Đôi điều bố mẹ cần biết về loạn thị bẩm sinh ở trẻ

(3.78) - 95 đánh giá

Trong các tật khúc xạ thì loạn thị rất hay gặp ở trẻ. Hơn ai hết, các bậc phụ huynh cần phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản về loạn thị để phòng ngừa và phát hiện bệnh kịp thời.

Loạn thị là một khái niệm rất rộng nhưng hiểu nôm na đó là tình trạng mắt có hình dạng bất thường mà không phải là dạng hình cầu. Hầu như tất cả chúng ta đều loạn thị ở một mức độ nào đó.

Một nhãn cầu bình thường có hình dạng như một trái bóng tròn trịa. Ánh sáng đi đến nhãn cầu và chiếu ra nhiều hướng đều nhau giúp mắt nhìn rõ mọi vật xung quanh.

Tuy nhiên, nếu mắt có hình dạng như một trái bóng hay mặt sau của thìa thì ánh sáng sẽ dồn về một hướng nhiều hơn các hướng còn lại làm chúng ta chỉ có thể thấy một phần của vật thể hoặc xuất hiện đường gợn sóng và nhòe hơn khi nhìn. Bác sĩ có thể điều trị đơn giản bằng cách cho trẻ đeo kính mắt, kính sát tròng hay làm phẫu thuật.

Nguyên nhân gây loạn thị

Loạn thị là tình trạng phổ biến, thường là do bẩm sinh và hầu hết mọi người sinh ra đều bị loạn thị. Chúng ta hiện vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của bệnh. Con bạn cũng có thể mắc tật loạn thị sau khi bị chấn thương mắt, mắc các bệnh về mắt hay sau khi phẫu thuật. Có giả thuyết cho rằng bé sẽ bị loạn thị khi đọc sách dưới điều kiện ánh sáng yếu hay ngồi xem tivi quá gần, nhưng sự thật không phải vậy.

Triệu chứng của loạn thị

Các triệu chứng loạn thị thường gặp bao gồm:

  • Mờ mắt hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó
  • Mỏi mắt
  • Nhức đầu.

Thông thường, con bạn sẽ bị hoa mắt khi học tập, làm việt quá sức hoặc cảm thấy mỏi mắt. Nếu phát hiện trẻ không nhìn thấy rõ, bố mẹ nên sắp lịch kiểm tra mắt cho bé ngay để tìm ra nguyên nhân vấn đề nhé.

Chẩn đoán loạn thị như thế nào?

Những triệu chứng của loạn thị xuất hiện rất chậm nên nếu quan sát thấy thị lực của con thay đổi thì bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa mắt ngay. Bác sĩ có thể phát hiện ra một số vấn đề khác như cận thị hoặc viễn thị. Bài kiểm tra sẽ gồm các bước như sau:

  • Kiểm tra thị lực: kiểm tra khả năng nhìn thấy các con chữ với khoảng cách 6 mét. Nếu thị lực đạt 20/20 tức là bé có thể nhìn thấy những vật cách xa 6 mét như mắt thường. Nếu thị lực của con là 20/80 thì bé có thể nhìn thấy rõ vật cách 6 mét khi người bình thường đứng cách xa 24 mét.
  • Đo khúc xạ: bác sĩ sẽ điều chỉnh kính lớn đeo trước mặt (phoropter). Bé sẽ nhìn qua kính và nói với bác sĩ mắt kính nào giúp nhìn rõ nhất. Đây là cách bác sĩ tìm ra kính có độ phù hợp cho mắt con, có thể là kính mắt thường hay kính áp tròng. Đôi khi bác sĩ sẽ dùng phương pháp soi đáy mắt.
  • Kiểm tra với máy Keratometry: đo độ cong ở trung tâm giác mạc, xác định độ cong lớn và nhỏ nhất. Phương pháp này giúp bác sĩ biết được hình dạng giác mạc và mức độ tập trung của chúng cũng như xác định độ của kính sát tròng và kiểm tra giác mạc sau khi phẫu thuật.
  • Kiểm tra hình dạng giác mạc: cho ra thông tin cụ thể nhất về hình dạng giác mạc của mắt bé. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phương án phẫu thuật đối với mắt loạn thị hay đục thủy tinh thể. Ngoài ra, kết quả này còn dùng để chọn kính hoặc chẩn đoán chứng loạn dưỡng giác mạc, một bệnh lý dễ gây loạn thị.

Chữa trị loạn thị như thế nào?

Hầu hết các trường hợp mắc tật loạn thị đều có thể điều trị bằng cách đeo kính hay kính sát tròng. Tuy nhiên, nếu trường hợp của bé thuộc loại nhẹ và không có vấn đề mắt nào khác, bác sĩ sẽ chỉ đưa ra kết quả bé bị loạn thị bao nhiêu độ và không cần dùng đến kính.

Có hai cách chữa trị cho các mức độ thông thường của loạn thị:

  • Kính mắt điều tiết: là mắt kính hay kính áp tròng. Khi được chẩn đoán loạn thị, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé một loại kính đặc biệt là áp tròng mềm toric. Kính này giúp điều chỉnh ánh sáng đi tới giác mạc của mắt sao cho mắt nhìn rõ được. Nếu trường hợp của con bạn nặng hơn, bé có thể dùng kính áp tròng cứng thông khí. Tùy vào tình trạng của con mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kính nào phù hợp nhất.
  • Phẫu thuật khúc xạ: phương pháp phẫu thuật laser này sẽ điều chỉnh lại giác mạc của bé. Có rất nhiều loại khác nhau nên bác sĩ sẽ tư vấn loại phù hợp nhất. Để tiến hành phẫu thuật thì cần điều kiện là hai mắt trẻ phải khỏe mạnh, không có vấn đề về võng mạc và không có sẹo giác mạc.

Một số thông tin về tật loạn thị trên đây hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng cho đôi mắt con ngày càng sáng khỏe.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí cách chọn loại nhựa an toàn cho sức khỏe cả nhà

(73)
Nhựa tổng hợp có ở khắp mọi nơi. Nhựa có trong đồ chơi trẻ em, hộp đựng thức ăn, chai lọ mỹ phẩm và các vật dụng gia đình. Một số loại nhựa thì ... [xem thêm]

6 kiểu mỡ thừa và cách tiêu diệt chúng

(57)
Nghiên cứu về các dạng béo phì đã phân các kiểu mỡ thừa trên cơ thể thành 6 loại khác nhau dựa vào vị trí tích lũy của chúng và chỉ ra cách đốt cháy ... [xem thêm]

Các tác nhân làm tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn

(42)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu hết về canxi?

(57)
Có lẽ bạn luôn nghĩ rằng canxi chỉ có ích cho xương, nhưng thực sự nó còn mang tới nhiều lợi ích khác nữa mà bạn vẫn chưa khám phá ra. Canxi rất quan trọng ... [xem thêm]

Mách bạn cách sống sót qua mùa nắng nóng

(44)
Thời tiết mùa nắng nóng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Hãy tham khảo các cách sau để chống chọi qua tiết trời oi bức này bạn nhé.Thời ... [xem thêm]

Mách bạn dấu hiệu của bệnh thiếu máu tán huyết

(92)
Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu tán huyết phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh.Những người bị thiếu máu tán huyết nhẹ ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về ung thư gan di căn?

(83)
Ung thư gan di căn là tình trạng tế bào đột biến xuất hiện ở gan và dần dần phát triển lan sang những bộ phận xung quanh.Khi nhắc đến ung thư gan di căn ... [xem thêm]

Vạch mặt nguyên nhân gây viêm khớp sau sinh

(37)
Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ có thể bị đau khớp cổ tay, chân, đau khớp háng một cách dữ dội. Nếu bạn mới sinh con và đang rơi vào tình trạng này, rất có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN