Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và những điều nên biết

(3.81) - 35 đánh giá

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và những điều cần biết về căn bệnh còn khá xa lạ này sẽ giúp bạn phát hiện triệu chứng sớm để điều trị kịp thời.

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế được xem là vấn đề tâm lý – tâm thần không ít người trưởng thành gặp phải, nhưng không thể gọi tên chính xác. Những biểu hiện tưởng chừng như bình thường nhưng lại chính là dấu hiệu cảnh báo bạn về chứng bệnh này. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về nó.

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder-OCD) với mức độ nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh và những người xung quanh. Đây là một dạng rối loạn tâm thần mà rất nhiều người lo ngại và không muốn người khác biết. Đó là lý do tại sao nhiều bệnh nhân không được chữa trị kịp thời, dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một dạng rối loạn mạn tính và kéo dài đặc trưng bởi những bất thường ở não trong các quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin. Họ có những suy nghĩ xảy ra nhiều lần (ám ảnh) và những hành vi (cưỡng chế) khiến họ cảm thấy sự thôi thúc lặp lại nhiều lần.

Sau đây là một vài biểu hiện ban đầu của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế:

  • Căn bệnh là loại bệnh tâm thần khá hiếm và người mắc bệnh thường là thanh thiếu niên và người trưởng thành (tuy nhiên không ngoại trừ trường hợp ở người già và trẻ em). Chẩn đoán sớm sẽ tránh xảy ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống;
  • Giai đoạn đầu, bạn sẽ bị ám ảnh với những vật thể vô hình luôn tồn tại trong tâm trí với các biểu hiện của sự lo âu, mệt mỏi và bối rối như ác cảm thị giác hay rụng tóc. Những hành vi khác cần được chú ý như trộm cướp không lý do hay mua sắm trong tình trạng không tỉnh táo;
  • Căn bệnh bắt đầu trở nặng khi bệnh nhân thực hiện một vài hành động cưỡng chế để giảm áp lực ám ảnh (như lau nhà, tắm rửa, hay kiểm tra mọi thứ…);
  • Người bệnh bắt đầu cảm thấy lo sợ những người xung quanh, lo lắng sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác, dần trở nên trầm cảm, hay cố gắng né tránh mọi thứ trong cuộc sống.

Những triệu chứng và hành vi về tâm lý của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Người mắc bệnh đôi khi chỉ có một hay có tất cả những triệu chứng dưới đây.

Sợ dơ bẩn

Người bệnh từng trải qua nỗi sợ này sẽ luôn lau và rửa sạch mọi thứ một cách thái quá. Khi mắc bệnh, một vài bệnh nhân bị trào ngược axit, họ thường bị tiêu chảy tạm thời hay cảm thấy kinh tởm, thích lau dọn, tắm rửa và giặt giũ. Bạn thường làm điều này một vài lần trong ngày, tuy nhiên bạn sẽ luôn cảm thấy vẫn chưa đủ để mọi thứ sạch sẽ.

Sợ phạm lỗi

Chúng ta thường kiểm tra lại mọi thứ sau khi hoàn thành việc gì đó. Tuy nhiên, với người mắc bệnh này, họ sẽ luôn cảm thấy lo sợ về những lỗi lầm của mình. Mặc dù họ đã kiểm tra rất nhiều lần, đôi khi một vài lần, tuy nhiên họ vẫn cảm thấy không thoải mái.

Những yêu cầu về mục tiêu chính xác và tuyệt đối

Bệnh nhân với nỗi sợ này thường là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Họ có tâm lý hoàn hảo với mọi thứ và không cảm thấy an tâm nếu họ chưa hoàn hảo khi ra đường. Họ sẽ luôn yêu cầu mức độ chính xác tuyệt đối. Họ cũng sẽ không thể chịu đựng được với suy nghĩ một thứ gì đó có thể bị sắp xếp sai dù chỉ là 1mm.

Nghi ngờ thái quá

Người bệnh sẽ luôn cảm thấy không tin tưởng về bất kỳ thứ gì và luôn kiểm tra, đếm lại nhiều lần mà không có lý do.

Cách điều trị

Khi bạn nhận thấy chính mình hay người thân có những dấu hiệu của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn nên tham vấn chuyên gia tâm lý và không được né tránh hay cảm thấy có lỗi vì nó sẽ dẫn đến áp lực tâm lý nặng nề hơn. Người bệnh đôi khi còn muốn tự tử.

Các chuyên gia tâm lý hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh này khi có sự nỗ lực của bệnh nhân cũng như sự giúp đỡ của người thân.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Loại kem chống nắng cho trẻ em nào là tốt nhất?

(63)
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần sử dụng kem chống nắng khi đi biển. Với làn da mỏng manh của con, mẹ phải chọn kem chống nắng cho trẻ em nào ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về các xét nghiệm máu khi mang thai

(83)
Các xét nghiệm máu khi mang thai là một phần của chương trình khám tiền sản. Một số xét nghiệm dành cho tất cả phụ nữ, nhưng một vài xét nghiệm chỉ ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục nữ là gì?

(40)
Nếu bạn không hiểu rõ về quan hệ đồng giới nữ thì bạn sẽ có rủi ro cao bị lạm dụng tình dục hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Bạn hãy ... [xem thêm]

6 gợi ý giúp phòng tránh bệnh hen suyễn từ thú cưng

(49)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

Vượt qua ý định tự tử không khó!

(44)
Đã bao giờ bạn cảm thấy nỗi đau quá choáng ngợp đến nỗi bạn nghĩ về việc tự làm đau chính mình hay tự tử? Bạn không hề đơn độc. Nhiều người trong ... [xem thêm]

Cách chăm sóc mắt trước, trong và sau phẫu thuật lasik

(83)
Bạn có mắc phải các tật khúc xạ của mắt như loạn thị, cận thị hay viễn thị? Hiện nay, nhiều người chọn phương pháp phẫu thuật lasik để có thể ... [xem thêm]

Những rủi ro liên quan đến bệnh đau nửa đầu

(90)
Một số biến chứng đau nửa đầu có thể xảy ra trên vài người bệnh, đa số bắt nguồn từ tác dụng phụ của thuốc điều trị. Bạn cần tìm hiểu thêm ... [xem thêm]

9 chế độ ăn đặc biệt và 5 lưu ý giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

(33)
Tìm hiểu về các chế độ ăn đặc biệt vừa giúp cho những bữa ăn không nhàm chán, vừa bảo vệ sức khỏe và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bạn. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN