Giải đáp thắc mắc về bệnh bạch tạng sống được bao lâu

(4.13) - 39 đánh giá

Bệnh bạch tạng sống được bao lâu? Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không? Bên cạnh nỗi lo lắng khi mắc phải căn bệnh hiếm gặp, người bệnh còn muốn biết tiên lượng sống của chính mình.

Con người, động vật hay kể cả thực vật đều có khả năng mắc bệnh bạch tạng. Đây là tình trạng khiến cơ thể mất đi các tế bào hắc sắc tố làm da, tóc và mắt trở nên nhợt nhạt hoặc không màu.

Người mắc bệnh bạch tạng thường phải chịu những ánh nhìn tò mò, kì thị từ những người xung quanh dù họ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào. Hơn nữa, người bệnh lại cực kỳ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và hay có vấn đề về thị lực nên càng dễ tách biệt với mọi người. Thế nhưng, căn bệnh này không hề lây truyền qua những tiếp xúc vật lý bình thường.

Hãy cùng giải đáp những thắc mắc thường gặp xung quanh bệnh lý này như bệnh bạch tạng sống được bao lâu hoặc bệnh bạch tạng có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh bạch tạng

Khi một khiếm khuyết xảy ra ở một trong số các gene sản xuất hoặc phân phối melanin sẽ gây bệnh bạch tạng. Sự thiếu hụt này dẫn đến cơ thể không sản xuất hoặc giảm sản xuất melanin. Các gene bị khiếm khuyết này truyền từ cha, mẹ sang con và dẫn đến di truyền bệnh bạch tạng qua các thế hệ.

Những thắc mắc liên quan đến bệnh bạch tạng

1. Người bệnh bạch tạng sống được bao lâu?

Hầu hết các loại bạch tạng phổ biến đều không ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh. Tuy nhiên, các hội chứng hiếm gặp như Hermansky-Pudlak, Chediak-Higashi và Griscelli có ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh nhưng là do các vấn đề sức khỏe liên quan gây ra. Vậy nên, bạn không nên quá lo lắng về việc bệnh bạch tạng sống được bao lâu. Hãy cứ lạc quan và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp, bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh như mọi người.

Lưu ý là người bạch tạng phải hạn chế các hoạt động ngoài trời vì da và mắt rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tia cực tím (UV) từ mặt trời có thể gây ung thư da và giảm thị lực ở một số người bệnh.

2. Bệnh bạch tạng là đột biến gì?

Các đột biến gene gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sắc tố melanin là nguyên nhân gây ra bệnh bạch tạng. Các tế bào melanocyte (tế bào biểu bì tạo hắc tố) chịu trách nhiệm biểu hiện màu sắc cho da, tóc và mắt. Ở người bệnh bạch tạng, các tế bào melanocyte có mặt nhưng đột biến gene sẽ gây cản trở quá trình sản xuất hắc sắc tố hoặc phân phối nó đến tế bào keratinocyte (tế bào sừng ở lớp biểu bì ngoài cùng của da). Hiện nay có 5 loại bạch tạng di truyền đã được biết đến, phổ biến nhất là loại bạch tạng OCA1 và OCA2 – đó là các dạng bạch tạng ảnh hưởng đến da và mắt.

3. Bệnh bạch tạng có lây không?

Bệnh bạch tạng có thể di truyền nhưng nó không lây lan qua tiếp xúc giữa người với người. Một người sinh ra với bệnh bạch tạng vì họ thừa hưởng gene gây bệnh từ cha hoặc mẹ.

Ở các dạng phổ biến nhất của bệnh bạch tạng, cả cha, mẹ đều phải mang gene bệnh và truyền cho đứa trẻ. Ngay cả khi cả hai người đều mang đột biến gene, nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh bạch tạng là 1/4.

4. Bệnh bạch tạng có chữa được không?

Không có cách nào có thể chữa khỏi bệnh bạch tạng, nghĩa là sắc tố của da, tóc và mắt người bệnh không thể trở về như tự nhiên. Tuy nhiên, có các cách điều trị để giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa tác hại từ ánh nắng mặt trời, bao gồm:

  • Sử dụng kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím (UV)
  • Mặc quần áo dài tay và dùng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV
  • Sử dụng kính thuốc theo chỉ định của bác sĩ để khắc phục các vấn đề về thị lực
  • Phẫu thuật cơ mắt để điều chỉnh cử động mắt bất thường (nếu có)

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết bệnh bạch tạng sống được bao lâu va hiểu rõ hơn về bệnh bạch tạng. Từ đó, bạn có thể thông cảm hơn cho những người không may mắn gặp phải đột biến này. Hãy nhớ rằng căn bệnh này không hề lây truyền, đừng tỏ ra xa lánh hay kì thị bất cứ ai bị bạch tạng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng cả ngày dài

(36)
Nếu thường xuyên đối mặt với những áp lực công việc hoặc gia đình, bạn có thể bị mất ngủ vì quá căng thẳng. Liệu có bí quyết ngủ ngon dù căng ... [xem thêm]

Cảnh giác với 5 thói quen xấu làm da nhanh xuống cấp

(91)
Cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa từ ngoài độ tuổi 20. Khi đó, một số dấu hiệu lão hóa da sẽ bắt đầu xuất hiện dần dần bắt đầu từ các đường ... [xem thêm]

3 phương pháp chữa rối loạn cương dương phổ biến nhất

(55)
Tìm hiểu chung về rối loạn cương dươngBệnh rối loạn cương dương là bệnh gì?Rối loạn cương dương (liệt dương) là tình trạng dương vật không đủ khả ... [xem thêm]

Những loại thuốc bổ gan từ thiên nhiên bạn không thể bỏ qua

(44)
Gan có vai trò quan trọng trong cơ thể, vì vậy việc tăng cường chức năng gan là rất cần thiết. Bên cạnh các thuốc bổ gan được bán ngoài thị trường, một ... [xem thêm]

Nấm dương vật và những điều nam giới cần biết

(95)
Mặc dù các bệnh về nấm thường chỉ xảy ra ở nữ giới nhưng nguy cơ nam giới mắc các bệnh truyền nhiễm do nấm vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là nhiễm ... [xem thêm]

7 phương pháp trị mụn đầu đen từ chuyên gia

(78)
Nếu kiên trì áp dụng các phương pháp trị mụn đầu đen từ các chuyên gia da liễu, bạn có thể cảm thấy an tâm hơn khi tìm cách lấy lại làn da mịn màng ... [xem thêm]

Top 10 thực phẩm giàu đạm, ít béo giúp da khỏe dáng xinh

(85)
Các chuyên gia luôn khuyên bạn nên bổ sung thực phẩm giàu đạm mỗi ngày để làm nên sự sống của con người. Mỗi bộ phận trong cơ thể luôn cần một nguồn ... [xem thêm]

Vì sao bạn không nên xem nhẹ bệnh sán lá gan?

(80)
Tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng bệnh sán lá gan vẫn có nguy cơ gây nên nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.Sán lá gan là một loại giun ký ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN