Giải đáp băn khoăn thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi không

(3.97) - 64 đánh giá

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm có thể là kết quả của sự thoái hóa đĩa hoặc chấn thương do té ngã hoặc các hoạt động khác làm xoay hoặc quay lưng đột ngột. Khi hợp chất giống như gel bên trong đĩa đệm cột sống rò rỉ ra bên ngoài phần cứng thông qua vết rách hoặc nứt ở mặt ngoài gây ảnh hưởng lên rễ thần kinh gần đó hoặc các mô mềm khác như dây chằng hoặc gân sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra đau ở lưng hoặc cổ. Cơn đau đi dọc theo các dây thần kinh cánh tay, bàn tay, ngón tay và gây tê, đau đớn hay yếu cơ. Nhưng đau đớn hầu như không kéo dài. Các đĩa đệm cột sống có thể tự chữa lành khi tập thể dục giúp chuyển các đĩa đệm thoát vị khỏi các dây thần kinh; hoặc theo thời gian, đĩa đệm thoát vị co lại giúp giảm bớt áp lực lên dây thần kinh gây đau.

Mặc dù các hội chứng đĩa đệm thường gây khó chịu cho người bệnh bởi các triệu chứng đau, tê liệt, yếu cơ ở một số bộ phận cơ thể và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, bạn hoàn toàn có thể chữa trị chúng hiệu quả bằng cách ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu không cần thuốc hay phẫu thuật.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên vận động, tập thể thao như thế nào?

Tập thể thao là một hoạt động cần thiết kể cả khi bạn có gặp vấn đề về xương khớp hay không. Luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn có được sự linh hoạt ở các cơ. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thì cần lưu ý điều gì khi thực hiện các hoạt động thể dục?

#1. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Đi bộ, chạy bộ là cách giúp bạn vận động mỗi ngày vừa đơn giản vừa tăng hiệu quả giãn cơ điều trị các vấn đề và cơ xương khớp. Luyện tập thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh để trở lại cuộc sống bình thường. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, đi bộ, chạy bộ chính là một cách hoạt động thể thao phù hợp.

Một số điều bạn cần chú ý khi luyện tập:

  • Chọn quần áo, giày và các phụ kiện đi kèm phù hợp, thoải mái
  • Vừa chạy vừa thư giãn, không cần quá căng thẳng hay gò ép bản thân
  • Ngừng lại ngay nếu bạn xuất hiện các triệu chứng đau

#2. Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?

Từ lâu Yoga đã trở thành bộ môn được yêu thích của nhiều người. Yoga mang đến cảm giác thư giãn, tâm bình khí hòa cho người tập. Vậy nên, câu trả lời tốt nhất cho các bệnh nên bị thoát vị đĩa đệm chính là bạn nên luyện tập bộ môn này. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên thực hiện những động tác đơn giản và phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

#3. Người bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không?

Tập gym hiện nay đang trở thành bộ môn giúp thay đổi hình thể nhanh chóng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vậy khi bạn gặp vấn đề với cột sống lưng thì có phải là điều cản trở bạn tập gym? Câu trả lời sẽ là “có thể”. Vì đối với người gặp về đề về thoát vị đĩa đệm, phần lưng của bạn sẽ không thể chịu quá nhiều áp lực. Vậy nên, nếu bạn muốn luyện tập thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và nên luyện tập khi có người hướng dẫn để tránh các trường hợp xấu xảy ra.

Các hoạt động sinh lý và mang thai ở người bị thoát vị đĩa đệm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

#1. Sinh lý

Những bệnh nhân gặp vấn đề về đĩa đệm thường sẽ không còn hứng thú và nồng nhiệt với bạn đời như lúc đầu được. Khi các cơn đau xuất hiện, bạn sẽ khó lòng “nhập cuộc” hay trở nên hào hứng trong chuyện này. Thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng đến sinh lý và tâm lý của người bệnh.

Bài viết: Cách quan hệ an toàn khi bị thoát vị đĩa đệm có thể là lời giải, giúp bạn vượt qua những vấn đề đang gặp phải.

#2. Mang thai

“Người bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?” là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm đến. Trên thực tế, các vấn đề về đĩa đệm sẽ đau nhức mỏi, đau lưng cho người bệnh. Đặc biệt, nếu bệnh nhân là phụ nữ mang thai, các cơn đau sẽ tăng lên nhiều lần, ảnh hưởng đến sự di chuyển và nghỉ ngơi của mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mang thai dù đã mắc phải chứng thoát vị đĩa đệm. Biện pháp tốt nhất lúc này là bạn nên đi tìm các chuyên gia để được tư vấn và hướng dẫn điều trị tốt hơn.

Vì sao nhiều người điều trị bệnh không khỏi?

Nhiều bệnh nhân than phiền rằng căn bệnh thoát vị đĩa đệm cứ đeo bám mãi mà không biết lý do vì sao. Dưới đây là những nguyên do điển hình khiến quá trình điều trị bệnh không mang lại hiệu quả:

  • Tự ý mua thuốc uống mà không đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gốc rễ
  • Trị liệu không “đến nơi đến chốn”. Dừng quá trình trị liệu khi cơ thể vừa mới có những dấu hiệu tiến triển khiến bệnh có nguy cơ trở nặng hơn
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt bất hợp lý trong và cả sau điều trị. Ăn uống thiếu chất cũng như tiếp tục làm công việc nặng khiến cho cột sống vừa hồi phục tiếp tục có nguy cơ chấn thương lại.

Thời gian chữa trị thoát vị đĩa đệm mất bao lâu?

Để một bệnh nhân bị vấn đề về đĩa đệm phục hồi trở lại bình thường sẽ mất từ 3 tháng đến nhiều năm, tùy vào mức độ bệnh án của bạn. Tình trạng đau mỏi sẽ có thể cải thiện nếu cơ thể của bạn thích nghi tốt với các phương pháp trị liệu và có sự kết hợp chăm sóc kỹ bản thân tại nhà.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo bài viết: 4 điều cần biết về thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm

Đâu là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả?

Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp kết hợp vật lý trị liệu có thể điều trị giúp tìm ra nguyên nhân tận gốc rễ gây nguyên nhân gây ra cơn đau để loại bỏ mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Trị liệu thần kinh cột sống (với các thao tác nắn chỉnh cột sống) là phương pháp ra đời tại Hoa Kỳ và được nhiều bệnh nhân trên thế giới tin tưởng bởi tính an toàn, phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai hay người cao tuổi. Trị liệu thần kinh cột sống giúp điều chỉnh cấu trúc cột sống sai lệch, giảm áp lực đè lên các đĩa đệm, thúc đẩy tuần hoàn máu đến các mô đĩa đệm hư tổn, làm chậm quá trình thoái hóa và đẩy nhanh tiến trình hồi phục.

Khi vấn đề cốt lõi gây ra cơn đau chưa được giải quyết triệt để thì bệnh sẽ không thể khỏi hẳn. Do đó, trước khi chỉ định phác đồ điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống sẽ tiến hành xem xét nguyên nhân gây đau, khu vực đĩa đệm, nhóm cơ, dây chằng bị ảnh hưởng.

Dựa vào thông tin bệnh án và kết quả chẩn đoán trên hình ảnh X- quang, chụp CT hay chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ sẽ áp dụng các liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm phối hợp với các phương pháp khác nhau tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Nếu bạn vẫn đang phân vân chưa biết nơi đâu là phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống uy tín thì phòng khám ACC là một gợi ý dành cho bạn. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho băn khoăn thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi không.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công thức lấy lại vóc dáng sau sinh cực kỳ đơn giản

(19)
Khi con chào đời, ngoài niềm hạnh phúc với thiên chức làm mẹ thì chị em phụ nữ chúng ta cũng không khỏi băn khoăn: Làm sao có thể lấy lại vóc ... [xem thêm]

Bà bầu ăn chôm chôm: Lợi ích và lưu ý kèm theo

(61)
Bà bầu ăn chôm chôm với lượng vừa phải và điều độ sẽ giúp cải thiện những tình trạng dễ gặp khi mang thai chẳng hạn như buồn nôn, đau đầu…Khi ... [xem thêm]

5 dấu hiệu tế nhị giúp bạn nhận biết người giữ trẻ không tốt

(100)
6 năm đầu đời của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của bé. Chăm sóc và nuôi dạy con ở lứa tuổi này thật tốt là điều bố mẹ ... [xem thêm]

6 kỹ năng xã hội quan trọng cần thiết nên dạy cho trẻ

(56)
Một sự thật là nhiều cha mẹ thời nay chỉ chăm chăm vào kết quả học tập của con mà quên mất rằng những kỹ năng xã hội mới thực sự quan trọng. Đặc ... [xem thêm]

Giảm sắc tố da và những điều bạn nên biết

(98)
Trái ngược với làn da của người da trắng, làn da của người châu Á có khuynh hướng đổ nhiều dầu hơn và có nhiều sắc tố melanin hơn, có thể là do ảnh ... [xem thêm]

Danh sách 10 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em mà Bộ Y tế bắt buộc tiêm chủng

(28)
Bệnh truyền nhiễm ở trẻ đang ngày một diễn biến phức tạp. Mới đây, Bộ Y tế đã ra Thông tư mới nhất về việc trẻ em dưới 5 tuổi cần bắt buộc tiêm ... [xem thêm]

U nang buồng trứng: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(59)
Bệnh u nang buồng trứng thường được phát hiện khi phái nữ đi khám phụ khoa định kỳ và được siêu âm phụ khoa. Một số trường hợp đặc biệt, bệnh ... [xem thêm]

Các chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe như thế nào?

(17)
Các chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe như thế nào? Bài viết sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn để có thể sử dụng chúng hợp lý.Bạn sẽ nghĩ rằng chất béo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN