Giải đáp một số thắc mắc về một số bệnh ở trẻ

(3.65) - 64 đánh giá

Trẻ đồ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi nhiều không nhất thiết phải là thiếu canxi . Trong thực tế đa số là bình thường , do hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm ở trẻ nhỏ chưa đạt được cân bằng nên trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn. Hoặc đơn giản là trẻ bị nóng. Tuy nhiên nếu :

  • Đổ mồ hôi đầu nhiều khi bú kèm theo chậm tăng cân đáng kể coi chừng trẻ bị tim bẩm sinh.
  • Đổ mồ hôi nhiều kèm theo chậm biết lật, bò, đi theo tuổi, ngủ kém, sau 12 tháng vẫn chưa mọc răng, người mềm… Có thể trẻ bị còi xương hay thiếu Canxi-D3.

  • Đổ mồ hôi nhiều kèm bứt rứt, ăn ngủ kém, xanh xao, đặc biệt trẻ bú sữa quá nhiều, ăn ít coi chừng trẻ bị thiếu máu.

  • Cần lau mồ hôi thường xuyên cho trẻ tránh bị nhiễm lạnh và rôm sẩy.

Môi trẻ thâm quanh năm

Cần nhìn lại môi ba mẹ. Có thể là di truyền. Môi trẻ tím khi gắng sức coi chừng có bệnh tim bẩm sinh. Môi tím liên tục, ngón tay cũng tím, miệng lưỡi cũng tím và kém tăng trưởng coi chừng bệnh tim bẩm sinh tím.

Phát triển chiều cao

Giai đoạn vàng phát triển chiều cao là lúc dưới 2 tuổi và lúc dậy thì .

Nếu muốn con cao vượt trội thì trong giai đoạn này đưa con tới bác sĩ tư vấn dinh dưỡng nhi. Bơi, bóng rổ, bóng chuyền, xà đơn.. là những môn thể thao giúp tăng chiều cao. Sữa hươu cao cổ cũng không giúp bé cao như là quảng cáo được. Nếu bé lùn hơn bạn bè đồng trang lứa rất nhiều mà cân nặng lại bình thường kèm theo chậm chạp, thờ ơ, hay hình dạng cơ thể, vẻ mặt không được bình thường cần đi tầm soát các bệnh nội tiết . Hiện nay đã có thuốc điều trị “ lùn do thiếu hormon tăng trưởng GH’’ nên hi vọng lấy lại chiều cao vượt trội là hoàn toàn có thực hiện được.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/490303424500516

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tắc lệ đạo ở trẻ nhỏ

(38)
Khái quát Lệ đạo hay còn gọi là ống lệ mũi, nó là 1 đường ống dẫn nước mắt xuống mũi với 1 đầu mở ra ở góc trong của mắt, 1 đầu mở ở nghách ... [xem thêm]

Những đồ uống nên tránh ở trẻ dưới 1 tuổi

(92)
Nhìn chung những thức uống sau nên tránh ở trẻ em dưới 1 tuổi trừ những trường hợp có chỉ định y khoa đặc biệt. Sữa bò toàn phần (sữa công thức khác ... [xem thêm]

Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn

(81)
Ép ăn, dọa nạt Cố gắng nhồi ép càng nhiều càng tốt, mặc dù con đã tỏ ra ngán, ngậm, ói….. có nhà còn dùng lời quát mắng, roi vọt để ép trẻ ăn theo ... [xem thêm]

Mẹ cho con bú nên uống thuốc thế nào ?

(29)
Mẹ uống thuốc thì khi cần hãy uống, vì người lớn bệnh có khi lướt qua được nhưng bệnh quá mà không uống thì làm sao có sức chăm con Khi dùng thuốc có ... [xem thêm]

Đầu to và thóp chưa lên có đáng lo ngại?

(57)
Một số phụ huynh thấy đầu bé “hơi to” hay khám bác sĩ nói đầu to đâm ra lo lắng. Một số phụ huynh thấy thóp rộng thóp chưa đóng cũng lo. Nhìn và sờ ... [xem thêm]

Ngón tay cò súng ở trẻ em

(82)
Thường gặp ở ngón cái nhưng có thể gặp ở tất cả ngón cái. Ngón tay lúc nào cũng gập vào trong khó tự cữ động trong trong khi các ngón khác bình thường. ... [xem thêm]

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng nặng

(93)
Chúng tôi nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh tay chân miệng( HFMD) nặng gây ra bởi virus đường ruột ( enterovirus) ở các bệnh nhân dưới 15 tuổi ... [xem thêm]

Cập nhật điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

(69)
Triệu chứng lâm sàng nào gợi ý tiêu chảy do vi khuẩn hay siêu vi? Nếu trẻ có sốt cao (> 40 độ), đau bụng, phân có máu, có biểu hiện thần kinh thì gợi ý tác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN