Một số vấn đề về đại tiện

(4.47) - 20 đánh giá

Biểu đồ dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin về việc bị đau, ngứa cũng như chảy máu trong quá trình đại tiện.

TRIỆU CHỨNG

CHẨN ĐOÁN

CÁCH TỰ CHĂM SÓC

Bắt đầu ở đây

1. Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có bị ảnh hưởng hay không?

Xem các vấn đề cần tránh đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Không

2.Bạn có bị đau hay không thoải mái với việc đại tiện không?

Không

Xem câu hỏi số 9 .*

3. Bạn có thấy khó khăn mỗi lần đi cầu hay phân của bạn bị khô cứng hay không?

TÁO BÓN có thể gây ra các triệu chứng này.

Bạn nên thêm chất xơ vào chế độ ăn của mình, và uống nhiều nước mỗi ngày.Thuốc nhuận tràng tạo khối cũng có thể giúp giảm táo bón. Bạn cũng phải kiểm tra xem thuốc mà bạn đang dùng có gây táo bón hay không.

Không

4. Bạn có bị sốt, ớn lạnh và đau dữ dội gần vùng hậu môn, ngay cả khi bạn không đi đại tiện?

Bạn có thể bị áp xe vùng hậu môn, là nhiễm trùng mưng mủ vùng hậu môn.

Bạn cần đến gặp bác sĩ.

Không

5.Bạn có bị ngứa khi đi đại tiện ?

Không

Xem câu hỏi số 9 .*

6. Bạn có các khối màu đỏ hung nhỏ nhô ra khỏi hậu môn không?

Có thể bạn bị SA TRỰC TRÀNG . Những người mắc bệnh này thường có cảm giác không thể đi hết phân trong ruột. Họ cũng có thể đi được chút xíu hoặc không thể kiểm soát được việc đi cầu.

Bạn cần đến gặp bác sĩ.

Không

7. Bạn có thường bị ra máu tươi khi đi ngoài hay không, hay có xuất hiện búi nhỏ, mềm gần trực tràng không ?

Có thể bạn đã bị bệnh TRĨ ngoại hoặc trĩ thuyên tắc.

Sử dụng loại kem trĩ không cần kê toa hoặc thuốc đạn và ngâm vùng bị trĩ trong nước ấm có thể giúp giảm đau và ngứa. Trong thời gian 1-2 tuần nếu bệnh không cải thiện , hoặc nếu vẫn tiếp tục chảy máu, bạn nên tới bác sĩ.

Không

8. Bạn có bị ngứa quanh trực tràng ngay cả khi bạn không đi ngoài?

Ngứa ở hậu môn có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm, do dị ứng với giấy vệ sinh hoặc do giun kim.

Sử dụng thuốc kháng nấm không theo toa cho bệnh nhiễm nấm hoặc thuốc chống ký sinh trùng cho giun kim. Nếu bạn nghĩ rằng vấn đề chủ yếu do dị ứng, hãy thử sử dụng giấy vệ sinh màu trắng không mùi. Khám bác sĩ nếu triệu chứng không được cải thiện.

Không

*9. Trong phân có máu hay là phân hỗn tạp hay không?

Việc xuất hiện máu có thể do trĩ nội. Trĩ nội thường không làm bạn khó chịu. Nhưng có thể là dấu hiệu của UNG THƯ TRỰC TRÀNG, đặc biệt là nếu bạn trên độ tuổi 40. Các dấu hiệu khác của ung thư trực tràng có thể bao gồm những thay đổi về hình dạng của phân và những cơn đau bụng quặn vùng bụng dưới.

Bạn nên đi khám bác sĩ. Bệnh trĩ thường được điều trị với loại kem không theo toa hoặc thuốc đạn. Ngâm mình trong nước ấm cũng có thể giúp giảm bớt đau đớn.

Không

10. Phân của bạn có màu xám hoặc hơi trắng không?

Có thể bạn bị TẮC NGHẼN Ở TÚI MẬT hoặc gần đó, hoặc có thể bạn bị bệnh gan hoặc nhiễm trùng.

Bạn cần đến bác sĩ trong thời gian sớm nhất

Không

11. Bạn có gặp trở ngại khi đại tiện nếu không có thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ không?

Lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể làm cho bạn phải phụ thuộc vào chúng.

Tránh sử dụng thuốc nhuận tràng. Thay vào đó bạn nên thêm chất xơ vào chế độ ăn của mình, uống nhiều nước mỗi ngày. Hãy nhớ rằng không cần thiết bạn phải đi ngoài mỗi ngày. Thông thường bạn có thể đại tiện 3 lần/ngày đến 3 lần/tuần

Không

Nếu cần thêm thông tin, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Nếu vấn đề của bạn nghiêm trọng hãy gọi ngay cho bác sĩ.

​Công cụ này đã được xem xét bởi các bác sĩ và chỉ dành cho mục đích giáo dục. Nó không phải là sự thay thế cho các chỉ dẫn y khoa. Những thông tin này không nên được tin tưởng để đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi được khám trực tiếp và đầy đủ.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/ familydoctor/en/health-tools/ search-by-symptom/ elimination – problems .html

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thị Mến - Ths.BS. Hoàng Thị Tú Anh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phát ban và những thay đổi ngoài da thường gặp

(82)
Vị trí, hình dạng và màu sắc của phát ban ngoài da sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Sơ đồ dưới đây hướng dẫn cơ bản về các phát ban ngoài da thông ... [xem thêm]

Một số bệnh liên quan đến hông

(76)
Bạn hãy làm theo biểu đồ dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về các nguyên nhân thường gặp của chứng đau hông. TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN XỬ ... [xem thêm]

Tiếp cận triệu chứng đau lưng dưới

(18)
Đau lưng là một vấn đề phổ biến thường được gây ra bởi việc lạm dụng hoặc sử dụng sai các cơ bắp vùng lưng. Một số nguyên nhân và điều trị các ... [xem thêm]

Các vấn đề răng miệng ở trẻ em

(16)
Lở loét hoặc các vấn đề khác ở răng miệng của con bạn có thể gây đau và lo lắng. Hãy theo dõi bảng sau để có thêm thông tin về những ... [xem thêm]

Đau ngực cấp – Tiếp cận triệu chứng

(25)
Cơn đau ngực dữ dội và đột ngột có thể là biểu hiện đe dọa tính mạng. Theo dõi biểu đồ này để biết thêm thông tin. TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN ... [xem thêm]

Triệu chứng sưng mặt

(63)
Hãy theo dõi biểu đồ này để giúp bạn có thể phân biệt được các dạng khác nhau của chứng sưng mặt. TRIỆU CHỨNG CHẤN ĐOÁN TỰ CHĂM SÓC ... [xem thêm]

Triệu chứng đau bụng mạn tính

(95)
Đau bụng thường xuyên hoặc thường tái phát còn được gọi là đau bụng mạn tính, có thể rất khó để chẩn đoán, làm bối rối cho bạn lẫn bác sĩ. Các ... [xem thêm]

Xét nghiệm hình ảnh khi đau lưng

(27)
Chụp X quang, CT, và MRI,.. là các loại khảo sát hình ảnh giúp thể hiện hình ảnh bên trong cơ thể. Bạn có thể nghĩ rằng mình cần một trong số các khảo sát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN