Làm thế nào để phòng tránh nhiễm HIV?

(3.67) - 42 đánh giá

Nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè của bạn được chẩn đoán nhiễm HIV, bạn cần phải biết về những cách để ngăn chặn lây nhiễm HIV để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh bạn.

Những đường lây truyền HIV

Trước hết, bạn phải biết rõ cách HIV lây lan. Có rất nhiều thông tin lệch lạc về con đường truyền nhiễm HIV, vì vậy bạn cần phải biết rõ những thông tin nào là đúng để bảo vệ chính mình. HIV lây truyền khi máu, sữa mẹ, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo có chứa virus tiếp xúc với da bị trầy xước hoặc qua các màng nhầy như miệng, mũi, âm đạo, trực tràng, dương vật). HIV có thể lây truyền qua tình dục không an toàn bằng đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn cũng như qua đường tiếp xúc với máu và các chất dịch cơ thể khác. Điều này có nghĩa rằng việc hôn nhau không hề dẫn đến lây nhiễm HIV (miễn là da ở vùng tiếp xúc không bị trầy xước), cũng như những hành động chạm vào da như ôm, bắt tay nhau hằng ngày cũng không lây bệnh.

Tuy nhiên, bạn không nên cho rằng những người không có triệu chứng gì thì sẽ không bị HIV. Người bệnh có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm trước khi chuyển sang AIDS, và bất cứ ai nhiễm HIV đều có thể truyền virus gây bệnh cho người khác.

Tránh uống rượu và ma túy

Điều thứ hai bạn cần làm là tránh lạm dụng rượu và ma túy. Những chất này ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động của bạn, làm cho bạn dễ đồng ý thực hiện những hành vi không an toàn và làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Một số loại thuốc, như thuốc tiêm tĩnh mạch, cũng có thể làm cho bạn dễ bị lây nhiễm HIV hơn vì những loại thuốc này tiếp xúc trực tiếp với máu.

Quan hệ tình dục an toàn

Bạn cần quan hệ tình dục an toàn để đảm bảo sức khoẻ tình dục cho mình bà bạn tình. Điều này bao gồm việc sử dụng bao cao su. Nếu bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, hãy chú ý các biện pháp tình dục an toàn hệ tình dục an toàn và thường xuyên xét nghiệm HIV.

Bạn nên nói chuyện với bạn tình hoặc đối tác của bạn về những người bạn tình trước đây của cả hai. Hiểu được điều này có thể giúp đỡ cả hai ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm HIV. Bạn có thể dùng thuốc kết hợp tenofovir với emtricitabine mỗi ngày để ngăn chặn lây nhiễm HIV. Loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ bị HIV. Nhưng các loại thuốc này khá đắt tiền, và dù bạn có dùng thuốc đi nữa thì bạn cũng phải quan hệ tình dục an toàn.

Không bao giờ dùng chung kim tiêm

Kim tiêm có thể dễ dàng (lây truyền HIV từ người này sang người khác. Bạn không nên sử dụng kim tiêm đã qua sử dụng và chỉ nên sử dụng kim tiêm được cung cấp bởi các cơ sở y tế hoặc bác sĩ của bạn.

Tránh chạm vào máu và các chất dịch của người khác

Bạn không bao giờ biết chắc được một người có bị nhiễm HIV hay không. Do đó, bạn nên tránh chạm vào máu của người khác nếu có thể và cũng tránh tiếp xúc với các chất dịch cơ thể khác có thể lây lan HIV. Những chất dịch cơ thể bao gồm:

  • Tinh dịch;
  • dịch âm đạo;
  • niêm mạc trực tràng;
  • Sữa mẹ;
  • Dịch ối, dịch não tủy, và chất hoạt dịch trong khớp gối.

Điều trị HIV khi bạn mang thai

Tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm máu để kiểm tra xem họ có bị nhiễm HIV không, xét nghiệm này là một phần trong các xét nghiệm cần làm trước sinh. Nếu không được điều trị, HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Điều trị HIV trong thai kỳ làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền cho em bé.

Hãy chuẩn bị cho mình một số kiến thức về HIV là cách tốt nhất giúp bản thân ngăn ngừa lây nhiễm HIV và giúp đỡ người bệnh sống tốt và có ích. Qua đó cũng giúp bạn sống với những người nhiễm HIV một cách vui vẻ và an toàn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mối liên hệ giữa viêm họng và viêm amidan

(52)
Cả viêm họng và viêm amidan đều là những bệnh nhiễm trùng gây viêm. Nếu amidan (hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm ... [xem thêm]

Những rủi ro liên quan đến bệnh đau nửa đầu

(90)
Một số biến chứng đau nửa đầu có thể xảy ra trên vài người bệnh, đa số bắt nguồn từ tác dụng phụ của thuốc điều trị. Bạn cần tìm hiểu thêm ... [xem thêm]

Ăn kiêng giảm cân như thế nào mới hiệu quả?

(18)
Khi lên kế hoạch ăn kiêng giảm cân một cách lành mạnh, bạn không những sẽ cải thiện được vóc dáng mà còn tăng cường sức khỏe nữa đấy.Ăn kiêng giảm ... [xem thêm]

Prebiotic: Đừng nhầm lẫn với probiotic

(69)
Prebiotic là gì? Có giống với probiotic mà bạn đã nghe qua trước đây? Có thể bạn vẫn thường được khuyên ăn nhiều sữa chua để bụng được khỏe. Tuy ... [xem thêm]

7 lợi ích không ngờ của quả mận

(54)
Ngoài vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn, mận còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bạn, chẳng hạn như bảo vệ tim mạch, cải thiện trí nhớ, ... [xem thêm]

Uống rượu khi nhiễm viêm gan C, nguy hiểm khôn lường!

(72)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

Có nên uống thuốc khi đang cho con bú không?

(60)
Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, bạn bị bệnh và cần uống thuốc. Bạn băn khoăn không biết có nên uống thuốc khi đang cho con bú và việc uống thuốc có ... [xem thêm]

Serum vitamin C: Thần dược cho làn da nhiều thâm mụn

(45)
Serum vitamin C có tác dụng gì cho da? Nên dùng vitamin C dạng uống hay bôi? Sử dụng thần dược serum vitamin C thế nào cho đúng? Hãy xem ngay bài viết dưới đây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN