Đề kháng da là gì? Vì sao nó lại vô cùng quan trọng với chúng ta?

(3.96) - 94 đánh giá

Làn da vốn được ví như “tấm khiên” giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại như khói bụi, vi khuẩn, virus… Thế nhưng, không phải ai cũng thật sự ý thức được điều này cũng như hiểu rõ về tầm quan trọng của đề kháng da đối với sức khỏe.

Từ lâu, các nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu có giá trị to lớn về cơ chế đề kháng của da. Ở Việt Nam, khái niệm đề kháng da tuy còn tương đối mới mẻ nhưng đã bắt đầu nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy đề kháng da là gì mà lại nhận được nhiều sự “ưu ái” của các nhà khoa học đến như vậy? Nếu bạn cũng đang tò mò về vấn đề này, hãy đọc ngay những chia sẻ dưới đây của Chúng tôi nhé.

Đề kháng da – Nỗi sợ hãi của các loại vi khuẩn

Làn da là cơ quan lớn nhất của cơ thể với diện tích khoảng 1,8m2. Do có bề mặt rộng lớn và là nơi tiếp xúc đầu tiên với môi trường bên ngoài nên không có gì khó hiểu khi da người trở thành “địa phương” lý tưởng để các loại vi khuẩn gây hại tấn công và cư ngụ.

Theo nghiên cứu, trên mỗi centimet da có đến khoảng 1 triệu vi khuẩn cư ngụ và đang tìm cách thâm nhập vào cơ thể từng ngày. Những con vi khuẩn này tập trung chủ yếu ở lớp thượng bì và sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng đến từ mồ hôi, bã nhờn và các tế bào da. Theo các chuyên gia, các loại vi khuẩn thường được tìm thấy trên da có thể gây những căn bệnh từ phổ biến cho đến nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm da, chốc lở, viêm khớp, thấp tim… Thậm chí, chúng còn có thể gây ra những biến chứng nặng nề, nguy hiểm hơn còn có thể dẫn đến tử vong.

Để chống lại “binh đoàn” vi khuẩn hùng hậu này, làn da của chúng ta đã được trang bị một bộ “áo giáp” cực kỳ tuyệt hảo, mang tên “đề kháng da”. Đề kháng da là khả năng tự bảo vệ, tự phục hồi của làn da trước những tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng, ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, vi khuẩn gây hại… Đây là một thành phần của hệ miễn dịch sẵn có trên cơ thể mỗi người và là một “vũ khí” vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Bởi nếu không có chiếc áo giáp vô hình nhưng vững chắc này, vi khuẩn xấu rất dễ xâm nhập và phát triển, từ đó gây ra nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe.

Nguyên nhân nào khiến sức đề kháng của da bị suy yếu?

Được ví như chiếc áo giáp vững chắc để bảo vệ cơ thể nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, sức đề kháng của da có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ô nhiễm môi trường, thói quen sống không lành mạnh là những nguyên nhân chính khiến cho sức đề kháng của da ngày một yếu đi. Ngoài ra, chức năng đề kháng của da còn có thể bị tổn thương bởi:

  • Các tác nhân ngoại sinh: Không khí ô nhiễm, bụi bẩn, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, chấn thương, bỏng…
  • Các tác nhân nội sinh: Do một số bệnh lý như viêm da cơ địa, bệnh vảy nến…

Một khi sức đề kháng của da bị suy giảm, da của bạn sẽ rất dễ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như khói bụi, hóa chất… Không những vậy, nguy hiểm hơn, một “binh đoàn” vi khuẩn đang trú ngụ ở da sẽ “tận dụng” cơ hội này để xâm nhập vào cơ thể, gây ra một số căn bệnh phổ biến như cảm, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp… nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các hệ lụy của nhiễm trùng như viêm khớp, thấp tim….

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo để ngăn ngừa và phòng chống nguy cơ bị bệnh, nhất là trong thời điểm giao mùa, việc quan trọng nhất mà bạn cần làm là chú ý bảo vệ sức đề kháng của da, lớp áo giáp đầu tiên và vững chắc nhất của cơ thể.

Làm thế nào để tăng cường khả năng đề kháng của da?

Để ngăn chặn binh đoàn vi khuẩn đang tìm cách xâm nhập cơ thể chúng ta từng ngày, việc làm đầu tiên và quan trọng nhất chính là phải tìm cách tăng cường sức đề kháng cho làn da. Tăng đề kháng của da không phải là điều gì quá “cao siêu” theo suy nghĩ của nhiều người, mà đơn giản chỉ là việc thay đổi một số thói quen sống không lành mạnh của bản thân. Dưới đây là một số bí quyết hữu ích mà bạn có thể thử:

  • Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Theo các chuyên gia, để tăng cường sức đề kháng da, bạn cần có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với đầy đủ các loại trái cây, rau quả, các thực phẩm giàu protein, omega-3, omega-6 và đặc biệt là vitamin A. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều sữa chua bởi trong sữa chua có chứa hàm lượng lớn axit lactic, một chất có đặc tính chống nấm men, có tác dụng giúp làn da hình thành lớp bảo vệ chống lại tình trạng nhiễm trùng.
  • Duy trì thói quen sống lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu, bia, làm việc quá căng thẳng, thiếu ngủ là những nguyên nhân khiến đề kháng da bị suy yếu. Chính vì vậy, để đảm bảo làn da luôn khỏe mạnh, bạn cần từ bỏ những thói quen xấu này ngay hôm nay.
  • Tập thể dục thường xuyên: Đây là một bí quyết đơn giản giúp tăng đề kháng da nói riêng và sức đề kháng của cơ thể nói chung. Theo các chuyên gia, việc tập thể dục vừa phải, thường xuyên không những giúp tăng cường khả năng đề kháng của da mà còn có tác động tích cực lên hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc giúp phát huy vai trò của đề kháng da: Ngoài các biện pháp kể trên, bạn cần chú ý vệ sinh đúng cách cho cả gia đình để phát huy chức năng đề kháng của da, thông qua sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như xà phòng, nước rửa tay, sữa tắm… được tích hợp tổ hợp kháng khuẩn ion bạc + (ion bạc + Terpineol + Thymol). Hoạt động thông qua sự phá hủy màng tế bào vi khuẩn nên tổ hợp kháng khuẩn ion bạc + có công dụng bảo vệ cơ thể khỏi hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh. Theo nghiên cứu, ion bạc trong nước có thể tiêu diệt đến 260 loại vi trùng, vi khuẩn, nấm… với nồng độ chỉ 0,01 – 0,1mg/l mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Do đó, các sản phẩm này rất an toàn khi sử dụng hàng ngày, nhất là khi mùa cao điểm của dịch bệnh đang cận kề.

Đề kháng da đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Chính vì vậy, bạn cần chú ý tăng cường sức đề kháng của da bằng cách duy trì lối sống lạc quan, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, việc quan trọng nhất mà bạn cần làm là phải chú ý vệ sinh sạch sẽ và đúng cách cho làn da để tránh làm ảnh hưởng đến đề kháng da tự nhiên.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách ngăn ngừa cục máu đông có thể cứu sống bạn

(32)
Ít vận động khiến máu lưu thông kém và dễ hình thành những cục máu đông gây nguy hiểm đến tính mạng. Có những cách ngăn ngừa cục máu đông mà bạn nên ... [xem thêm]

6 lí do đàn ông có vợ nên giữ thói quen “tự sướng”

(91)
Dù đã là một người bạn đời tuyệt vời bên cạnh khi kết hôn, đàn ông trong giai đoạn này vẫn cần có những khoảng thời gian của riêng mình để tự thỏa ... [xem thêm]

Bánh mì sandwich ăn với gì mới tốt cho sức khỏe?

(80)
Nếu không biết bánh mì sandwich ăn với gì mới lành mạnh, bạn sẽ có xu hướng kết hợp với các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, ... [xem thêm]

Giảm áp

(82)
Tìm hiểu chungBệnh giảm áp là gì?Bệnh giảm áp là một loại chấn thương xảy ra khi áp lực xung quanh cơ thể giảm nhanh đột ngột.Bệnh thường xảy ra ở ... [xem thêm]

23 cách nấu ăn bằng lò vi sóng cực nhanh giúp bạn thay đổi khẩu vị

(84)
Bạn muốn chế biến nhiều món ngon nhưng ngại tốn thời gian? Hãy bỏ túi ngay các bí quyết nấu ăn bằng lò vi sóng nhé! Cuộc sống bận rộn khiến bạn không ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho vận động viên

(48)
Tại sao chế độ dinh dưỡng tốt lại quan trọng đối với vận động viên? Đối với vận động viên, sức khỏe thể chất là chìa khóa cho lối sống năng ... [xem thêm]

Cần biết gì về tiêm phòng cho trẻ sinh non?

(86)
Bố mẹ cần tiêm phòng cho trẻ sinh non khi bé được 2 tháng tuổi giống như những trẻ sinh đủ tháng khác vì con có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.Dù một số cột ... [xem thêm]

Trị mụn, chữa đau bụng kinh, giảm nguy cơ ung thư… nhờ thuốc tránh thai

(72)
Như bạn đã biết sử dụng thuốc tránh thai có thể giúp ngăn ngừa sự thụ thai, nhưng thuốc còn có những lợi ích khác nữa. Thuốc tránh thai thường là hợp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN