân đang bị sốt và có những biểu hiện như bồn chồn, cơ thể bị kích thích vật vã, đau bụng, chảy máu chân răng… hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra xem có bị mắc sốt xuất huyết hay không.

Nếu bạn cũng đang băn khoăn không biết rằng liệu sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi, bệnh có dễ chữa hay không, hãy dành ít phút đọc bài viết sau đây, bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Mỗi khi mùa mưa đến là sốt xuất huyết lại xuất hiện và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Căn bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh chính xác không phải do muỗi vằn như mọi người vẫn nghĩ, bởi lẽ bản thân muỗi không mang mầm bệnh. Tác nhân chính gây ra căn bệnh này chính là virus sốt xuất huyết hay còn gọi là virus dengue. Có 4 chủng virus sốt xuất huyết khác nhau, được biết đến là virus DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4.

Virus được truyền sang người do muỗi vằn là trung gian truyền bệnh. Hai loài muỗi được biết đến nhiều nhất là aedes aegypti hoặc muỗi aedes albopictus. Chúng đưa virus gây bệnh vào cơ thể bệnh nhân thông qua vết đốt.

Có thể mô tả ngắn gọn quá trình virus lây nhiễm sang người như sau: đầu tiên là muỗi vằn cái đốt và hút máu người bệnh nhiễm virus dengue, virus tồn tại trong cơ thể muỗi trong khoảng từ 8 đến 11 ngày, sau đó truyền bệnh cho con người thông qua những vết đốt. Cứ thế, chu trình lây nhiễm virus gây bệnh diễn ra.

Do có 4 chủng virus gây bệnh sốt xuất huyết nên dù đã bị bệnh, bạn vẫn có nguy cơ bị lại. Nguyên do là khi nhiễm 1 chủng virus nào đó, cơ thể bạn chỉ có thể tạo miễn dịch với 1 loại đang mắc nên bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc các chủng còn lại.

Người mắc bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

Nhiều người vẫn thắc mắc rằng mắc bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Chúng tôi xin trả lời rằng, khả năng hồi phục tùy vào tình trạng bệnh lý cũng như thể trạng khác nhau của mỗi người. Nhìn chung, bệnh sốt xuất huyết chia làm nhiều giai đoạn khác nhau và thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Các giai đoạn tiến triển của bệnh có thể tóm gọn như sau:

1. Thời kỳ ủ bệnh

Giai đoạn bắt đầu khi người bệnh bị muỗi vằn đốt truyền virus. Ở thời kỳ này vẫn chưa bộc lộ biểu hiện bên ngoài đáng chú ý, thế nên người bệnh cũng khó nhận biết.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết kéo dài từ 3 – 14 ngày (trung bình là 4 – 7 ngày). Thời gian này ngắn hay dài còn tùy vào cơ địa, sức đề kháng của từng cá thể.

Gần như chúng ta sẽ khó có thể phát hiện ra mình mắc bệnh trong giai đoạn này bởi không có triệu chứng đặc trưng và nếu như có cũng rất mờ nhạt.

2. Giai đoạn sốt

Sau thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn sốt. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong 3 ngày đầu của bệnh, đúng như tên gọi, trong 3 ngày này bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao khoảng 39 đến 40°C.

Kèm theo dấu hiệu sốt có thể là một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy, đau các cơ khớp. Người bệnh bị đau đầu sẽ cả thấy đau ở chỗ hốc mắt. Người bệnh kém ăn, buồn nôn hoặc đau tức vùng thượng vị. Ngoài ra, có thể xuất hiện các nốt phát ban dưới da, chảy máu cam hay chảy máu chân răng.

3. Giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Câu trả lời cho việc người bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này. Đây là giai đoạn quan trọng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Giai đoạn này thường kéo dài 3 – 4 ngày, xảy ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt. Tình trạng sốt chấm dứt hoặc chỉ có triệu chứng sốt nhẹ làm người bệnh nghĩ rằng mình đã ổn nhưng thực tế không phải vậy.

Các triệu chứng xuất huyết có thể diễn ra ồ ạt như: xuất huyết ở da (biểu hiện là các chấm ban đỏ ở cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi), xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Trường hợp nặng thì dẫn đến xuất huyết nội tạng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não.

Người bệnh có thể gặp một số biến chứng khác như: khi thoát huyết tương nhiều dẫn đến tràn dịch màng phổi gây căng da, phù nề, gan to. Sự thoát huyết tương nhiều còn gây ra tình trạng sốc với biểu hiện kích thích vật vã, tê lạnh đầu chi, huyết áp giảm vô cùng nguy hiểm.

4. Giai đoạn phục hồi

Bước vào giai đoạn này thì người bệnh có thể thở phào nhẹ nhõm hơn. Giai đoạn phục hồi thường kéo dài từ 1 – 2 ngày. Lúc này, cơ thể đã dần hồi phục, các cơn sốt cũng dứt hẳn, người bệnh đã có thể ăn uống ngon miệng hơn.

Đến đây thì bạn có thể tự trả lời được câu hỏi người bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi, hay bệnh này có chữa được không rồi.

Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết tuy nguy hiểm nhưng nếu chỉ mắc bệnh ở thể nhẹ người bệnh vẫn có thể hoàn toàn được chăm sóc và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, việc chăm sóc người bệnh ở nhà hay ở bệnh viện cũng cần tuân theo những quy tắc cơ bản sau:

1. Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên

Người bệnh nên được theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Khi bị sốt cao trên 38,5°C cần hạ sốt bằng loại thuốc mà bác sĩ đã chỉ định hoặc có thể áp dụng biện pháp như chườm mát, nằm chỗ thoáng cho dễ chịu.

Cần kiểm tra thân nhiệt người bệnh mỗi 4 – 6 giờ một lần. Nếu vẫn còn sốt thì tiếp tục để người bệnh uống thuốc hạ sốt nhưng phải chú ý đến liều lượng, thời gian giãn cách giữa 2 liều liền kề cũng như loại thuốc dùng cho từng đối tượng cụ thể.

2. Cho bệnh nhân uống nhiều nước

Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân được nghỉ ngơi đầy đủ để có thể mau hồi phục cũng như được bù nước đúng cách.

Uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết, vì bệnh sốt xuất huyết thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc.

Để phòng tránh, bạn nên cho bệnh nhân uống oresol hoặc có thể thay thế bằng nước cam, nước chanh hay đơn thuần chỉ là nước lọc đun sôi để nguội. Bạn nên cho người bệnh uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng.

3. Dinh dưỡng

Hãy chọn các món ăn lỏng, dễ tiêu cho người bệnh. Những loại thức ăn như cháo, súp vừa dễ ăn, vừa bù nước cho bệnh nhân rất tốt. Hơn nữa, khi nấu ăn cần xem xét vấn đề vệ sinh và đảm bảo đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết.

Bạn không nên cho người bệnh ăn các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ để tránh gây khó tiêu. Ngoài ra, bệnh nhân không uống trà hay sử dụng các chất kích thích khác, tiêu thụ thực phẩm đậm màu khi đang bị bệnh. Lưu ý là, bạn không nên ép người bệnh ăn quá nhiều hay quá no, tốt nhất nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa.

4. Thuốc dùng

Cần sử dụng loại thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Đặc biệt chú ý không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, ibuprofen vì có thể gây nhiều tác dụng phụ như hội chứng Reye, xuất huyết làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Người bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết của người nhà bệnh nhân trong việc chăm sóc, phối hợp cùng bác sĩ để điều trị cho người bệnh.

Minh Phú/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cân nặng của mẹ khi thụ thai nên là bao nhiêu?

(93)
Theo nghiên cứu, phụ nữ thừa hoặc thiếu cân sẽ có cơ hội thụ thai thấp hơn từ 23 đến 43% so với những phụ nữ khác. Chính vì vậy, cân nặng của mẹ khi ... [xem thêm]

Điểm danh các loại vắc xin cho nam giới

(76)
Trong khoảng thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ suy yếu. Mẹ bầu nên tiêm vắc xin nào để bảo vệ mẹ và thai nhi?Mang thai là thiên chức ... [xem thêm]

Tinh dầu cam: 10 tác dụng và những lưu ý khi dùng

(31)
Tinh dầu cam còn có tên gọi cụ thể hơn là tinh dầu cam ngọt. Mùi hương dễ chịu của loại tinh dầu này mang đến nhiều tác dụng thú vị.Bài viết sau, Chúng ... [xem thêm]

9 nguyên nhân khiến bạn bị sưng âm đạo

(21)
Bạn cảm thấy lo lắng khi phát hiện mình bị sưng âm đạo? Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng nấm men, u nang âm đạo hay các bệnh lây ... [xem thêm]

Biến chứng suy thận: điều trị thế nào?

(99)
Suy thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người qua một số cách khác nhau. Một số người bị mệt mỏi, số khác mất cảm giác ngon miệng khi ăn ... [xem thêm]

Bật mí cách nấu chè dưỡng nhan siêu dễ mẹ đảm nào cũng biết làm

(33)
Cách nấu chè dưỡng nhan ngon hay chè tuyết yến nhựa đào là sự kết hợp khéo léo giữa các thành phần để làm nên món chè tốt cho diện mạo và sức khỏe ... [xem thêm]

Những nghi ngờ sau khi bỏ thuốc lá

(96)
Rất bình thường nếu bạn có những nghi ngờ về quá trình bỏ hút thuốc và sau cai thuốc..Đôi khi những người nghi ngờ có thể cản trở bạn bắt đầu bỏ ... [xem thêm]

Cai thuốc lá thành công – Tự thưởng thôi! (giai đoạn 6)

(62)
Sau khi vượt qua được tất cả khó khăn thì những nổ lực của bản thân rất xứng đáng được khen thưởng của hành trình cai thuốc lá thành công.Ở giai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN