Khi nào mẹ phải cắt tầng sinh môn khi sinh?

(3.75) - 54 đánh giá

Cắt tầng sinh môn có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng sản khoa sau khi sinh. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ về loại phẫu thuật này trước khi thực hiện để có quyết định sáng suốt nhất.

Cắt tầng sinh môn là chỉ định khá thường gặp trong các ca sinh, đặc biệt là trong ca sinh con đầu lòng. Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo rằng cắt tầng sinh môn có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng sản khoa sau khi sinh cũng như các biến chứng về sau, chẳng hạn như tiểu không kiểm soát.

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một bộ phận bên trong cơ thể nằm giữa đường tiết niệu và hậu môn. Ở phụ nữ, tầng sinh môn bao gồm phần cửa âm đạo. Đây là khu vực chịu nhiều áp lực và thay đổi trong quá trình mang thai và sinh nở nên luôn cần được chăm sóc đặc biệt.

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn khi sinh

Một số phụ nữ sẽ phải trải qua phẫu thuật cắt tầng sinh môn khi sinh con. Phẫu thuật này đôi khi là cần thiết để quá trình sinh nở nhanh chóng và mẹ phục hồi nhanh chóng hơn.

Trong trường hợp mẹ sinh khó, tầng sinh môn có nguy cơ bị rách. Khi này, bác sĩ sẽ chỉ định rạch tầng sinh môn để mẹ dễ sinh hơn. Vết cắt này thường nhỏ và gọn gàng nên sẽ lành nhanh hơn khi tầng sinh môn bị rách tự nhiên.

Khi nào thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt tầng sinh môn cho mẹ?

Cắt tầng sinh môn mặc dù không phải là một chỉ định thường xuyên trong sinh thường, tuy nhiên, nó được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi kích thước em bé của bạn rất to và cần một đường ra rộng hơn;
  • Mẹ sinh ngược;
  • Khi bác sĩ buộc phải dùng focep (dùng để kẹp vào đầu bé, giúp bé chui ra dễ dàng hơn) hoặc giác hút để đưa bé ra ngoài;
  • Khi bé bị kẹt vai trong lúc sinh;
  • Khi mẹ có dấu hiệu suy thai cấp và cần phải được sinh ngay lập tức.

Cắt tầng sinh môn được tiến hành như thế nào?

Nếu bạn cần phải cắt tầng sinh môn trước khi sinh, bạn sẽ được tiêm một mũi thuốc giảm đau trước. Sau đó bác sĩ sẽ dùng kéo chuyên dụng cắt một đường theo đường giữa hoặc đường bên ở âm đạo. Sau khi mẹ sinh em bé ra và sổ nhau, các bác sĩ sẽ khâu vết cắt lại.

Biến chứng thường gặp khi phẫu thuật rạch tầng sinh môn

Mặc dù phẫu thuật cất tầng sinh môn là cần thiết cho một số trường hợp, bạn vẫn có thể gặp một số biến chứng như sau:

  • Đau đớn khi quan hệ tình dục: việc cảm thấy đau khi quan hệ sau phẫu thuật là rất phổ biến nhưng những cơn đau này sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Nhiễm trùng: nếu bạn thấy vết thương đỏ, sưng, đau hay có mùi thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Hãy đi khám ngay nhé.
  • Sưng tấy và tụ máu: bạn hãy đi khám và nhờ bác sĩ khắc phục trường hợp này.
  • Rò rỉ khí hoặc phân: mô trực tràng bị tổn thương sẽ gây ra hiện tượng này
  • Chảy máu: thường vết thương sẽ ngừng chảy máu khi bác sĩ đã khâu nhưng nếu bạn vẫn chảy máu thì hãy tham khảo bác sĩ ngay.

Phục hồi sau khi rạch tầng sinh môn

Cắt tầng sinh môn sẽ khá đau, tuy nhiên, khi đang trong giai đoạn sổ thai, có thể bạn sẽ ít cảm nhận thấy cơn đau hơn. Giống như bất kỳ vết thương nào, vết cắt tầng sinh môn sẽ mất thời gian để lành, thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Trong khi bạn đang ở trong bệnh viện, điều dưỡng sẽ kiểm tra vùng đáy chậu của bạn ít nhất 1 lần mỗi ngày để chắc chắn không bị viêm hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng khác. Đồng thời, họ sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh tầng sinh môn sau sinh, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở vết cắt và đường sinh dục. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết khi nào là thời điểm an toàn để quan hệ trở lại, thông thường là sau khi vết khâu lành hoàn toàn.

Bạn cũng có thể tập các bài tập Kegel (bài tập dành cho vùng xương chậu) thường xuyên sau khi sinh và trong giai đoạn hậu sản để kích thích sự lưu thông máu vùng chậu, thúc đẩy việc lành vết thương và cải thiện cơ bắp. Đừng lo lắng nếu bạn chưa thể thực hiện được các động tác, bởi khu vực này sẽ bị tê lại ngay sau khi sinh. Cảm giác sẽ trở lại dần ở vùng chậu trong vài tuần tiếp theo.

Cách vệ sinh vết cắt tầng sinh môn

Sau khi khâu tầng sinh môn, vết thương sẽ lành trong khoảng từ 1-3 tuần. Trong khoảng thời gian này bạn hãy chú ý chăm sóc vết khâu tầng sinh môn thật kỹ theo những cách sau:

  • Vệ sinh vết may bằng dung dịch vệ sinh bác sĩ chỉ định. Bạn hãy thấm dung dịch vào bông gòn, bôi nhẹ lên vết thương mỗi ngày một lần.
  • Sau khi đi vệ sinh, bạn hãy dùng nước ấm rửa vết thương nhẹ nhàng từ trên xuống. Sau đó, dùng khăn bông mềm thấm khô vết thương.
  • Bạn hãy dùng băng vệ sinh mềm mịn và thay băng sau mỗi 3-4 giờ.
  • Bạn hãy chọn quần lót mềm, giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp để tránh bị nhiễm khuẩn. Bạn cũng có thể mua quần lót dùng một lần để sử dụng cho an toàn.
  • Kiêng quan hệ trong vòng từ 4 – 6 tuần để vết khâu tầng sinh môn lành lặn hẳn.

Làm thế nào để giảm nguy cơ phải cắt tầng sinh môn?

Để giảm khả năng mà bạn phải cắt tầng sinh môn và để dễ dàng sinh mà không cần rạch:

  • Thảo luận với bác sĩ sớm về việc bạn không muốn cắt tầng sinh môn khi sinh – có thể rất khó để bác sĩ đồng ý, trừ khi bạn có một lý do chính đáng;
  • Tập các bài tập Kegel trong suốt thai kỳ;
  • Thường xuyên massage đáy chậu 6-8 tuần trước ngày dự sinh;
  • Đặt một miếng gạc ấm vào đáy chậu trong thời gian chuyển dạ để làm mềm da, giúp nó căng ra tốt hơn;
  • Đứng hoặc ngồi xổm trong khi rặn em bé ra ngoài;
  • Tập trung hết sức và rặn trong khoảng 5-7 giây và nghỉ thư giãn (thay vì cố sức rặn trong 10 giây khi mà bạn đang cần giữ hơi);
  • Hãy nhờ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh giữ chặt đáy chậu của bạn khi đầu của em bé vừa ra ngoài để bé không xổ ra quá nhanh gây rách tầng sinh môn.

Quyết định có thực hiện phương pháp này hay không sẽ được bác sĩ đưa ra trong quá trình sinh hoặc trong phòng sinh khi đầu em vừa ra ngoài. Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu phải cắt tầng sinh môn nhé vì cách này cũng khá phổ biến và đôi khi là vô cùng cần thiết đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rèn luyện tư duy sáng tạo cho con không khó chỉ với 4 mẹo

(45)
Công nghệ là một điều tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc ngồi trước màn hình máy tính, tivi hoặc điện thoại, đắm chìm ... [xem thêm]

Móng tay bị gãy: Chuyện nhỏ hay dấu hiệu cảnh báo bệnh tật?

(94)
Nhiều người quan niệm rằng móng tay là những tế bào chết và thường không quan tâm đến các biểu hiện của chúng. Tuy nhiên, tình trạng của móng tay có thể ... [xem thêm]

6 điều bạn nên biết về băng vệ sinh tampon

(47)
Bạn có thể thỏa thích đi bơi dịp đèn đỏ nhờ sử dụng băng vệ sinh tampon? Mặc dù rất hữu ích nhưng đừng quá lạm dụng kẻo nguy cho sức khỏe nhé!Trong ... [xem thêm]

Bệnh Kawasaki là gì? Tìm hiểu khái quát về căn bệnh lạ này

(26)
Bệnh Kawasaki là gì? Trước tiên, bạn hãy hiểu rằng đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng.Kawasaki còn gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm ... [xem thêm]

Chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư vú

(22)
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra các khối u ở vú và làm thay đổi hình dáng, kích thước của vú và da vú.Xét nghiệm duy nhất có thể xác định chắc ... [xem thêm]

Vấn nạn bạo lực học đường đang tràn lan, bạn có chắc con mình được an toàn?

(86)
Dù ngôi trường con bạn đang theo học có tốt đến đâu thì tình trạng bạo lực học đường vẫn có thể xảy ra. Do đó, bạn nên tìm hiểu các biểu hiện của ... [xem thêm]

Các loại thực phẩm người bệnh sốt rét nên ăn

(72)
Sốt rét không còn là căn bệnh quá xa lạ. Nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch, đồng thời gây ra các triệu chứng như sốt, nhức đầu, tiêu chảy, nôn… Vậy, ... [xem thêm]

Kem chống nắng cho bà bầu: Dùng sao để an toàn nhất?

(61)
Kem chống nắng cho bà bầu đặc biệt cần thiết khi mang thai. Trong giai đoạn bầu bí này, da bạn dễ bị tác động bởi ánh nắng mặt trời.Thoa kem chống nắng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN