Mẹ bầu không nên xem thường nấm âm đạo khi mang thai

(3.7) - 50 đánh giá

Phụ nữ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai. Những chia sẻ dưới đây giúp bạn xác định được nguyên nhân, dấu hiệu bệnh để biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời.

Gần 75% phụ nữ trưởng thành bị nhiễm nấm âm đạo một lần trong đời. Ngứa là biểu hiện rõ nhất khi bệnh đã khởi phát.

Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Bệnh nhiễm nấm âm đạo phát sinh khi các loại nấm ở vùng âm đạo hay còn gọi là nấm Candida gia tăng đột biến. Khi sự cân bằng lượng vi khuẩn và nấm trong âm đạo bị phá vỡ do nồng độ estrogen tăng lên trong thai kỳ, việc sử dụng thuốc tránh thai hay liệu pháp estrogen thì loại nấm này sẽ sinh sôi mạnh và gây ra các triệu chứng bệnh. Vùng kín với độ ẩm quá cao cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng, tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm ở vùng âm đạo phát triển.

Các biểu hiện thường gặp khi nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Trong suốt thời gian mang thai, bạn dễ dàng nhận biết dịch tiết âm đạo tăng lên đáng kể. Nhiễm trùng nấm Candida gây ra các vết sần, khí hư màu trắng đục, không hôi nhưng ra nhiều. Thai phụ thường có cảm giác đau như kim châm và nóng xung quanh vùng âm đạo kèm các vết đỏ và sưng tấy. Ngoài ra, khi bị nhiễm nấm Candida, người mắc bệnh thường cảm thấy bị đau rát khi quan hệ tình dục.

Các biến chứng có thể gặp nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo

Bệnh nấm âm đạo khi mang thai ngoài việc gây khó chịu và bất tiện thì không nguy hiểm cho mẹ bầu. Việc chẳng may bị nhiễm nấm âm đạo trong thời gian chuẩn bị sinh chính là nguyên nhân gây bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị tưa miệng, ta dễ dàng nhận thấy các mảng bám trắng trong miệng bé. Bệnh có thể lây sang mẹ khi cho con bú. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị dễ dàng bằng các loại thuốc kháng nấm nhẹ cho bé hoặc các kem chống nấm cho mẹ.

Trong một số trường hợp, nhiễm nấm âm đạo có thể là nguyên nhân ban đầu gây ra các bệnh nguy hiểm khác diễn ra sau đó như các bệnh lây lan qua đường tình dục, bệnh nhiễm khuẩn âm đạo. Nếu bạn có các dấu hiệu khác như khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám, có mùi nặng hay đau rát, nóng xung quanh vùng kín, tốt nhất là bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng tránh nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Mang thai khiến lượng hormone trong cơ thể thay đổi ngoài tầm kiểm soát, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để ngăn ngừa bệnh nấm âm đạo khi mang thai. Kim chỉ nam trong việc phòng bệnh này là bạn cần giữ cho vùng kín khô thoáng và sạch sẽ. Chúng tôi gợi ý bạn một số phương pháp phòng bệnh như sau:

  • Mặc các loại đồ lót làm bằng chất liệu cotton có kích thước phù hợp, không quá chật
  • Không mặc đồ lót khi ngủ và nên mặc các bộ đồ ngủ kiểu pijama để vùng kín được khô thoáng
  • Tắm bằng vòi sen thay vì tắm bồn đặc biệt là bồn bong bóng
  • Sử dụng các sản phẩm dung dịch phụ nữ nhẹ nhàng và không có mùi cho vùng kín
  • Không thụt rửa âm đạo hay sử dụng thuốc xịt âm đạo và chất khử mùi
  • Vệ sinh vùng kín thật kỹ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh (bạn nên lau khô từ trước ra sau)
  • Không ngồi khi mặc quần áo ẩm ướt
  • Sau khi tắm hoặc đi bơi, hãy lau khô cơ thể đặc biệt là vùng kín trước khi mặc quần áo
  • Hạn chế lượng đường và sản phẩm ngũ cốc tinh chế trong khẩu phần ăn xuống mức thấp nhất.

Có nhiều thông tin không chính thống cho rằng việc sử dụng sữa chua, thực phẩm giàu men vi sinh chứa nhiều lactobacillus hay các biện pháp tự nhiên khác như tỏi, tinh dầu trà mang lại hiệu quả trong việc điều trị và phòng tránh nhiễm nấm âm đạo. Song trên thực tế, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào làm sáng tỏ nhận định trên.

Những biện pháp điều trị nhiễm nấm âm đạo cho mẹ bầu

Kem kháng nấm và thuốc đặt âm đạo là sự lựa chọn tốt, an toàn nhất để điều trị bệnh nếu mẹ bầu đang bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, mẹ bầu cần kiên nhẫn chờ đợi vì sẽ mất khoảng vài ngày để thuốc phát huy công dụng.

Các loại thuốc kháng nấm đường uống như fluconazole thường thuận tiện hơn. Tuy nhiên, thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ nhất. Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng thuốc vào giai đoạn này có thể gây ra nhiều tác hại cho thai nhi. Bạn có thể sử dụng fluconazole ở tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba hoặc trong thời kỳ cho con bú.

Lưu ý rằng các biện pháp điều trị trên chỉ mang tính tạm thời. Các dấu hiệu bệnh có nguy cơ quay trở lại sau một thời gian ngừng điều trị.

Nhiễm nấm âm đạo nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé thời kì mang thai và sau đó. Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp các mẹ bầu phòng tránh được bệnh để cho yêu chào đời thật mạnh khỏe.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn nên ăn gì để bảo vệ mắt khỏi cận thị?

(58)
Hiện nay, cận thị không còn xa lạ với mọi người, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Việc tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho mắt để bổ sung vào bữa ăn ... [xem thêm]

Nguyên nhân, diễn biến và cách điều trị khi bị vỡ ối non

(73)
Vỡ ối non là một biến cố không mong muốn trong quá trình mang thai. Ối vỡ non khiến cho bà mẹ lo lắng bởi ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.Trước khi em ... [xem thêm]

Phẫu thuật tạo hình dương vật: phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam

(44)
Phẫu thuật tạo hình dương vật là bước cuối cùng của quá trình phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam. Cũng giống như bất kỳ thủ thuật khác, phẫu ... [xem thêm]

7 sự khác biệt về cách thủ dâm của phụ nữ và đàn ông

(95)
Thủ dâm là một chuyện thầm kín chúng ta không muốn chia sẻ với ai cả, nhưng đôi lúc bạn vẫn tò mò… cách thủ dâm của đàn ông và phụ nữ khác nhau thế ... [xem thêm]

Những điều cần biết về xét nghiệm đo mật độ xương

(54)
Có thể bạn đã từng nghe nói về xét nghiệm đo mật độ, khối lượng xương hoặc đôi khi là tỷ trọng khoáng xương BMD. Tất cả các loại xét nghiệm này ... [xem thêm]

Cách chữa đau đầu không dùng thuốc trong vòng 3 ngày

(46)
Công việc gia đình và việc ngoài xã hội khiến bạn chịu áp lực có thể dẫn đến những cơn đau đầu thường xuyên quấy nhiễu. Vậy làm cách nào để có ... [xem thêm]

Mọi thứ bạn cần biết về chế độ ăn cho người tiểu đường

(85)
Dù bạn đang có nguy cơ bệnh tiền đái tháo đường hoặc đang duy trì một chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thì một vài bước đơn giản dưới ... [xem thêm]

Những lợi ích của củ hành đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua

(68)
Ngoài là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn, củ hành còn chứa nhiều dưỡng chất và có vô vàn những lợi ích đối với sức khỏe con người. Hành ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN