Đau bụng thường xuyên hoặc thường tái phát còn được gọi là đau bụng mạn tính, có thể rất khó để chẩn đoán, làm bối rối cho bạn lẫn bác sĩ. Các triệu chứng của bạn có trùng với một trong các chẩn đoán được mô tả biểu đồ dưới đây?
Triệu chứng | Chẩn đoán | Tự chăm sóc | ||
Bắt đầu tại đây | ||||
1. Cơn đau của bạn có tăng sau khi ăn? | | Đến câu 10* | ||
Có | ||||
2.Bạn có thấy đau bụng trên rốn tăng khi bạn cúi xuống hoặc nằm xuống vào ban đêm? | | Vấn đề của bạn có thể là thoát vị khe hoành. | | Đi khám bác sĩ. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (5-6 bữa) đặc biệt là vào ban đêm. Chỉ nằm sau ăn 3 giờ. Nằm đầu cao (sử dụng 2 hoặc 3 gối, hoặc nệm nước, hoặc nâng cao đầu giường khoảng 15 cm) để ngăn chặn sự khó chịu. |
Không | ||||
3.Cơn đau thuyên giảm bởi thuốc kháng acid? | | Cơn đau của bạn có thể do viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược dạ dày – thực quản | | Chia nhỏ bữa ăn và sử dụng thuốc kháng acid. Nếu các thuốc kháng acid không có tác dụng thì hãy đến gặp bác sĩ. |
Không | ||||
4.Các cơn đau bắt đầu ở ¼ trên phải bụng, sau ăn đồ dầu mỡ hay béo? | | Đây có thể là một dấu hiệu của sỏi mật hoặc viêm túi mật . | | Hãy đi khám bác sĩ |
Không | ||||
5.Cơn đau của bạn tăng khi bạn bị căng thẳng hoặc rối loạn đi cầu (tiêu chảy xen kẽ táo bón) | | Nguyên nhân có thể do hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng co thắt . | | Hãy dùng chế độ ăn giàu chất xơ trong 2 tuần. Thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng và tập thể dục thường xuyên. Nếu bạn không cảm thấy tốt hơn, hãy đến bác sĩ để kiểm tra. |
Không | ||||
6.Bạn có đi ra phân sệt hoặc lỏng nhiều lần trong ngày kèm có chất nhầy hoặc máu lẫn trong phân của bạn? | | Nguyên nhân có thể do viêm loét ruột già . | | Hãy đi khám bác sĩ, Các bệnh lý này cần được điều trị đặc hiệu. |
Không | ||||
7.Bạn có những cơn đau tái phát ở phía dưới bên trái của bụng kèm sốt? | | Bạn có thể bị viêm túi thừa đại tràng | | Bất kỳ sự nhiễm trùng ở bụng đều nguy hiểm. Hãy gọi ngay cho bác sĩ |
Không | ||||
8. Bạn có thấy máu tươi ở trong hay dính trên phân khi đi cầu? | | Phân có máu tươi có thể bị gây nên bởi bệnh trĩ chảy máu , hoặc u nhú chảy máu . Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng . | | Hãy đi khám bác sĩ |
Không | ||||
9. Bạn chưa đi cầu trong vài ngày hay khó đi cầu? | | Táo bón | | Sử dụng thuốc nhuận trường và nhớ là bổ sung chất xơ cũng như là chất lỏng vào trong chế độ ăn của bạn. Nếu chứng táo bón kéo dài thì hãy đến gặp bác sĩ. |
Không | ||||
* 10. Bạn không có cảm giác thèm ăn và sụt 10% trọng lượng trong vòng vài tháng qua mà không do cố tình giảm cân. | | Giảm cân không chủ ý có thể là một dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng như ung thư. | | Hãy đi khám bác sĩ |
Không | ||||
Da hoặc mắt bạn có màu vàng, hoặc nước tiểu của bạn có màu sẫm? | | Bạn có thể bị viêm gan siêu vi . | | Hãy đi khám bác sĩ |
Không | ||||
12.Bạn có bị sốt, đau họng, hoặc cực kỳ mệt mỏi? | | Bạn có thể bị nhiễm siêu vi . | | Hãy đi khám bác sĩ. Điều trị bệnh này bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc để điều trị các triệu chứng. |
Không | ||||
13. Bạn có bị đầy hơi và cảm thấy khó chịu bởi các sản phẩm từ sữa hay lúa mỳ? | | Vấn đề của bạn có thể là hấp thu kém, không có khả năng hấp thụ một số loại thực phẩm, hoặc không dung nạp lactose | | Tránh các loại thực phẩm và đồ uống gây ra các triệu chứng đó. Những người mắc chứng không dung nạp lactose có thể sử dụng các loại men lactoza để giúp cho việc tiêu hóa thức ăn chứa lactose. |
Không | ||||
14.Phân của bạn có váng mỡ? | | Tuyến tụy của bạn có thể không được sản xuất đủ men tiêu hóa . Tình trạng này được gọi là suy tụy. | | Hãy báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể yêu cầu một mẫu phân của bạn để xác nhận suy tụy. |
Không | ||||
15. Bạn có bị trung tiện rất hôi thối và thỉnh thoảng đi tiêu lỏng? | Có | Bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột (kí sinh trùng, vi trùng). | | Đi khám bác sĩ. Để ngăn ngừa nhiễm trùng ký sinh, không uống nước chưa qua xử lý từ các hồ, suối, và rửa rau quả thật sạch trước khi ăn. |
Không | ||||
Để biết thêm thông tin, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng vấn đề của bạn là nghiêm trọng thì hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. |
Công cụ này đã được xem xét bởi các bác sĩ và chỉ dành cho mục đích giáo dục. Nó không phải là sự thay thế cho các chỉ dẫn y khoa. Những thông tin này không nên được tin tưởng để đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi được khám trực tiếp và đầy đủ.
Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/health-tools/search-by-symptom/abdominal-pain-long-term.html