Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hùng Vương

(4.15) - 86 đánh giá

Khám dịch vụ theo mô hình một cửa là bước cải tiến trong hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện Hùng Vương. Sử dụng dịch vụ khám một cửa giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian không phải đi lại đóng tiền khi thực hiện các xét nghiệm.

Bệnh viện Hùng Vương là một trong những bệnh viện sản phụ khoa hàng đầu của khu vực phía Nam. Cùng tìm hiểu quy trình đi khám thai, khám phụ khoa và sử dụng dịch vụ khám một cửa tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương qua bài viết dưới đây.

Đôi nét sơ lược về Bệnh viện Hùng Vương

Tiền thân của Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương ngày nay vốn là nhà Bảo sanh Chợ Lớn với khoảng 60 giường, chủ yếu đỡ sinh cho các thai phụ sinh thường. Đây là khu chuyên khoa Sản thuộc Bệnh viện Lalung Bonaire (nhà thương Nam Việt cũ), nay là Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngoài nhiệm vụ đỡ sanh, nhà bảo sanh này còn được dùng làm trường Nữ hộ sinh bản xứ.

Hiện nay, Bệnh viện Hùng Vương là một trong những bệnh viện nổi tiếng chuyên về sản phụ khoa của TP. HCM. Bệnh viện thực hiện các chức năng khám, điều trị các bệnh lý sản phụ khoa, đỡ sanh, điều trị hiếm muộn, hỗ trợ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

Thời gian khám bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

Thời gian nhận bệnh và khám bệnh tại Bệnh viện Hùng Vương cụ thể như sau:

Thời gian nhận bệnh

  • Khám thai – Khám phụ khoa
    • Thứ Hai – Sáu: 5 giờ 30 – 16 giờ
    • Thứ Bảy: 6 giờ 15 – 16 giờ
    • Chủ nhật: 6 giờ 15 – 11 giờ
  • Khám nhũ
    • Thứ Hai – Sáu: 6 giờ 30 – 16 giờ
    • Thứ Bảy: 6 giờ 45 – 11 giờ
    • Chủ nhật: Nghỉ
  • Khám chuyên gia
    • Thứ Hai – Sáu: 6 giờ 30 – 16 giờ
    • Thứ Bảy, Chủ nhật: Nghỉ

Thời gian khám bệnh

  • Khám thai – Khám phụ khoa
    • Thứ Hai – Sáu: 6 – 17 giờ
    • Thứ Bảy: 7 – 17 giờ
    • Chủ nhật: 7 – 12 giờ
  • Khám nhũ
    • Thứ Hai – Sáu: 7 – 11 giờ 30; 13 – 16 giờ 30
    • Thứ Bảy: 7 – 11 giờ 30
    • Chủ nhật: Nghỉ
  • Khám chuyên gia
    • Thứ Hai – Sáu: 6 giờ 30 – 16 giờ
    • Thứ Bảy, Chủ nhật: Nghỉ

Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

Nếu có ý định đi khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, bạn nên chú ý quy trình sau để không mất thời gian đi lại hay hỏi thăm về thủ tục thăm khám tại bệnh viện.

Quy trình khám thai khu B được bệnh viện quy định cụ thể như sau:

  • Lấy phiếu thứ tự tại quầy hướng dẫn.
  • Xếp hàng, chờ bảng điện tử quầy A, hiện đúng số thứ tự bạn đang cầm thì vào làm hồ sơ và đóng tiền tại quầy thu tiền.
  • Ngồi chờ trước phòng khám ghi trong phiếu thứ tự, khi bảng điện tử của phòng khám hiện đúng số thứ tự, vào khám.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định bạn làm các xét nghiệm, siêu âm cần thiết.
  • Ra bàn hướng dẫn lấy số thứ tự siêu âm, xét nghiệm. Sau đó, bạn đi đóng tiền xét nghiệm, siêu âm ở kế bên quầy nhận bệnh. Lưu ý, nếu có Bảo hiểm Y tế, bạn chỉ đóng tiền cho các loại xét nghiệm và siêu âm không có trong danh mục Bảo hiểm Y tế.
  • Nếu làm siêu âm, xét nghiệm hay đo nhiễm sắc thể, bạn nên tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
    • Nếu làm xét nghiệm: Bạn vào phòng số 8
      • Nộp phiếu xét nghiệm (hoặc phiếu hẹn lấy kết quả vào rổ)
      • Cắm que huyết trắng lên giá (nếu có)
      • Để lọ đã lấy nước tiểu vào mâm (nếu có)
      • Sau đó ra ngoài ngồi chờ gọi tên trả kết quả.
    • Nếu siêu âm: Ngồi chờ siêu âm tại phòng 12 và 13, khi bảng điện tử trước cửa phòng siêu âm hiện đúng số thứ tự, đẩy cửa bước vào phòng siêu âm.
    • Non stress test: Đây là kiểm tra đo tim thai và phản ứng của thai nhi. Bạn vào phòng số 11 nộp sổ, sau đó ra ngoài ngồi chờ gọi tên.
  • Đem kết quả về phòng khám ban đầu, bác sĩ cho toa hẹn tái khám.
  • Bạn ra quầy thuốc nộp sổ, mua thuốc.
    • Nếu có Bảo hiểm Y tế, sau khi khám bệnh xong, bạn được hướng dẫn ngồi trước quầy nhận bệnh, chờ gọi tên đóng tiền chênh lệch (nếu có).
    • Chờ nhân viên gọi tên, hướng dẫn qua phòng số 9 lãnh thuốc (nếu có thuốc). Sau đó, bạn trở lại quầy nhận bệnh chờ nhân viên gọi tên trả sổ về.

    Trình tự khám thai và xét nghiệm Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

    Lưu ý khi đi khám thai Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

    Khám thai Bảo hiểm Y tế Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

    Nếu có thẻ Bảo hiểm Y tế, bạn cần lưu ý những điều sau:

    • Trình thẻ Bảo hiểm Y tế ngay từ đầu. Nếu lúc đầu bạn không sử dụng thẻ, đóng tiền xong mới trình thẻ, bệnh viện không trả lại các khoản tiền mà bạn đã đóng và không giải quyết cho bạn hưởng các chế độ Bảo hiểm Y tế trong ngày.
    • 1 giấy chuyển viện chỉ được khám 2 lần.
    • Photocopy thẻ Bảo hiểm Y tế, chứng minh nhân dân (hoặc thẻ có hình), giấy chuyển viện, không đi khám trễ quá 7 ngày kể từ ngày ký giấy chuyển viện.
    • Khám lần đầu sử dụng giấy chuyển viện bản chính.
    • Khám lần hai (tái khám), sử dụng giấy chuyển viện photocopy và phải photocopy thêm trang hẹn tái khám của sổ khám thai, chứng minh nhân dân và thẻ Bảo hiểm Y tế bản photocopy.
    • Khi đi sinh mang theo tất cả giấy tờ kể trên.

    Khám thai dịch vụ Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

    Để đăng ký khám thai dịch vụ tại Bệnh viện Hùng Vương, bạn cần biết:
  • Giờ nhận bệnh của phòng khám dịch vụ: từ 7 giờ – 15 giờ 30, không nghỉ trưa.
  • Đăng ký tại quầy tiếp nhận và được phát một số thứ tự. Người đến khám ghi các thông tin cơ bản vào giấy tiếp nhận gồm: họ tên, năm sinh, địa chỉ thường trú.
  • Ngồi chờ gọi số thứ tự để vào đóng tiền ngay tại sảnh nhận bệnh.
  • Bạn được chuyển đến các phòng khám, chờ số thứ tự để lập một sổ khám thai, cân, đo huyết áp và làm xét nghiệm máu (viêm gan siêu vi B, giang mai, HIV, nhóm máu…), xét nghiệm nước tiểu, siêu âm (chỉ định tùy theo tuần tuổi thai) hoặc đo sức khỏe thai, chích ngừa uốn ván (tùy tuổi thai). Trong khoảng tuần từ 14 – 20 của thai kỳ, bạn được khuyến khích làm xét nghiệm Triple test (một xét nghiệm sàng lọc trước sinh) để phát hiện dị tật thai. Nếu Triple test cho kết quả bất thường, bạn sẽ được tham vấn trước khi thực hiện xét nghiệm chọc ối.
  • Nếu bạn có thêm các bệnh lý nội khoa như bướu cổ, suyễn, cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, giang mai… sẽ được chỉ định thêm các xét nghiệm và giới thiệu khám chuyên khoa nếu cần.
  • Bạn sẽ được nhập viện nếu thai nhi có bệnh lý cần can thiệp hoặc chuyển đi sanh nếu có dấu hiệu chuyển dạ.
  • Lưu ý chung là khi đi sinh, bạn cần mang theo các giấy tờ sau:

    • Bản sao chứng minh nhân dân không cần công chứng.
    • Bản sao KT3 hoặc hộ khẩu không cần công chứng.
    • Hồ sơ khám thai
    • Bản sao Bảo hiểm Y tế (nếu có), giấy chuyển viện (nếu có).

    Dịch vụ khám một cửa tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

    Với mục tiêu xây dựng phòng khám chất lượng, nhanh chóng, tiện lợi, hiện đại để đáp ứng nhu cầu của tất cả các bệnh nhân đến khám và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Bệnh viện Hùng Vương đã cho ra đời dịch vụ phòng khám một cửa.

    Quy trình khám bệnh một cửa sẽ giúp bạn giảm được thời gian khám bệnh, không phải chen chúc chờ đợi đóng tiền cho mỗi lần làm xét nghiệm. Quy trình khám bệnh một cửa Bệnh viện Hùng Vương được thực hiện như sau:

  • Đến quầy tiếp nhận điền thông tin
  • Đi đóng tiền tạm ứng khám bệnh
  • Nhận thẻ từ khám chữa bệnh (có số tài khoản tương ứng với số tiền bạn đã đóng tạm ứng cho bệnh viện)
  • Đi vào phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên
  • Bác sĩ tiến hành khám và chỉ định các xét nghiệm cần làm
  • Bạn quẹt thẻ để thanh toán chi phí khám bệnh, xét nghiệm…
  • Bạn tiến hành làm các xét nghiệm và đợi kết quả
  • Khi có kết quả xét nghiệm, bạn cầm lại phòng khám cho bác sĩ xem kết quả, kê toa (nếu cần)
  • Trả thẻ, nhận lại tiền dư
  • Mua thuốc tại quầy thuốc.
  • Quy trình khám thai dịch vụ một cửa Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

    Quy trình khám nhũ dịch vụ một cửa Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

    Quy trình khám phụ khoa dịch vụ một cửa Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

    Chi phí khám chữa bệnh Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

    Khi nhập viện để sinh bé, bạn sẽ được yêu cầu đóng viện phí với mức đóng cụ thể như sau:

    Bảng giá một số dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Ngứa chân khi mang thai liệu có nguy hiểm?

    (12)
    Ngứa cơ thể là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ bầu, nhưng ngứa chân khi mang thai có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng.Ngứa chân khi ... [xem thêm]

    Những thông tin cần biết về ung thư phổi giai đoạn 3

    (15)
    Ung thư phổi giai đoạn 3 dùng để chỉ ung thư phổi không tế bào nhỏ đã tiến triển đến giai đoạn thứ 3. Ở giai đoạn này, người ta phân chia ung thư phổi ... [xem thêm]

    Cho trẻ đi khám mắt khi có dấu hiệu bất thường

    (96)
    Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn của bé. Do đó, khi nghi ngờ mắt bé có vấn đề, bạn hãy cho trẻ đi khám mắt để được tư vấn và có cách khắc phục ... [xem thêm]

    Thực đơn cho bà bầu: Ăn gì để hai mẹ con đều khỏe?

    (55)
    Mỗi khi tìm hiểu thực đơn cho bà bầu, nhiều người cảm thấy hoang mang vô cùng khi có quá nhiều tin đồn phải kiêng cái này cái kia để tránh gây hại cho thai ... [xem thêm]

    Nguyên nhân gai cột sống lưng: Không hẳn chỉ do tuổi tác

    (78)
    Nguyên nhân gai cột sống lưng phần lớn là do tuổi tác. Song bên cạnh đó, bệnh còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác. Cột sống lưng là phần xương bằn phía sau ... [xem thêm]

    Có khối u: thở phào vì chỉ là thay đổi sợi bọc tuyến vú

    (90)
    Thay đổi sợi bọc tuyến vú bao gồm đau vú, u nang vú và các khối u lành tính. Hầu hết phụ nữ có một số bướu trong ngực, thường là ở phía trên ngực ... [xem thêm]

    4 nguy cơ có thể gặp phải khi bà bầu ăn thịt xông khói

    (41)
    Với bà bầu, thịt xông khói không phải là món ăn bị cấm. Tuy nhiên, nếu là người “ghiền” món ăn này, bạn cần phải hiểu rõ những nguy cơ có thể gặp ... [xem thêm]

    5 loại mặt nạ dưỡng da tự nhiên siêu tiết kiệm

    (81)
    Thay vì tốn kém quá nhiều chi phí cho mỹ phẩm, bạn có thể sử dụng mặt nạ dưỡng da tự nhiên vừa giúp bạn tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả chăm sóc da ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN