Bệnh mù mặt: Thủ phạm khiến bạn mơ hồ bởi ai cũng là “người lạ ơi”

(4.43) - 21 đánh giá

Bạn có thể quên mặt một ai đó mới quen biết hoặc một người lâu quá mới gặp lại. Thế nhưng, nếu trình trạng mơ hồ “người lạ ơi” xảy ra với cả những người quen gặp nhau hàng ngày thì bạn có nguy cơ mắc phải bệnh mù mặt rồi đấy!

Những đường nét trên gương mặt mỗi người không những thể hiện cá tính riêng mà còn giúp bạn nhận ra người quen dễ dàng. Thế nhưng, đối với người mắc bệnh mù mặt, những đường nét trên những gương mặt họ gặp không có nhiều sự khác biệt. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu căn bệnh này nhé.

Bệnh mù mặt là gì?

Bệnh mù mặt là một chứng rối loạn não khiến bạn không có khả năng nhận dạng hoặc phân biệt khuôn mặt mình nhìn thấy. Người mắc bệnh mù mặt có thể cảm thấy khó khăn trong việc nhận ra sự khác biệt trên khuôn mặt của người mình mới gặp hay thậm chí họ còn có thể khó nhận ra khuôn mặt của người quen. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số.

Bạn cần lưu ý là bệnh mù mặt không liên quan đến suy giảm thị lực, khuyết tật học tập hoặc mất trí nhớ. Những người bị mù mặt chỉ cảm thấy khó khăn khi nhận diện khuôn mặt của một người chứ không gặp khó khăn trong việc nhớ ra người đó là ai như người mất trí nhớ.

Nguyên nhân bệnh mù mặt

Bệnh mù mặt được cho là do sự bất thường, suy yếu hoặc tổn thương ở vùng fusiform gyrus. Đây là một vùng trong não điều phối các hệ thống thần kinh ảnh hưởng đến trí nhớ và nhận diện khuôn mặt. Bệnh mù mặt cũng có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân gặp một cơn đột quỵ, chấn thương não hoặc một số bệnh thoái hóa thần kinh. Một số trường hợp bị mù mặt do là một rối loạn bẩm sinh nào đó. Đôi khi, bệnh nhân bị bệnh mù mặt bẩm sinh nếu có người thân mắc chứng này.

Bệnh mù mặt không phải là một triệu chứng của bệnh tự kỷ nhưng lại phổ biến ở những người mắc chứng tự kỷ hơn so với người thường.

Cũng có giả thuyết cho rằng bệnh mù mặt có thể góp phần làm suy yếu sự phát triển về mặt xã hội của những người mắc chứng tự kỷ. Tình trạng không nhận diện mặt người quen sẽ khiến cho khoảng cách giữa người tự kỷ với mọi người xung quanh ngày càng xa hơn.

Các triệu chứng bệnh mù mặt

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mù mặt là không có khả năng nhận ra hoặc phân biệt các khuôn mặt khác nhau. Những người bị mù mặt có thể cảm thấy cực kỳ khó khăn để nhận ra một người quen khi người này xuất hiện ở bối cảnh hay hoàn cảnh khác lạ.

Những người bị bệnh mù mặt dạng nhẹ có thể chỉ cảm thấy khó khăn khi phân biệt hoặc nhận diện khuôn mặt của những người mình không quen thân. Tuy nhiên, bệnh nhân bị mù mặt từ trung bình đến nặng có thể khó nhận ra cả khuôn mặt của những người đã thân thiết. Ở những trường hợp nghiêm trọng, những người bị mù mặt có thể không nhận ra khuôn mặt của chính mình.

Nếu bệnh mù mặt xuất hiện ở các bé, bé bị bệnh có thể có một số triệu chứng như:

– Gặp khó khăn trong việc kết bạn.

– Nhút nhát ở trường nhưng lại rất tự tin ở nhà.

– Trở nên nhút nhát và bám ba mẹ ở nơi công cộng.

– Gặp khó khăn khi theo dõi các nhân vật trong phim.

– Nhìn nhầm một người lạ thành ba mẹ hay người thân.

– Chờ bạn vẫy tay trước khi bạn đến đón bé ở trường hợp hay ở một địa điểm nào đó.

– Không nhận ra những người quen như hàng xóm, họ hàng thân thiết hay bạn bè của ba mẹ, đặc biệt là khi bé gặp những người này ở một bối cảnh khác lạ.

Các triệu chứng của bệnh mù mặt có thể bị nhầm lẫn là bản tính nhút nhát ở trẻ. Bạn không nên xem nhẹ hay bỏ qua mà hãy đưa trẻ đi kiểm tra nếu thấy các triệu chứng này.

Bạn nên làm gì khi có triệu chứng bệnh mù mặt?

Khi bạn phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh mù mặt, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị sớm.

Cách chẩn đoán bệnh mù mặt

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhận diện khuôn mặt, bạn nên tìm đến một bác sĩ thần kinh. Bác sĩ sẽ đánh giá khả năng nhận diện khuôn mặt của bạn qua các bài kiểm tra. Bạn sẽ cần kiểm tra các khả năng:

– Phân biệt một khuôn mặt bạn chưa bao giờ thấy với khuôn mặt một người thân trong gia đình.

– Nhận thấy sự khác biệt hoặc tương đồng của các khuôn mặt bạn thấy.

– Nhận biết cảm xúc được thể hiện trên khuôn mặt.

– Đoán các thông tin như tuổi tác hoặc giới tính từ một khuôn mặt.

Hiện nay có một số bài kiểm tra bệnh mù mặt online nhưng độ tin cậy của những bài kiểm tra này không cao. Bạn nên tin tưởng vào chẩn đoán của bác sĩ thay vì tin vào kết quả những bài kiểm tra này.

Cách điều trị bệnh mù mặt

Hiện tại vẫn chưa có cách chữa bệnh mù mặt. Việc điều trị tập trung chủ yếu vào giải pháp giúp những người mắc bệnh tìm cách nhận diện những người mình gặp tốt hơn.

Ví dụ, bạn có thể học cách nhận diện một người bằng cách tập trung vào ngoại hình hay giọng nói của họ. Những đặc điểm ngoại hình bạn có thể dùng để nhận diện một người là kiểu tóc, chiều cao hay dáng người. Bạn cũng có thể để ý tốc độ di chuyển của một người để nhận diện họ.

Cách giảm nhẹ ảnh hưởng của bệnh mù mặt

Bệnh mù mặt có thể ảnh hưởng đến khả năng thiết lập các mối quan hệ trong đời sống cá nhân hoặc trong công việc. Điều này có thể dẫn đến chứng rối loạn lo âu xã hội hoặc trầm cảm. Bạn có thể khắc phục bằng cách học cách nhận diện người khác mà không cần dựa vào các đặc điểm trên mặt họ.

Nếu bạn mắc rối loạn lo âu xã hội hoặc trầm cảm vì bệnh mù mặt, hãy gặp bác sĩ trị liệu để được tư vấn cách:

– Kết nối tốt hơn với mọi người.

– Xây dựng mối quan hệ với người khác hiệu quả hơn.

– Kiềm chế các triệu chứng lo âu xã hội hoặc trầm cảm.

Bệnh mù mặt ảnh hưởng nhiều tới các mối quan hệ xã hội và tâm lý khi bạn gặp ai cũng mơ hồ “người lạ ơi” mà không tài nào nhớ ra tên. Đôi lúc, chứng quên tạm thời này là do bạn quá căng thẳng hay mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục ảnh hưởng của bệnh nếu kiên nhẫn học cách nhận diện những người xung quanh và tự tin giao tiếp hơn.

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 loại thực phẩm giàu chất sắt cho bé cưng nhà bạn

(94)
Bổ sung đều đặn các thực phẩm giàu chất sắt cho bé sẽ giúp con hạn chế được nguy cơ thiếu máu. tăng cường sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng. Sắt là ... [xem thêm]

Làm thế nào để phòng tránh nhiễm HIV?

(42)
Nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè của bạn được chẩn đoán nhiễm HIV, bạn cần phải biết về những cách để ngăn chặn lây nhiễm HIV để bảo ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn ngăn ngừa ung thư phụ khoa

(55)
Mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư âm đạo và âm hộ. ... [xem thêm]

Cách ứng xử tinh tế với những người bị nghiện

(53)
Hãy học cách ứng xử với người nghiện để xua tan tâm lý bối rối và sợ hãi nhằm giúp đỡ họ có thể bình tâm quay trở lại cuộc sống bình thường.Bạn ... [xem thêm]

Định hướng giới tính tưởng dễ mà hóa ra lại không dễ!

(40)
Những hiểu biết về định hướng giới tính sẽ giúp bạn không rơi vào những định kiến cũ kỹ của xã hội, đồng thời sẽ giáo dục con cái tốt hơn.Sinh ra ... [xem thêm]

Cách hỗ trợ điều trị bệnh sởi tại nhà bạn nên biết

(47)
Sởi là bệnh do virus gây ra, dễ lây nhiễm, không có cách điều trị cụ thể nhưng có thể tự khỏi nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách. Khi có người ... [xem thêm]

Bạn cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?

(78)
Bạn cần hiểu rõ bản thân phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột để có thể kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.Tăng huyết áp ... [xem thêm]

Mang thai ở độ tuổi 20: thuận lợi và bất lợi

(25)
Hôn nhân là chuyện hệ trọng, và mỗi người trong chúng ta đều có kế hoạch hôn nhân cho riêng mình. Việc lập gia đình vào năm bao nhiêu tuổi tùy thuộc vào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN