Khi trẻ bị sa trực tràng

(3.95) - 44 đánh giá

Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng dân ta còn gọi là lòi dom – tự nhiên cha mẹ thấy con đi cầu phải rặn xong có 1 khối màu đỏ hồng hay hơi tím và bóng ở ngay lỗ hậu môn và rất hốt hoảng. Đó chính là đoạn ruột cuối còn gọi là trực tràng bị sa ra ngoài qua lỗ hậu môn.

Nguyên nhân trẻ bị sa trực tràng?

Trên 1 cơ địa đứa bé có bất thường về mặt giải phẫu chỗ gập góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn khi trẻ có các hành vi gây áp lực lên tầng sinh môn như: trẻ bị táo bón đi cầu phải rặn mạnh, trẻ bị bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy…. Trực tràng dễ sa xuống và không lên được.

Cha mẹ có thể làm gì khi tình huống trên xảy ra tại nhà?

Đa số phụ huynh rất hốt hoảng và bế con tới bệnh viện, tuy nhiên bạn có thể làm ở nhà các động tác sau mà vẫn giải quyết được vấn đề:

  • Cho bé nằm ngửa, kê mông cao, dạng 2 chân.
  • 1 người phụ cầm vào 2 khoeo chân bé giơ lên cao và giữ dạng ra 2 bên.
  • 1 người đứng đối diện mông trẻ, dùng nước ấm xối sạch khối sa, dùng các ngón bàn tay phải nắm trọn lấy khối sa, dùng ngón cái bàn tay trái đặt vào đúng giữa khối sa, kết hợp 2 bàn tay đẩy từ từ khối sa lên trên
  • Trong khi đó người giữ chân trẻ từ từ hạ thấp chân và khép dần 2 chân lại, khi khối sa vừa đẩy lên hết cũng là lúc 2 chân bé duỗi thẳng và 2 mông khép khít lại, giữ nguyên tư thế đó 20 -30 phút, dỗ dành tránh để bé la hét vì có thể sa trở lại.

Khi nào cần phẫu thuật?

Nên chờ đợi để cơ thể và khung chậu tự hoàn thiện, nếu sau 3 tuổi bé còn sa trực tràng, hoặc khối sa quá lớn, dài trên 3 cm thì nên phẫu thuật.

Làm sao để không bị tái phát sa trực tràng?

  • Tư thế đi cầu: không cho trẻ ngồi bô hay ngồi chồm hỗm, sẽ tăng áp lực lên tầng sinh môn và gây sa, nên bế trẻ ở tư thế xi tiểu, xi ị như khi còn nhỏ.
  • Chế độ ăn đủ chất xơ, đủ nước để phòng táo bón.
  • Uống ngừa rota virus, vệ sinh ăn uống để phòng ngừa tiêu chảy.

Nếu đẩy không lên thì sao?

Nếu khối sa lớn mắc kẹt và không lên được, bạn lấy miếng gạc sạch thấm nước ấm, đắp lên khối sa và đưa trẻ tới cơ sở y tế.

Tài liệu tham khảo:

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/368572816673578

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý Y học cộng đồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phân của bé khi nào đáng lo

(24)
Phân của trẻ Bé dưới 6 tháng hay còn bú: có bé đi sẹt sẹt ngày vài lần, có bé 2, 3 ngày mới đi cầu. Không nên hoảng hốt khi bé đỏ mặt, nhăn nhó, càu ... [xem thêm]

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ

(20)
Viêm tiểu phế quản là gì? Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn khí nhỏ trong phổi. Khi những ống này bị viêm, chúng trở nên phù nề ... [xem thêm]

Tản mạn về ho

(64)
Ho không gây ra viêm phổi Ho là phản xạ bảo vệ đường hô hấp trong đó có phổi Không ho được hay cố tình cắt cơn ho bệnh sẽ nặng hơn. Ho giúp tống ... [xem thêm]

Cholesterol và chất béo cho trẻ

(28)
Khuyến nghị về lượng nhập vào của cholesterol và chất béo phụ thuộc vào từng lứa tuổi: Lượng chất béo và cholesterol nhập vào không cần giới hạn với ... [xem thêm]

Viêm dạ dày và nỗi ám ảnh của vi trùng HP

(59)
Trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ và triển khai rộng rãi của các kĩ thuật xét nghiệm tìm vi trùng HP trong dạ dày, rất nhiều trường hợp được ... [xem thêm]

Trẻ chậm nói- Dấu hiệu báo động đỏ và Thang điểm M-CHAT-R

(58)
Câu hỏi số 1: Phụ huynh không biết cháu có bị chậm nói không? Thưa bác sĩ, hiện nay tình trạng chậm nói, rối loạn phát triển ngôn ngữ xảy ra rất nhiều. ... [xem thêm]

Bổ sung vitamin D cho trẻ

(15)
Tại sao vitamin D lại quan trọng với trẻ em và trẻ nhỏ? Trẻ em và trẻ nhỏ cần có vitamin D để tăng trưởng bình thường và phát triển hệ xương khỏe mạnh. ... [xem thêm]

Viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ

(25)
Tổng quan Bệnh này cũng lành tính, lớn cũng tự hết, có khi kéo dài đến 1 tuổi Nếu xuất hiện ở cùng da đầu còn gọi là “cứt trâu” Có thể gặp ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN