Nên làm gì với chứng trầm cảm ở người cao tuổi?

(4.41) - 64 đánh giá

Khi tuổi tác ngày càng cao, người già rất dễ chán nản, buồn rầu nếu không nhận được quan tâm và chăm sóc đầy đủ. Nếu các tác nhân tiêu cực này ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, họ sẽ bị trầm cảm ở người cao tuổi.

Trầm cảm (depression) biểu hiện bằng sự buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn và dẫn đến gầy yếu.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

Nhiều người già hiện nay bị mắc chứng trầm cảm. Các yếu tố sinh học, xã hội và tâm lý đều có tác động gây nên bệnh trầm cảm ở người cao tuổi như:

  • Khả năng di chuyển bị hạn chế (già yếu, tàn tật, đau ốm…);
  • Bị cô lập hoặc cuộc sống cô đơn;
  • Suy nghĩ tới cái chết;
  • Bước vào giai đoạn hưu trí;
  • Khó khăn về tài chính;
  • Lạm dụng chất gây nghiện kéo dài;
  • Trải qua những cú sốc tâm lý (cái chết của bạn bè và người thân);
  • Ở góa hoặc ly dị;
  • Mắc các bệnh mạn tính.

Tác hại của trầm cảm tới sức khỏe người già

  • Trầm cảm thường khiến người cao tuổi mất cảm giác ngon miệng, khiến họ chán ăn và dẫn đến sụt cân. Bên cạnh đó, họ còn có nguy cơ mắc phải những bệnh về thiếu chất như thiếu máu, loãng xương;
  • Thêm vào đó, triệu chứng mất ngủ khiến cơ thể người già không chỉ giảm sút về sức khỏe mà lại càng ốm yếu, gây ra tình trạng mệt mỏi triền miên và những căn bệnh liên quan tới thần kinh;
  • Cảm giác buồn chán, thất vọng và những suy nghĩ tiêu cực sẽ gây áp lực lên tim khi người bệnh thường xuyên suy nghĩ về chúng, từ đó nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch càng tăng cao;
  • Bệnh trầm cảm còn có thể ảnh hưởng tới trí nhớ của người cao tuổi. Một số người sẽ nhầm tưởng họ mắc bệnh mất trí ở tuổi già nhưng thực chất họ đang bị ảnh hưởng từ chứng trầm cảm. Càng lo lắng hay suy nghĩ về những điều đã qua hay càng bị ám ảnh bởi những thứ trong quá khứ, trí nhớ của người bệnh sẽ càng giảm sút;
  • Ốm yếu, mệt mỏi thường xuyên là những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi.

Điều trị trầm cảm cho người cao tuổi

Phải mất khá nhiều thời gian để tìm ra phương pháp mới điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, các bước điều trị cơ bản bao gồm kết hợp liệu pháp, dùng thuốc và thay đổi lối sống. Các loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng;
  • Chất ức chế Monoamine Oxidase;
  • Bupropion.

Thay đổi lối sống để điều trị trầm cảm

  • Tăng cường hoạt động thể chất;
  • Tìm kiếm một sở thích hoặc thú vui (đọc sách, trồng cây, nuôi chim…);
  • Thăm viếng bạn bè và người thân;
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày;
  • Ăn uống điều độ.

Song song đó, gia đình nên khuyến khích và tạo điều kiện để người bệnh tham gia sinh hoạt cộng đồng như: làm từ thiện, hoạt động ở khu phố, sinh hoạt ở chùa, nhà thờ… Người bệnh sẽ dần tự cân bằng tinh thần khi thấy bản thân hữu ích và vui vẻ, linh hoạt hơn khi giao lưu với nhiều người trong hội, nhóm, câu lạc bộ.

Gia đình có người thân cao tuổi bị trầm cảm nên làm gì?

Gia đình đóng một yếu tố vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi. Do vậy, nếu có người thân cao tuổi bị trầm cảm, bạn hãy ở bên họ và đừng bao giờ để họ một mình hay có cảm giác bị bỏ rơi. Hãy yêu thương và chăm sóc họ, chia sẻ và giúp họ gỡ bỏ những khúc mắc tâm lý. Nên nhớ rằng, bạn không nên đổ mọi trách nhiệm cho bác sĩ, vì chính bạn mới là người trị liệu tâm lý tốt nhất nếu người thân mắc phải trầm cảm. Cho dù có lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi với những triệu chứng và sự kéo dài của căn bệnh, nhưng hãy kiên trì và đừng vội bỏ cuộc. Vì nếu bạn bỏ cuộc, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang quay lưng với chính người thân của mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương pháp điều trị 7 bệnh thường gặp ở nhũ hoa

(70)
Rất nhiều trường hợp có thể dẫn đến các bệnh ở nhũ hoa. Những nguyên nhân đó có thể là do bạn đang mang thai, nhũ hoa bị nhiễm trùng, vú có u hoặc ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào làm trẻ sơ sinh bị động kinh?

(87)
Đột quỵ trước sinh (hay còn gọi là đột quỵ chu sinh) là một cơn đột quỵ xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến 28 ngày đầu sau ... [xem thêm]

8 loại rau củ tốt cho cả bà bầu và thai nhi

(35)
Vấn đề dinh dưỡng khi mang thai là một phần quan trọng của thai kỳ mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng đặc biệt quan tâm. Bà bầu nên ăn rau gì hay tránh ăn gì là ... [xem thêm]

Nhiễm virus tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh viêm cơ tim

(66)
Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên do virus Epstein Barr gây ra. Để bảo vệ trẻ, tốt ... [xem thêm]

Những cơn đau ngực tiết lộ điều gì?

(62)
Đau ngực đôi khi rất dai dẳng, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn biết gì những cơn đau ngực và cách chữa trị? Bạn nên làm gì để ... [xem thêm]

Đánh tan căng thẳng bằng liệu pháp thiên nhiên

(45)
Bạn biết không? Có một người bạn luôn ở bên cạnh bạn trong mỗi khoảnh khắc, luôn đáp ứng không biết mệt mỏi mọi nhu cầu của bạn, không vụ lợi, ... [xem thêm]

Mất phương hướng

(41)
Tìm hiểu về hội chứng mất phương hướngHội chứng mất phương hướng là gì?Mất phương hướng là trạng thái tinh thần thay đổi. Mất phương hướng là khi ... [xem thêm]

Xịt khoáng: Người bạn tuyệt vời của mọi loại da

(35)
Hiện nay xịt khoáng đang dần trở thành một bước dưỡng da quan trọng chẳng kém gì so với toner hay kem dưỡng ẩm. Song một số người lại thấy bước này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN