Hỏi đáp cùng chuyên gia về việc tiêm ngừa HPV cho trẻ

(4.07) - 91 đánh giá

Mặc dù có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng vắc-xin HPV vẫn đem lại hiệu quả cao. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về lợi ích và rủi ro của vắc-xin HPV nhé.

Virus HPV có thể gây ra nhiều hiểm họa cho sức khỏe của bạn. Tiêm vắc-xin HPV là cách tốt nhất để ngăn chặn nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, tiêm vắc-xin có lẽ là cơn ác mộng của nhiều đứa trẻ và là nỗi lo của không ít các ông bố, bà mẹ.

Bạn lo lắng không biết vắc-xin con bạn tiêm có an toàn không, nhất là khi có nhiều thông tin cho rằng vắc-xin HPV không an toàn? Thật sự bạn có nên tin tưởng vào tác dụng của vắc-xin HPV không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Virus HPV và vắc-xin HPV

HPV là một căn bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng đến rất nhiều người trên thế giới. Virus HPV có thể lây nhiễm khi bạn tiếp xúc qua da cũng như quan hệ tình dục với người bệnh. Mặc dù loại virus này có thể tự biến mất, tuy nhiên có một số loại virus có thể gây ra ung thư cổ tử cung.

Giải pháp phòng ngừa bệnh này thường là tiêm vắc-xin. Vắc-xin HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Bác sĩ khuyến cáo trẻ em khoảng 11, 12 tuổi nên tiêm loại vắc-xin này để đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này. Bạn cũng có thể tiêm loại vắc-xin này nếu dưới 26 tuổi.

Lợi ích của vắc-xin HPV là gì?

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt 3 loại vắc-xin có tác dụng phòng ngừa virus HPV, bao gồm: Gardasil, Gardasil 9 và Cervarix. Tất cả mọi người cần tiêm 3 mũi vắc-xin trong vòng 6 tháng để vắc-xin phát huy hiệu quả tốt nhất.

Những loại vắc-xin này giúp bảo vệ bạn khỏi virus HPV chủng 16 và 18. Hai loại virus này được xem là nguy hiểm nhất vì chúng có thể gây ra các căn bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và hậu môn. Một số loại vắc-xin như Gardasil cũng có tác dụng chống lại virus HPV chủng 6 và 11, hai chủng virus này có thể gây ra bệnh mụn cóc sinh dục.

Vắc-xin HPV gây ra tác dụng phụ không?

Nhiều người có thể chủng ngừa mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Bạn có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như:

  • Đau hoặc sưng ở vị trí tiêm;
  • Sốt nhẹ;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Đau cơ;
  • Đau khớp;
  • Ngất xỉu;
  • Buồn nôn;
  • Nôn;
  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Vắc-xin HPV không ngăn ngừa được tất cả các loại ung thư liên quan đến virus HPV, vì vậy phụ nữ vẫn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Vắc-xin HPV cũng không bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hoặc điều trị các bệnh hoặc nhiễm trùng liên quan đến virus HPV hiện có.

Nếu không tiêm vắc-xin, bạn có khả năng nhiễm virus HPV cao hay không?

Nếu chưa tiêm vắc-xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Quan hệ nhiều bạn tình;
  • Da bị thương;
  • Tiếp xúc với mụn cóc;
  • Có thói quen sử dụng thuốc lá hoặc nhai thuốc lá, làm suy yếu hệ miễn dịch;
  • Có hệ miễn dịch bị tổn thương;
  • Dinh dưỡng kém.

Liệu có cách khác để ngăn ngừa virus HPV hay không?

Cách tốt nhất để phòng ngừa virus HPV là tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, bạn có thể vận dụng những cách sau để ngăn chặn việc lây nhiễm virus bao gồm:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;
  • Khám sàng lọc định kỳ ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ có thể tìm thấy sự thay đổi tế bào bất thường ở phụ nữ độ tuổi từ 21–65 thông qua các cuộc kiểm tra ung thư cổ tử cung thường xuyên;
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Các nghiên cứu cho thấy thiếu axit folic cũng có thể làm gia tăng khả năng nhiễm virus HPV và mức retinol huyết thanh thấp sẽ dẫn đến các bệnh tiền ung thư.

Mặc dù virus HPV thường tự bị loại bỏ khỏi cơ thể, tuy nhiên một số chủng virus có thể gây ra các bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung. Vắc-xin HPV có thể bảo vệ trẻ em từ 11 tuổi và nữ giới trên 26 tuổi. Bạn cũng nên sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác khi quan hệ tình dục, khám ung thư định kỳ và sống lành mạnh để bảo vệ bản thân khỏi virus HPV nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách kiểm soát nổi mề đay ở trẻ

(59)
Nổi mề đay thường là do dị ứng, và trong một số trường hợp sẽ tự biến mất trong 24 giờ. Nổi mề đay rất phổ biến ở trẻ em và hầu hết các em nhỏ ... [xem thêm]

5 bước làm món cơm chiên gà cực ngon bạn nên thử ngay!

(40)
Bạn nghĩ rằng ăn gạo lứt giảm cân sẽ hơi kham khổ khi vừa nhai lâu lại ít ngọt hơn so với gạo trắng? Đó là vì bạn chưa biết cách nấu nhiều món ngon ... [xem thêm]

Thai nhi 5 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(65)
Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổiThai nhi tuần 5 phát triển như thế nào?Con mẹ khi được 5 tuần tuổi có kích thước bằng hạt mè và trông giống như ... [xem thêm]

8 lý do không nên can thiệp chuyển dạ sớm

(69)
Bạn có ý định nhờ bác sĩ can thiệp chuyển dạ sớm vì có một kế hoạch quan trọng cần thực hiện. Thế nhưng, trước khi làm việc này, bạn nên cân nhắc ... [xem thêm]

Tinh dịch có màu vàng, bạn đừng chủ quan!

(80)
Tình trạng tinh dịch có màu vàng đôi khi do tinh dịch bị lẫn nước tiểu nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh mà bạn không nên chủ quan. ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

(79)
Bệnh viện Hồng Ngọc được thành lập năm 2003, là bệnh viện tiên phong hoạt động theo mô hình bệnh viện – khách sạn ở Hà Nội cũng như toàn khu vực phía ... [xem thêm]

Môi tiếp xúc với nắng nhiều dễ bị ung thư miệng

(48)
Tìm hiểu chungUng thư miệng là bệnh gì?Ung thư miệng là ung thư phát triển trong mô của vùng miệng. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ phần nào trong miệng như ... [xem thêm]

14 loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

(68)
Không chỉ mang lại không gian xanh bắt mắt, các loại cây trồng trong nhà còn giúp bạn luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn mỗi ngày. Bạn nên chọn loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN