Hướng dẫn bạn cách bấm huyệt trị đau cổ

(4.05) - 74 đánh giá

Trong nhiều thế kỷ, y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp điều trị đau cổ gáy hiệu quả. Biết cách bấm huyệt trị đau cổ cũng là một cách có thể hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là người già và tuổi trung niên.

Bấm huyệt là một phương pháp rất tốt để giảm đau cổ. Bấm huyệt giúp xác định các điểm trên cơ thể của bạn, qua đó có thể xoa bóp và kích thích để giảm bớt triệu chứng và các vấn đề sức khỏe. Cách bấm huyệt trị đau cổ vẫn đang được đánh giá hiệu quả dựa trên những kết quả lâm sàng nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy cách chữa đau cổ này thực sự tốt.

Bấm huyệt trị đau cổ là gì?

Căng cơ cổ và lưng là nguyên nhân phổ biến gây đau vai mỏi gáy. Các khớp sụn bị mòn, cứng khớp hoặc co thắt cơ cũng là một trong những nguyên nhân gây đau. Đau cổ thường tập trung vào một vị trí trên cổ, nhưng đôi lúc có thể phân tán khắp cổ.

Hiện nay, châm cứu là phương pháp được nghiên cứu rộng rãi để điều trị đau cổ và một số bằng chứng cho thấy châm cứu thật sự có tác dụng. Ngoài châm cứu, bấm huyệt là một phương pháp trị đau cổ ít được nghiên cứu hơn. Tuy nhiên, bấm huyệt vẫn có tác dụng trong việc điều trị đau cổ toàn diện. Các điểm bấm huyệt kích thích có thể làm giảm đau cổ và làm dịu các cơ đau nhức.

Các điểm bấm huyệt để trị đau cổ

Dưới đây là danh sách các điểm áp lực đối với một số loại đau cổ khác nhau. Bạn hãy nhớ rằng trong bấm huyệt, toàn bộ cơ thể của bạn được kết nối với nhau.

Jian Jing (GB21)

Jian Jing ở trong cơ bắp của vai, khoảng giữa cổ và nơi đầu cánh tay. Điểm này đã được sử dụng trong các nghiên cứu châm cứu thành công về nhức đầu và căng cơ. Jian Jing cũng có thể điều trị thành công cơn đau của cổ bị đau hoặc cứng.

Bạn hãy lưu ý rằng kích thích điểm này có thể khiến sinh non, vì vậy đừng kích thích điểm này để giảm đau cổ khi bạn đang mang thai.

He Gu (L14)

Điểm He Gu nằm trên nếp gấp giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn. Các bác sĩ cho rằng cách bấm huyệt trị đau cổ kích thích điểm này có thể làm giảm đau ở nhiều phần khác nhau của cơ thể, bao gồm cổ của bạn. Lưu ý tránh kích thích điểm này khi bạn đang mang thai.

Feng Chi (GB20)

Feng Chi nằm phía sau dái tai của bạn, về phía trên cổ và nền hộp sọ của bạn. Các bác sĩ bấm huyệt sử dụng điểm này để điều trị mọi thứ từ mệt mỏi đến nhức đầu. Kích thích điểm áp lực này có thể cải thiện triệu chứng cứng cổ do ngủ sai tư thế.

Zhong Zu (TE3)

Điểm Zhong Zu nằm giữa các khớp ngón tay phía trên ngón tay nhẫn của bạn. Điểm áp lực này có thể kích thích các phần khác nhau ở não của bạn khi nó được kích hoạt, thúc đẩy sự lưu thông và sự căng thẳng. Kích thích điểm này để giảm đau cổ do căng thẳng.

Cột Thiên đàng

Điểm này được tìm thấy ở hai bên cổ, ở đáy hộp sọ của bạn và cách đầu xương sống của bạn khoảng 5cm, ngay trên vai của bạn. Kích thích điểm này có thể làm thông sự tắc nghẽn và sưng hạch bạch huyết có thể khiến bạn có cảm giác đau cổ.

Cách bấm huyệt trị đau cổ gồm các bước sau:

1. Thư giãn và hít thở sâu. Bạn hãy chọn một khung cảnh thoải mái và yên tĩnh để điều trị bằng cách bấm huyệt trị đau cổ.

2. Sử dụng áp lực mạnh, sâu để xoa bóp các huyệt bạn đã xác định để điều trị đau cổ. Tốt nhất là xoay ngón tay của bạn theo chuyển động tròn hoặc lên xuống trong ba đến bốn phút tại mỗi điểm, tập trung vào từng ngón tay một lần. Nếu bạn cảm thấy đau nhói ở bất cứ đâu trên cơ thể, hãy dừng ngay lập tức.

3. Lặp lại điều trị massage trong ngày nếu bạn cảm thấy chúng có hiệu quả. Không có giới hạn về số lần mỗi ngày bạn có thể thực hiện cách bấm huyệt trị đau cổ.

Lưu ý cách bấm huyệt trị đau cổ

Đau cổ theo chu kỳ có thể cho biết bạn đang có vấn đề với tư thế ngủ không đúng hoặc căng thẳng trong cuộc sống của bạn, hoặc do tập thể dục sai động tác. Bạn nên theo dõi bất kỳ cơn đau nào và liên hệ với bác sĩ trường hợp nó bùng phát liên tục hoặc tồi tệ hơn.

Nếu bạn đang mang thai và gặp vấn đề về đau cổ, tốt nhất bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị trước khi tự thử bấm huyệt.

Nếu đau cổ là hệ quả do chấn thương hoặc tai nạn xe hơi, bạn đừng cố gắng tự chữa trị bằng cách bấm huyệt trị đau cổ hoặc một phương thuốc khác. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị kĩ lưỡng.

Bấm huyệt là một biện pháp điều trị giảm đau cổ hiệu quả, ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm một số phương pháp như dùng miếng gạc ấm, các bài tập căng cơ và thuốc giảm đau không kê toa. Bạn chỉ cần tự điều trị cẩn thận, hầu hết các cơn đau cổ đều có thể tự hết trong vòng một hoặc hai ngày.

Thanh Tùng | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hen suyễn và 8 câu hỏi thường gặp

(79)
Hen suyễn có nên tập thể dục? Hen suyễn có di truyền không?… là những câu hỏi mà đa số bệnh nhân mắc hen suyễn luôn thắc mắc.Ho, thở dốc vào ban đêm có ... [xem thêm]

Uống mật ong tăng cân: 5 cách làm an toàn, hiệu quả

(19)
Mật ong có thể khiến bạn phải ngạc nhiên vì tính đa năng của nó đấy. Bạn có thể dùng mật ong để làm đẹp, chữa ho và bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, bạn ... [xem thêm]

Bạn sẽ làm gì nếu người thân phải cấy ghép thận?

(32)
Dù vẫn còn tồn tại rủi ro, lợi ích mà cấy ghép thận mang lại cho bạn cũng như người thân vẫn đáng kể hơn so với chạy thận nhân tạo.Khi phải đối mặt ... [xem thêm]

Chiến đấu chống lại dị ứng vào mùa thu

(49)
Sốt cỏ khô, còn gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa. Triệu chứng của bệnh thường theo mùa, có nghĩa vào mùa lượng phấn hoa càng nhiều thì bạn ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về các xét nghiệm máu khi mang thai

(83)
Các xét nghiệm máu khi mang thai là một phần của chương trình khám tiền sản. Một số xét nghiệm dành cho tất cả phụ nữ, nhưng một vài xét nghiệm chỉ ... [xem thêm]

Bạn đã bế bé đúng cách?

(52)
Đối với những người chưa từng bao giờ bế em bé, hẳn lần đầu làm điều này sẽ rất sợ bởi em bé quá mong manh và bé nhỏ. Đối với bé, việc được ... [xem thêm]

4 nguy cơ có thể gặp phải khi bà bầu ăn thịt xông khói

(41)
Với bà bầu, thịt xông khói không phải là món ăn bị cấm. Tuy nhiên, nếu là người “ghiền” món ăn này, bạn cần phải hiểu rõ những nguy cơ có thể gặp ... [xem thêm]

8 dấu hiệu cho thấy bạn có thể sống thọ

(52)
Những dấu hiệu dự báo bạn có thể sống thọ xuất phát từ thói quen sống hàng ngày, sở thích cá nhân và các mối quan hệ xung quanh. Bạn có tò mò muốn biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN