Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 6 – Chăm sóc bản thân

(4.2) - 14 đánh giá

Biên dịch: Võ Thị Thanh Kiều

Hiệu đính: BS. Lê Trần Ánh Ngân, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Việc “giữ gìn sức khỏe” cả bên trong lẫn bên ngoài rất là quan trọng. Trong chương này sẽ cung cấp các lời khuyên để bạn tiếp tục theo dõi trong suốt trải nghiệm này.

Đối phó với stress

Stress có thể khiến bạn lãng trí, thất vọng, dễ mắc cảm lạnh và cảm cúm. Ở đây có các lời khuyên có thể giúp các thanh thiếu niên khống chế được các stress.

Chăm sóc tâm trí và cơ thể

Giữ liên lạc

  • Dành nhiều thời gian hơn với bạn bè.
  • Tham gia các môn thể thao hoặc các câu lạc bộ.

Thư giãn và ngủ đủ giấc

  • Nghỉ giải lao. Bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn và tâm trạng trở nên tốt hơn.
  • Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.
  • Cầu nguyện hoặc thiền.
  • Làm việc hoặc nghe nhạc

Giúp đỡ người khác

  • Tham gia đi bộ chống ung thư.
  • Lên kế hoạch bán bánh hoặc các sự kiện từ thiện khác để quyên góp tiền chống ung thư.

Tránh các thói quen xấu

  • Tránh xa hút thuốc lá, uống rượu và dùng thuốc.

Sáng tạo làm việc

  • Viết những suy nghĩ và những kinh nghiệm vào một cuốn nhật kí.
  • Vẽ hoặc chụp ảnh.
  • Đọc tiểu sử để tìm hiểu những gì đã giúp người khác vượt qua thử thách này.

Ăn uống tốt

  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Hãy chuyển sang những thức uống không chứa cafein để giúp bạn tỉnh táo hơn vào buổi tối.
  • Lựa chọn trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc như thịt gà.
  • Tránh các thực phẩm có đường.

Hãy tích cực

  • Chơi thể thao, đi bộ hoặc chạy bộ.
  • Tìm hiểu các bài tập giãn cơ và bài tập hít thở.

Áp dụng các biện pháp sau để giữ mọi thứ thật đơn giản

Tham gia vào các tổ chức cũng có thể kiểm soát mức độ stress của bạn. Dưới đây là các lời khuyên có thể giúp bạn bắt đầu thực hiện được.

Ở nhà

  • Lập danh sách các thứ bạn muốn làm và đặt những thứ quan trọng nhất lên trên.
  • Làm một cái lịch lớn để giúp gia đình bạn được ưu tiên hàng đầu.

Ở trường

  • Cố gắng hoàn thành công việc ở trường càng nhiều càng tốt.
  • Hãy để giáo viên biết những gì xảy ra ở nhà, nhưng không được sử dụng nó như một cái cớ.
  • Nói chuyện với giáo viên hoặc nhà tư vấn tâm lý nếu bạn cảm thấy bị bỏ lại phía sau.

Nhận trợ giúp nếu bạn cảm thấy tuyệt vọng

Nhiều thanh thiếu niên cảm thấy tuyệt vọng khi cha mẹ họ bị bệnh. Cảm giác buồn tủi trong thời gian khó khăn này là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu cảm giác này kéo dài 2 tuần trở lên và bắt đầu ảnh hưởng đến những thứ bạn từng thích trước đây, bạn có thể bị trầm cảm. Tin tốt đó là vẫn còn sự hy vọng và sự giúp đỡ dành cho bạn. Thông thường, một nhà tư vấn tâm lý có thể giúp đỡ bạn vượt qua. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết bạn nên gặp nhà tư vấn tâm lý.

Bạn có:

  • Cảm thấy bất lực và vô vọng? Cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa?
  • Mất hứng thú khi ở bên gia đình và bạn bè?
  • Thấy mọi thứ hoặc mọi người dường như đang chọc tức bạn?
  • Cảm thấy tức giận thực sự trong hầu hết thời gian?
  • Suy nghĩ làm tổn thương chính mình?

Bạn có thấy rằng bạn có:

  • Mất hứng thú với các hoạt động mà bạn từng thích?
  • Ăn quá ít hoặc quá nhiều hơn bình thường?
  • Dễ khóc hơn và khóc nhiều lần hơn trong ngày?
  • Dùng thuốc hoặc rượu để giúp bạn quên đi mọi chuyện?
  • Ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn so với trước đây?
  • Cảm thấy mệt mỏi rất nhiều?

Nếu bạn trả lời “có” với bất kỳ câu hỏi trong số này, thì bạn hãy tâm sự với người mà bạn tin tưởng. Tìm hiểu nhiều hơn về việc gặp nhà tư vấn tâm lý hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ trong Chương 7 – Tìm kiếm hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/children-with-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

Võ Thị Thanh Kiều - BS. Lê Trần Ánh Ngân - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư vú thể ống nhỏ

(74)
Biên dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Trương Thị Kiều Oanh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này mô tả ung thư vú thể ống nhỏ, chẩn đoán và ... [xem thêm]

Phì đại tuyến vú nam

(17)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: Bs. Lê Thành Chung – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài này cung cấp thông tin về bệnh phì đại tuyến vú ở nam giới, nguyên ... [xem thêm]

Bảo vệ khả năng sinh sản ở bệnh nhi nữ mắc ung thư

(65)
Người dịch: Bs.Lê Thị Mai Anh Hiệu đính: Bs. Lê Thỵ Phương Anh Một số phương pháp điều trị ung thư ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Bảng A – Đội ngũ của nhóm Ung thư

(34)
Người dịch: Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu đính: Ths. Bs. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được ... [xem thêm]

Tác dụng phụ khi điều trị ung thư

(56)
Biên dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: BS. Nguyễn Văn Tuy Tác dụng phụ là những vấn đề sức khỏe được gây ra bởi việc điều trị ung thư. Các điều ... [xem thêm]

Phân độ mô học khối u

(83)
Biên dịch: Hà Xuân Nam Hiệu đính: Bs. Nguyễn Trần Bảo Song Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.gov, tháng 3/2013 Được chấp thuận bởi Ban biên tập ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Triệu chứng và dấu hiệu

(28)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

(56)
Tác giả: BS. Phạm Thành Luân Câu chuyện trưa nay là về 1 tờ giấy. Tờ giấy này là bùa hộ mệnh cho rất nhiều bệnh nhân. Mà tiếc rằng không phải bệnh nhân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN