Làm thế nào để đối phó với thai kỳ có nguy cơ cao? (Phần 1)

(3.55) - 36 đánh giá

Khi thai kỳ có nguy cơ cao, bạn cần phải chú ý những gì để bảo vệ cho thai nhi? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.

Khi mang thai, bạn phải bận rộn lo lắng về nhiều thứ, từ chuyện ăn uống cho đến ngủ nghỉ như thế nào cho hợp lý. Nếu thai kỳ có nguy cơ cao thì việc lo lắng lại còn nhiều hơn nữa. Sau đây, Chúng tôi sẽ giúp bạn cách để đối phó với những lo âu, phiền toái này nhé.

Định nghĩa về thai kỳ có nguy cơ cao

Thai kỳ nguy cơ cao nghĩa là trong giai đoạn mang thai, bạn cần phải được quan tâm một cách đặc biệt để đảm bảo cả mẹ và bé khỏe mạnh. Khái niệm “nguy cơ cao” có thể dùng để ám chỉ rất nhiều vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, ví dụ như đái tháo đường thai kỳ, béo phì, tiền sản giật hay thậm chí cả HIV.

Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Những gì bạn cần làm rất đơn giản:

  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ một cách chặt chẽ;
  • Đi khám thai đầy đủ;
  • Làm tất cả các xét nghiệm mà bác sĩ đề nghị;
  • Uống đầy đủ thuốc theo toa;
  • Luôn hỏi bác sĩ mỗi khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào;
  • Theo dõi các dấu hiệu hoặc triệu chứng để đi khám kịp thời, trước khi mọi chuyện trở nên xấu hơn;
  • Sắp xếp công việc để nghỉ ngơi hợp lý. Trao đổi với bác sĩ (và với cả sếp của bạn) về việc làm sao để điều chỉnh giữa trách nhiệm công việc và lịch khám thai.

Làm sao để giảm bớt áp lực?

Mang thai sẽ làm cho tâm trạng của bạn lên xuống thất thường. Cách tốt nhất để đập tan căng thẳng, khó chịu là hãy tập trung năng lượng vào những thứ mà bạn có thể kiểm soát tốt, còn cái gì khó thì hãy bỏ qua.

Dưới đây là vài cách hiệu quả để đối phó với áp lực và giữ cho cơ thể, tâm trí được ổn định:

  • Nghỉ ngơi. Hãy sắp xếp thời gian để bạn có thể ngủ trưa, ngồi thiền hoặc tìm cách gì đó để thư giãn. Nếu bạn làm việc ở văn phòng thì hãy nâng cao chân lên khi ngồi;
  • Giảm bớt khối lượng công việc. Hãy nhờ chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình san sẻ bớt việc nhà. Nếu tài chính dư dả, hãy cân nhắc mướn người giúp việc để bạn không cần phải lo nghĩ nữa.
  • Tập thể dục. Trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên, việc tập thể dục thường xuyên rất quan trọng khi mang thai. Đi bộ và bơi lội là hai lựa chọn rất tốt. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được các hoạt động thể dục nào là an toàn và phù hợp với bạn;
  • Tham gia 1 lớp giữ vóc dáng. Các bài tập làm giảm stress dựa trên tác động tâm lý và yoga trước sinh là những lựa chọn tốt để đối phó với căng thẳng;
  • Dạo chơi ở ngoài. Không khí mát lành và ánh nắng dịu nhẹ sẽ giúp bạn trở nên ôn hòa và dễ chịu. Dành thời gian ở bên ngoài cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Cách để cơ thể tràn trề năng lượng

Trong một vài thời điểm của thai kỳ, bạn có thể sẽ cảm thấy dường như mình không có năng lượng. Hãy nghỉ ngơi một chút vì hầu hết năng lượng trong cơ thể bạn lúc này đang được chuyển về cho thai nhi. Những lúc như vậy, hãy thực hiện những cách đơn giản sau để bảo tồn năng lượng:

  • Để cơ thể nghỉ ngơi đúng lúc.
  • Uống đủ 2-3 lít/ngày.
  • Hãy ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như trứng, lúa mạch và táo. Nếu bạn đang bị thiếu máu hoặc bị thiếu sắt thì phải uống bổ sung viên sắt.

Làm cách nào để kiểm soát cảm xúc theo hướng tích cực?

Bạn đừng ép buộc bản thân phải lúc nào cũng vui vẻ hoặc đầy hứng khởi. Mỗi khi gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, việc hiểu biết rõ về tình trạng của mình sẽ giúp ích cho bạn hơn. Nếu cảm thấy lo lắng sẽ tạo động lực giúp bạn tập trung làm những việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh thì cứ tiếp tục, nhưng hãy giữ trong chừng mực vì căng thẳng và trầm cảm sẽ làm cho mọi chuyện càng tệ hơn.

Hãy cân nhắc việc đi khám tâm lý khi tâm trạng bất ổn. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và vực dậy tinh thần. Ngoài ra, hãy nói chuyện với những người từng trải sẽ giúp cho bạn cảm thấy đồng cảm. Bằng cách này, bạn sẽ không cảm thấy bị cô độc và nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn.

Làm sao để mọi người hiểu được cảm xúc?

Dưới đây là vài gợi ý giúp bạn chia sẻ với người thân về thai kỳ nguy cơ cao để họ hỗ trợ cũng như đồng cảm với bạn.

  • Luôn nói với mọi người về những gì bạn lo lắng và trải qua;
  • Chia sẻ về những bài báo, đầu sách hoặc các nguồn thông tin khác về tình trạng mà bạn đang có;
  • Khi đi khám, hãy đi cùng với chồng hoặc người thân.

Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm ở phần 2 nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 biến chứng xơ gan cảnh báo bạn đang gặp nguy hiểm

(55)
Theo thời gian, biến chứng xơ gan có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn không có biện pháp kiểm soát tình trạng xơ hóa tại cơ quan này. Xơ gan là giai đoạn cuối ... [xem thêm]

Ăn vặt buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư vú

(75)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Xóa tan nỗi sợ kim tiêm của trẻ khi đi tiêm phòng

(100)
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bé bị đau sau tiêm, bạn hãy áp dụng 6 cách giảm đau sau khi ... [xem thêm]

Liệu đậu nành có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn?

(47)
Chắc hẳn ai cũng biết đến những tác dụng tuyệt vời mà đậu nành mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng đậu nành không phải lúc nào cũng đem lại những lợi ... [xem thêm]

Điều trị động kinh theo cách tự nhiên: Hiệu quả đến đâu?

(99)
Theo truyền thống, bệnh động kinh được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Mặc dù chúng có thể hữu ích trong việc kiểm soát bệnh nhưng có một số ... [xem thêm]

6 lưu ý phải nhớ khi chăm sóc bé sơ sinh

(74)
Một khi đã đón bé về nhà, bạn có thể sẽ thắc mắc về rất nhiều thứ, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất. Nhưng rồi bạn sẽ dần quen với những việc ... [xem thêm]

10 lời khuyên hữu ích dành cho sức khỏe nam giới

(18)
Khi thay tã cho bé, bố mẹ thường muốn nhanh chóng dọn đi phần phân và nước tiểu mà quên mất rằng chính nước tiểu và phân lại là gợi ý tốt nhất về ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn giảm đau răng tại nhà

(58)
Bạn bị đau răng nhưng chưa thể thu xếp thời gian đi khám? Hãy áp dụng ngay các cách giảm đau răng tại nhà để giảm cơn khó chịu nhanh chóng nhất có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN