Khi nào nên cho bé ăn các loại quả thuộc họ cam, quýt?

(3.65) - 70 đánh giá

Các loại quả thuộc họ cam, quýt thường tốt cho sức khỏe vì có nhiều vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, bé đã có thể ăn loại trái cây này? Cùng tìm hiểu nhé.

Cơ thể bé vẫn chưa phát triển đầy đủ. Trong đó, dạ dày bé vẫn chưa thể tiêu hóa thức ăn như người lớn. Vì vậy, khi muốn cho bé ăn một thực phẩm mới, bạn phải thực hiện từ từ để bé làm quen. Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu đời. Sau đó, bạn sẽ cho bé ăn một số thức ăn mềm đi kèm với sữa mẹ, tiếp theo là những món ăn đặc. Những loại trái cây thuộc họ cam, quýt thường khiến bé khó tiêu hóa. Do đó, bạn không nên cho bé ăn những loại trái cây này khi cơ thể vẫn chưa sẵn sàng.

Khi nào mới cho bé ăn những trái cây thuộc họ cam, quýt?

Trước 1 tuổi, bé chỉ cần khoảng 35mg vitamin C mỗi ngày. Có rất nhiều thực phẩm giàu vitamin C có thể thay thế cho những loại hoa quả họ cam, quýt như bông cải xanh, bắp cải, cải bó xôi, đu đủ chín… Nếu bạn lo rằng bé bị thiếu vitamin C, hãy cho bé ăn những món ăn này thay vì các loại hoa quả họ cam, quýt vì những loại trái cây này rất dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.

Tình trạng dị ứng thường gặp ở những bé dưới 1 tuổi. Các triệu chứng thường là phát ban, hắt hơi… Để tránh dị ứng, tốt nhất bạn chỉ nên cho bé ăn một phần nhỏ trong những ngày đầu. Quan sát bé cẩn thận để xem có các dấu hiệu dị ứng hay không. Nếu bé bị dị ứng, hãy ngưng cho bé ăn ngay.

Khi bé hơn 1 tuổi, nguy cơ dị ứng sẽ giảm. Do đó, bạn có thể sử dụng những loại hoa quả này để làm món ăn nhẹ cho bé.

Nên bắt đầu cho bé ăn ăn cam quýt như thế nào?

1. Để bé làm quen

Khi bé hơn 1 tuổi, bạn có thể tập dần cho con ăn. Cần lưu ý là bạn chỉ nên cho ăn khi bé hơn 1 tuổi vì axít có trong các loại hoa quả này thường không tốt cho trẻ sơ sinh.

2. Theo dõi các dấu hiệu dị ứng

Sau khi cho bé ăn, hãy quan sát xem bé có các triệu chứng dị ứng hay không. Một số triệu chứng thường gặp là phát ban, sưng ở bên trong và xung quanh miệng, thở khò khè, nổi mẩn đỏ, buồn nôn hoặc nôn. Những triệu chứng này thường phổ biến ở các bé dưới 1 tuổi.

3. Cắt trái cây thành từng miếng nhỏ

Cắt quả thành những miếng nhỏ có kích thước khoảng một lóng ngón tay. Điều này sẽ giúp bé dễ nuốt, giảm nguy cơ mắc nghẹn.

4. Chờ cho đến khi bé sẵn sàng

Những loại hoa quả thuộc họ cam, quýt thường chứa axít citric khiến bé dễ bị đau bụng. Triệu chứng thường gặp ở các bé có vấn đề về dạ dày. Đối với những bé này, bạn nên đợi bé lớn hơn một chút rồi mới cho ăn.

Một số lời khuyên khi cho bé ăn trái cây họ cam, quýt

1. Chờ ba ngày trước khi chuyển sang món ăn khác

Khi bạn cho trẻ ăn một món mới, hãy chờ ít nhất ba ngày rồi mới chuyển sang món khác. Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm soát được các triệu chứng dị ứng. Ngoài các triệu chứng kể trên, các loại hoa quả thuộc họ cam quýt còn có thể khiến bé mắc bệnh trào ngược dạ dày.

2. Ghi nhật ký

Ghi chép lại những món mà bé đã ăn và phản ứng của bé sau đó. Ví dụ: bé thích hay không thích, món nào bé ăn bị dị ứng… Đây là cách hay để theo dõi chế độ ăn của bé.

3. Nói chuyện với bác sĩ

Nếu vẫn chưa an tâm, bạn hãy đến gặp bác sĩ và hỏi ý kiến.

Những câu hỏi thường gặp

1. Tại sao các loại hoa quả thuộc họ cam quýt lại khiến ba mẹ lo lắng?

Do những loại hoa quả này có chứa axít citric. Tuy axít này không gây nguy hiểm nhưng nó khiến bé bị dị ứng. Những bé chưa từng bị dị ứng với thực phẩm cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, đừng quá lo, khi bạn cho bé ăn, bạn chỉ cần chú ý quan sát các triệu chứng của bé.

2. Có thể thay thế những loại hoa quả thuộc họ cam quýt bằng những thực phẩm nào?

Có rất nhiều thực phẩm khác có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày của trẻ. Các loại dưa như dưa lưới cũng là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời và ít khi gây ra dị ứng cho bé. Đu đủ chín, khoai tây, cải bó xôi là một số lựa chọn thay thế mà bạn có thể cân nhắc. Quan trọng nhất là bạn phải cắt nhỏ thức ăn để bé không bị mắc nghẹn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tiêm vacxin cho trẻ: Những điều bạn cần biết

(79)
Có rất nhiều loại vacxin khác nhau và mỗi loại nên được tiêm theo đúng lịch tiêm phòng của Bộ Y tế. Hiểu đúng về vacxin và nắm rõ lịch tiêm phòng vacxin ... [xem thêm]

Xơ gan gây giảm tiểu cầu và những điều bạn chưa biết

(18)
Nếu bạn không có biện pháp kiểm soát bệnh tốt, tình trạng xơ gan gây giảm tiểu cầu rất dễ phát sinh. Điều này có thể dẫn đến xuất huyết, một biến ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của sốc phản vệ do dị ứng lên cơ thể

(74)
Bạn có thể có phản ứng với một số loại thức ăn hoặc có dị ứng nhẹ với một chất gì đó bạn tiếp xúc, nhưng điều đó không nghiêm trọng so với ... [xem thêm]

Giảm đau do ung thư như thế nào?

(60)
Tìm hiểu chungUng thư đại trực tràng là gì?Ung thư đại trực tràng xảy ra khi các tế bào ung thư xuất hiện ở đại tràng hoặc trực tràng. Đại tràng, còn ... [xem thêm]

5 nguyên tắc giúp bạn ăn kiêng đường dễ dàng hơn

(22)
Việc tuân theo các nguyên tắc của chế độ ăn kiêng đường sẽ không còn là một thử thách khó khăn khi bạn kết hợp với thực phẩm bổ dưỡng và hoạt ... [xem thêm]

5 bí quyết xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ 1 tuổi

(10)
Các mẹ thân mến, chúc mừng mẹ và con của mẹ đã trải qua năm đầu tiên bé đến với thế giới. Mẹ đã hoàn thành rất tốt việc chăm sóc bé bằng sữa và ... [xem thêm]

Tại sao phụ nữ không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi?

(20)
Ung thư phổi được xem là một trong những căn bệnh “chết chóc” nhất mọi thời đại. Mỗi năm, ung thư phổi giết chết hàng trăm ngàn người và con số này ... [xem thêm]

Bạn đã chuẩn bị tài chính để chống ung thư chưa?

(36)
Bảo hiểm ung thư là một trong các loại bảo hiểm sức khỏe với nhiệm vụ chi trả cho toàn bộ chi phí chẩn đoán, xét nghiệm cũng như điều trị loại bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN