6 hậu quả của thiếu máu do thiếu vitamin B12 và axit folic

(4.32) - 78 đánh giá

Do hầu hết các trường hợp thiếu vitamin B12 hoặc axit folic có thể dễ dàng điều trị hiệu quả, nên biến chứng thường rất hiếm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng các biến chứng có thể xuất hiện, đặc biệt khi bạn đã thiếu máu trong một thời gian.

Tất cả các loại thiếu máu, bất kể là nguyên nhân gì, đều có thể dẫn đến các biến chứng trên hệ tim mạch và phổi do tim phải hoạt động mạnh hơn bình thường để bơm oxy cho các cơ quan quan trọng. Người lớn bị thiếu máu nặng có nguy cơ tim đập nhanh bất thường (nhịp tim nhanh) hoặc suy tim (tim không đủ sức để bơm máu đi khắp cơ thể).

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

1. Những vấn đề về thần kinh

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra vấn đề về thần kinh (vấn đề ảnh hưởng đến hệ thần kinh), chẳng hạn như:

  • Các vấn đề thị giác
  • Mất trí nhớ
  • Tê và cảm giác như kim chích (dị cảm)
  • Mất phối các động tác (thất điều), ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và gây ra khó nói hoặc khó đi bộ
  • Tổn thường đến các dây thần kinh (thần kinh ngoại biên), đặc biệt là ở chân.

Các biến chứng về thần kinh này không thể điều trị khỏi được.

2. Vô sinh

Thiếu vitamin B12 đôi khi có thể dẫn đến vô sinh tạm thời (không có khả năng thụ thai). Điều này thường được cải thiện nếu được điều trị vitamin B12 phù hợp và kịp thời.

Giống như thiếu vitamin B12 và axit folic cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, điều này chỉ là tạm thời và thường có thể cứu vãn với các chất bổ sung axit folic.

3. Ung thư dạ dày

Nếu bạn thiếu hụt vitamin B12 do thiếu máu ác tính (bệnh hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong dạ dày) thì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu hụt axit folic có thể tăng nguy cơ ung thư, như ung thư đại tràng.

4. Các khuyết tật ống thần kinh

Nếu bạn đang mang thai, thiếu hụt vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ em bé xuất hiện những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng gọi là khuyết tật ống thần kinh. Các ống thần kinh là một kênh hẹp, sau này sẽ phát triển thành não và tủy sống.

Ví dụ về các khuyết tật ống thần kinh bao gồm:

  • Tật nứt đốt sống (cột sống của bé không phát triển đúng cách)
  • Tật vô sọ (em bé được sinh ra mà không có các bộ phận của não và hộp sọ)
  • Thoát vị não (màng hoặc da bọc túi chứa một phần não đẩy ra khỏi một lỗ trên hộp sọ).

Việc thiếu hụt vitamin B12, thiếu axit foclic cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi và sự phát triển của bé trong dạ con (tử cung), tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.

5. Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một thuật ngữ chung mô tả bệnh tim hoặc máu, ví dụ như bệnh mạch vành. Nghiên cứu cho thấy thiếu axit folic trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

6. Những vấn đề khi sinh con

Thiếu axit folic trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non (trước tuần thứ 37 của thai kỳ) hoặc trẻ sơ sinh bị thiếu cân.

Nguy cơ nhau bong non cũng tăng lên. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, vì nhau thai từ từ bong ra khỏi tử cung của mẹ, làm bé thiếu oxy, gây đau bụng và chảy máu âm đạo ở mẹ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tái tạo bề mặt da: những điều cần biết

(97)
Trong khi các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi một thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, liệu pháp tái tạo bề mặt da lại có thể làm thay đổi làn da ... [xem thêm]

Cẩn thận với 6 tác dụng phụ của thuốc kích dục nam

(85)
Các thông tin quảng cáo thường phóng đại những lợi ích tuyệt vời khiến bạn quên để ý các tác dụng phụ của thuốc kích dục. Thế nhưng, điều gì cũng ... [xem thêm]

8 mẹo hữu hiệu giúp bạn trị nứt gót chân

(25)
Khi da chân bạn trở nên quá khô và bắt đầu đầu nứt nẻ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang gặp phải tình trạng khô da nghiêm trọng.Nguyên nhân ... [xem thêm]

Yếu tố nào gây ra bệnh vẩy nến?

(51)
Dầu dừa có nhiều lợi ích cho da, ví dụ như dưỡng ẩm, giảm viêm, diệt vi khuẩn… Ngoài ra, dầu dừa còn là một liệu pháp giúp loại bỏ các vảy đóng trên ... [xem thêm]

Dạy trẻ kỹ năng dùng kéo an toàn bố mẹ không thể bỏ qua

(72)
Cắt bằng kéo đòi hỏi các ngón tay của bé phối hợp nhịp nhàng. Vì thế, bạn cần dạy trẻ kỹ năng dùng kéo để trẻ không cắt phạm vào tay.Mặc dù nhiều ... [xem thêm]

10 thực phẩm giàu chất sắt bạn nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày (Phần 2)

(18)
Bổ sung đều đặn các thực phẩm giàu chất sắt cho bé sẽ giúp con hạn chế được nguy cơ thiếu máu. tăng cường sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng. Sắt là ... [xem thêm]

Cảnh giác với viêm nướu hoại tử cấp tính

(57)
Viêm nướu hoại tử cấp tính là một dạng nghiêm trọng của bệnh viêm nướu, viêm nướu hoại tử cấp tính gây ra đau đớn, nhiễm trùng, chảy máu và loét ở ... [xem thêm]

9 cách giúp tăng khả năng miễn dịch cho da không phải ai cũng biết

(57)
Tăng khả năng miễn dịch cho da (tăng đề kháng da) là việc làm rất quan trọng để giúp cơ thể chống lại các loại bệnh tật. Thế nhưng, điều này ít được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN