Mẹ có HBsAg âm tính: Trẻ vẫn có thể bị viêm gan B!

(3.74) - 61 đánh giá

Vì nhiều lý do, trẻ sơ sinh sau khi chào đời rất dễ mắc bệnh viêm gan siêu vi B, kể cả khi mẹ có kết quả HBsAg âm tính. Vì vậy, việc chích ngừa viêm gan B cho trẻ trong 12 giờ đầu luôn cần được ưu tiên.

Viêm gan siêu vi B (viêm gan B) là một bệnh truyền nhiễm vô cùng phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu bắt nguồn từ virus viêm gan B (HBV).

Kiểm tra HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B) là một trong những xét nghiệm viêm gan B thường thấy dùng để chẩn đoán liệu bạn có đang nhiễm HBV hay không. HBsAg dương tính chỉ ra trong người bạn đang chứa virus viêm gan B, còn HBsAg âm tính thì ngược lại.

Tuy nhiên, trong một số tình huống, kết quả lại không đơn giản như trên. Ví dụ như, kể cả khi mẹ bầu có kết quả HBsAg âm tính, đứa trẻ sau khi chào đời vẫn có nguy cơ nhiễm HBV. Vì sao lại có tình trạng này? Hãy cùng Chúng tôi tìm kiếm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Xét nghiệm viêm gan B là gì?

Để kiểm tra liệu bạn có đang nhiễm virus viêm gan B hay không, các chuyên gia y khoa sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm máu chuyên dụng, gọi là xét nghiệm viêm gan B. Những xét nghiệm này có nhiệm vụ đưa ra kết quả số lượng của các yếu tố dưới đây, bao gồm:

  • Kháng nguyên: một loại protein của vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…). Nếu kết quả kháng nguyên HBV của bạn dương tính, bạn chắc chắn đang bị nhiễm viêm gan B.
  • Kháng thể: protein do cơ thể sản sinh chịu trách nhiệm đối phó với mầm bệnh. Sự hiện diện của kháng thể HBV cho thấy bạn đã hoặc đang chứa virus trong người.
  • ADN của virus viêm gan B: số lượng ADN của chủng vi sinh vật này giúp bạn xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, đồng thời cũng cho thấy liệu bạn có nguy cơ lây virus cho người khác hay không.

Trong các xét nghiệm trên, xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) là một trong các loại xét nghiệm thường được triển khai nhất. Các chuyên gia tiến hành xét nghiệm này với mục đích sàng lọc, phát hiện và chẩn đoán tình trạng lây nhiễm HBV cấp hoặc mãn tính.

Mặt khác, kháng nguyên bề mặt viêm gan B sẽ không còn tồn tại trong máu khi người bệnh đã bước vào giai đoạn hồi phục. Do đó, sau khi kết thúc liệu trình chữa viêm gan B, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm HBsAg một lần nữa để chắc chắn về mức độ phục hồi của mình.

Ngoài ra, một công dụng khác của loại xét nghiệm này là chỉ ra những người đang chứa virus viêm gan B trong người nhưng lại không bộc lộ bất kỳ dấu hiệu nào.

Vì sao trẻ sơ sinh vẫn cần chích ngừa viêm gan B khi mẹ đã có kết quả HBsAg âm tính?

Trên lý thuyết, mẹ bầu có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính sẽ không mắc bệnh viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh sau khi chào đời vẫn cần được chích ngừa viêm gan B đầy đủ vì những nguyên nhân như sau:

  • Trường hợp HBsAg âm tính giả: bà bầu bị viêm gan B nhưng xét nghiệm lại cho ra kết quả HBsAg âm tính vì nhiều lý do như:
    • Chất lượng xét nghiệm (hóa chất, dụng cụ, kỹ thuật của người làm…)
    • Nhầm lẫn trong khâu ghi chép hoặc báo cáo
  • Virus viêm gan B trong người mẹ là chủng đột biến, có khả năng lẩn tránh bạch cầu và không thể phát hiện bằng xét nghiệm máu thông thường.
  • Mẹ bầu nhiễm virus trong thời kỳ cửa sổ (30 – 60 ngày) nên xét nghiệm không phát hiện ra.

Mặt khác, kể cả khi mẹ có kết quả HBsAg âm tính thật, đứa trẻ khi chào đời vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B trong phòng sinh từ nhân viên y tế hoặc thậm chí là người trong gia đình.

Trẻ sơ sinh có thể nhiễm HBV qua đường nào?

Virus viêm gan B chủ yếu tấn công trẻ sơ sinh qua hai con đường, bao gồm:

  • Lây truyền từ mẹ sang con: Theo thống kê từ các chuyên gia, đây là con đường lây nhiễm virus viêm gan B phổ biến nhất. Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm HBV từ mẹ vẫn chưa có xu hướng thuyên giảm.
  • Nhiễm virus qua máu: Máu là “địa bàn” của phần đông virus viêm gan B. Do đó, nếu quy trình chích ngừa và truyền máu cho trẻ không an toàn, trẻ sẽ dễ dàng nhiễm HBV.

Những lưu ý sau khi chích ngừa viêm gan B cho trẻ

Mặc dù vắc xin viêm gan B tương đối an toàn cho mọi đối tượng, nhưng một số tình huống hy hữu như cơ thể phản ứng tiêu cực với vắc xin vẫn có nguy cơ xảy ra. Do đó, sau khi chích ngừa viêm gan B cho trẻ nhỏ, bạn cần:

  • Ở lại địa điểm tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi thêm. Đồng thời, bạn cũng nên tiếp tục quan sát các biểu hiện của bé thêm một ngày sau khi tiêm phòng.
  • Lúc này, trẻ có xu hướng quấy khóc hơn bình thường. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến trẻ nhiều hơn. Ngoài ra, hãy cố gắng cho trẻ bú khi đang thức thay vì ngủ.
  • Một số phản ứng phụ sau khi tiêm phòng viêm gan B như sốt, đau, vị trí tiêm sưng tấy… rất dễ phát sinh. Khi đó, bạn có thể giúp bé dễ chịu hơn bằng cách cho trẻ bú nhiều hoặc uống nhiều nước và chườm mát.
  • Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao hoặc những triệu chứng trên xảy ra trong thời gian dài, hãy lập tức đến bệnh viện gần nhất để tiếp nhận điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nóng vội tìm cách hạ đường huyết nhanh, bạn có thể nhận cái kết đắng

(90)
Kiểm soát đường huyết là một quá trình lâu dài của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp như sử dụng thuốc, chế ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không muốn đi học

(35)
Vì sao trẻ không muốn đi học? Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Muốn biết câu trả lời, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

(53)
Tìm hiểu chungDị dạng động mạch vành là gì?Dị dạng động mạch vành là một khiếm khuyết trong một hoặc nhiều động mạch vành của tim. Khuyết tật này ... [xem thêm]

13 bài tập giúp phái mạnh cải thiện chuyện ấy

(34)
Phái mạnh hoàn toàn có thể cải thiện chuyện ấy của mình thông qua những bài tập chuyên sâu. Trong đời sống tình dục, nữ giới luôn muốn phái mạnh thể ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên cảnh giác nếu thấy xuất hiện dịch màu nâu

(98)
Bạn vô cùng lo lắng vì bỗng một ngày bạn phát hiện những vết lốm đốm dịch màu nâu từ âm đạo. Vậy bạn cần làm gì nếu gặp phải trường hợp này? ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh sán chó: 10 biểu hiện thường gặp

(37)
Triệu chứng bệnh sán chó thường khiến người bệnh lầm tưởng với các bệnh lý hoặc những vấn đề khác về da liễu. Hơn nữa, khi giun, sán ký sinh vào ... [xem thêm]

Mách mẹ bầu 6 bí quyết tăng cường miễn dịch khi mang thai

(84)
Mang thai là thời điểm mà cơ thể có rất nhiều thay đổi, do đó mẹ bầu sẽ rất dễ bị bệnh nếu miễn dịch suy yếu hay mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Do ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu

(12)
Đa hồng cầu là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, có hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh đa hồng cầu ở Hoa Kỳ vào năm 2003. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN