Ảnh hưởng của sốc phản vệ do dị ứng lên cơ thể

(3.7) - 74 đánh giá

Bạn có thể có phản ứng với một số loại thức ăn hoặc có dị ứng nhẹ với một chất gì đó bạn tiếp xúc, nhưng điều đó không nghiêm trọng so với sốc phản vệ. Đối với sốc phản vệ do dị ứng, hầu như bất kỳ chất nào cũng có thể là một chất gây dị ứng, kể cả đồ ăn, côn trùng cắn hoặc đốt. Nguyên nhân có thể không được xác định chính xác.

Lần đầu tiên bạn tiếp xúc với các chất, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ nhận biết những chất bên ngoài. Khi bị sốc phản vệ do dị ứng, bạn đang tiếp xúc với những chất đó một lần nữa, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ có một phản ứng quá mức đến toàn bộ cơ thể và có thể khiến tính mạng của bạn gặp nguy hiểm.

Các triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng vài giây và tiến triển nhanh chóng. Giải pháp điều trị đầu tiên thường là adrenaline, bởi vì nó có thể thay đổi những thứ xung quanh một cách nhanh chóng. Một khi bạn đã từng bị sốc phản vệ, bạn luôn luôn có nguy cơ bị lại, vì vậy bạn nên rất thận trọng. Bác sĩ có thể sẽ kê toa adrenaline bút tiêm tự động để bạn mang theo bên người.

Nếu trong trường hợp cần phải sử dụng bút tiêm tự động, bạn có thể tiêm hoặc nhờ người khác làm điều đó cho bạn. Đồng thời, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế sau khi sử dụng adrenaline. Các triệu chứng có thể tái phát, nhưng thường là trong vòng một khoảng thời gian 72 giờ.

Hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của bạn chống lại các kháng nguyên như vi khuẩn, virus và nấm. Nó sẽ nhận biết các chất có hại và có tác dụng trung hòa chúng. Một khi hệ thống miễn dịch tiếp xúc với một chất kháng nguyên, nó lưu trữ các thông tin để sử dụng trong tương lai. Đôi khi, bạn tiếp xúc với kháng nguyên đó một lần nữa, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản ứng mạnh và vượt khỏi kiểm soát. Quá nhiều histamine và các hóa chất gây viêm khác giải phóng ồ ạt vào cơ thể bạn. Điều này gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng.

Adrenaline là một hormone được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Khi sốc phản vệ, thêm một liều có thể giúp tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể và giúp đảo ngược phản ứng quá mức của hệ miễn dịch.

Hệ hô hấp

Viêm trong hệ hô hấp có thể khiến các mô phế quản bị sưng lên. Các triệu chứng bao gồm khó thở và thở dốc. Nó cũng có thể gây ra dịch trong phổi (phù phổi) dẫn đến thở rít hoặc khò khè. Cảm giác thắt chặt ở ngực và đau ngực cũng là một triệu chứng thường gặp. Suy hô hấp là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức. Nếu không điều trị, nó có thể dẫn đến ngừng hô hấp. Bệnh nhân bị hen suyễn có nguy cơ đặc biệt hơn.

Da (hệ vỏ bọc)

Một trong những dấu hiệu rõ ràng hơn của sốc phản vệ là có thể được nhìn thấy trên da. Da bắt đầu ngứa và nổi mẩn đỏ, hay da sẽ nóng nhẹ lên. Ngoài ra, da trở nên sưng, hoặc phát ban và đau khi chạm vào. Nếu hệ hô hấp của người bị sốc phản vệ đang gặp rắc rối, da có thể chuyển sang màu xanh do thiếu oxy. Da nhợt nhạt có nghĩa là bạn đang bị sốc.

Hệ tuần hoàn

Trong sốc phản vệ, các mạch máu nhỏ (mao mạch) bắt đầu rỉ máu vào các mô, làm huyết áp giảm đột ngột. Các triệu chứng khác bao gồm mạch và nhịp tim nhanh và nhẹ. Khi các cơ quan chính không nhận được lượng máu và oxy cần thiết, cơ thể sẽ bị sốc phản vệ. Đây là một cấp cứu y khoa đe dọa tính mạng. Nếu không điều trị, người bị sốc phản vệ có nguy cơ cao trong việc suy tạng và ngưng tim.

Hệ tiêu hóa

Thậm chí, dị ứng thực phẩm cũng có nguy cơ dẫn tới sốc phản vệ. Các triệu chứng tiêu hóa bao gồm đầy hơi, chuột rút và đau bụng. Người bị sốc phản vệ cũng có thể buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Hệ thống thần kinh trung ương

Ngay cả trước khi các triệu chứng lâm sàng đầu tiên xảy ra, một vài người có cảm giác kỳ lạ như một điều gì xấu sắp xảy ra. Họ mô tả có vị kim loại trong miệng. Viêm trong hệ thống thần kinh trung ương có thể làm cho người bị sốc phản vệ đau đầu nhẹ hoặc chóng mặt. Một trường hợp bị đau đầu, sưng mắt, môi và lưỡi có thể sưng lên, khiến việc nói chuyện trở nên khó khăn. Nếu cổ họng sưng, nó có thể chặn đường thở của bạn. Sốc phản vệ có thể gây rối loạn tri giác, lo lắng và suy nhược. Các triệu chứng khác bao gồm nói lắp, khàn tiếng và khó nói. Khi cơ thể bị sốc, có thể dẫn đến lú lẫn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư gan ở trẻ em diễn tiến như thế nào? (Phần 2)

(95)
Khi bạn được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ sẽ để cập đến các giai đoạn của ung thư gan. Phân giai đoạn là một cách để biết được tình trạng hiện ... [xem thêm]

Tổng quan về hội chứng ảo giác Charles Bonnet

(29)
Hội chứng ảo giác Charles Bonnet hay còn gọi là CBS, là tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe về nhận thức của một người. Hội chứng này thường xảy ra ở ... [xem thêm]

Cách nuôi dạy con thoải mái là tốt hay xấu?

(99)
Ở lứa tuổi 9 đến 11, con bạn sẽ phát triển độc lập và thích thú với những mối quan hệ bạn bè. Tình bạn là một điều quan trọng cho sự ... [xem thêm]

Tìm hiểu về chứng thoát vị khi mang thai để mẹ con cùng khỏe

(69)
Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc phải chứng thoát vị khi mang thai từ những lý do hết sức đơn giản như mang vác vật nặng cho đến phức tạp hơn bao gồm di ... [xem thêm]

12 điều bạn nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe vào mùa mưa

(35)
Mưa làm không khí trở nên mát mẻ và dễ chịu hơn nhưng cũng khiến bạn dễ mắc các bệnh như cảm cúm, sốt xuất huyết, bệnh da liễu… Làm sao để bạn có ... [xem thêm]

7 giai đoạn bạn phải vượt qua để cai thuốc lá thành công

(31)
Cai thuốc lá là một quá trình vô cùng khó khăn. Để bỏ thuốc lá thành công, bạn cần rất nhiều nỗ lực để vượt qua được 7 giai đoạn trong hành trình cai ... [xem thêm]

Trẻ có bàn chân bẹt có cần phải điều trị?

(47)
Bàn chân bẹt là một tật phổ biến ở trẻ em. Theo số liệu thống kê, có đến 1/3 số trẻ em Châu Á bị bàn chân bẹt. Vậy có cần chữa tật này cho trẻ ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị đột quỵ phổ biến nhất

(72)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN