Nếu biết cách làm nước ép trái cây ngon, bữa ăn sáng của bạn không những trở nên hấp dẫn hơn mà còn rất bổ dưỡng nhờ các thành phần vitamin và khoáng chất.
Bạn đã bắt đầu cảm thấy chán các món ăn sáng quen thuộc? Thay vì ra ngoài ăn tạm một món gì đó để lót dạ trước khi đi làm, hãy thử bổ sung vào thực đơn một ly nước ép trái cây hoặc rau củ. Bữa ăn sáng của bạn sẽ trở nên ngon miệng và bắt mắt hơn hẳn đấy!
Cách làm nước ép cho bữa sáng thơm ngon
Mỗi ngày một loại nước ép không chỉ ngon mà còn chứa rất nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới, cùng khám phá lợi ích của loại nước ép này nhé.
1. Nước ép cần tây
Nguyên liệu:
- Cần tây
- Có thể cho thêm táo, dưa leo, rau bó xôi để tăng hương vị
Thực hiện: Cần tây cắt khúc, ngâm trong nước khoảng 2 phút, cho thêm nước đá nếu cần, vớt ra cho vào máy ép, ép lấy nước uống.
Lợi ích: Theo nghiên cứu mới từ Đại học bang Ohio, cần tây làm nước ép cung cấp apigenin, một hợp chất ngăn chặn tế bào ung thư.
2. Nước ép rau củ cà chua
Nguyên liệu:
- Xà lách romaine
- Cà chua xắt nhỏ
- Có thể cho thêm ớt chuông, cà rốt hoặc cần tây
Thực hiện: Cho hỗn hợp vào máy ép, cho thêm nước đá nếu cần, sau đó ép lấy nước.
Lợi ích: Nước ép rau cà chua có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
3. Nước ép dưa leo dâu tây
Nguyên liệu:
- Dưa leo
- Dâu tây
Thực hiện: Dưa leo và dâu tây rửa sạch, ép lấy nước. Bạn có thể cho đá vào nếu cần sau đó thưởng thức ngay nhé.
Lợi ích: Dâu tây có chứa chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, giữ cho răng khỏe mạnh. Trong khi đó nước ép dưa leo có tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm cân, kết hợp dưa leo và dâu tây để tăng cường các lợi ích cho sức khỏe bạn nhé.
4. Nước ép bắp cải đỏ và việt quất
Nguyên liệu:
- Bắp cải đỏ, thái thành sợi
- Quả việt quất tươi
- Có thể cho thêm táo, dưa leo
Thực hiện: Cho hỗn hợp vào máy ép, ép lấy nước để thưởng thức.
Lợi ích: Nước ép này giúp cải thiện trí nhớ, đào thải độc tố, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
5. Nước ép rau bó xôi và táo
Nguyên liệu:
- Rau bó xôi xắt nhỏ
- 2–3 trái táo
Thực hiện: Cho táo và rau bó xôi vào máy ép, ép lấy nước hỗn hợp.
Lợi ích: Rau bó xôi trong nước ép này cung cấp một liều lượng vitamin K lành mạnh, giúp giữ cho xương của bạn chắc khỏe, táo tốt cho bệnh viêm khớp, giàu chất chống oxy hóa.
6. Nước ép củ dền và gừng
- Củ dền bóc vỏ, cắt thành miếng
- Vài lát gừng tươi
- Có thể cho thêm cam hoặc táo
Thực hiện: Cho hỗn hợp vào máy ép, ép lấy nước để thưởng thức.
Lợi ích: Nước ép củ dền gừng có tác dụng tăng lưu lượng máu, nạp nhiên liệu và oxy.
7. Nước ép cam cà rốt
Nguyên liệu:
- Cam cắt vỏ, cắt thành miếng nhỏ
- Cà rốt gọt vỏ
- Có thể cho thêm táo, cà chua
Thực hiện: Cho cà rốt và cam qua máy ép trái cây, với phần nước ép thu được bạn có thể uống ngay hoặc cho thêm đá để uống tùy thích.
Lợi ích: Nước ép này cung cấp nhiều vitamin, năng lượng cho ngày dài hoạt động và giúp cho làn da của bạn căng tràn sức sống.
Bí quyết làm nước ép trái cây thơm ngon
Làm nước ép trái cây tại nhà
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn làm nước ép trái cây tại nhà ngon hơn:
- Rửa tất cả các loại trái cây, rau xanh sau đó để ráo
- Làm theo hướng dẫn tùy theo chức năng của mỗi máy ép với các loại rau củ khác nhau
- Cho các loại rau mềm, hoa quả như cà chua hay quả mọng nước
- Sau đó cho các loại rau, trái cây cứng hơn như táo, cần tây…
- Thưởng thức nước ép trong 1 ngày hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh
Cách lựa chọn máy ép trái cây tốt nhất
Trên thị trường có rất nhiều loại máy ép trái cây khác nhau, nhưng chủ yếu được phân thành hai loại chính là máy ép có tốc độ cao (ép ly tâm) và máy có tốc độ thấp.
1. Máy ép tốc độ cao: Xử lý các loại trái cây và rau quả ở tốc độ cao thông qua tiếp xúc với một máy cắt quay với một bộ lọc lưới, tạo ra một lực ly tâm. Nguyên lý hoạt động là khi đưa hoa quả vào, mâm xay sẽ chạy với tốc độ rất cao giúp hoa quả được mài nhỏ dần và tách phần nước ra khỏi phần bã nhờ lực ly tâm. Nhiều người cho rằng những thức ăn thô với nhiệt sản xuất và tốc độ cao có thể phá vỡ một số chất dinh dưỡng.
2. Máy ép tốc độ thấp: Máy ép tốc độ thấp xử lý trái cây và rau quả ở tốc độ thấp hơn, do đó sản xuất nhiệt, tiếng ồn ít hơn và chiết xuất nước trái cây nhiều hơn so với máy tốc độ cao. Có hai loại là tốc độ thấp ngang và tốc độ thấp dọc, hai loại này khác nhau chủ yếu ở hình dáng, máy ép trái cây theo chiều dọc nhỏ gọn hơn còn máy ép trái cây theo chiều ngang đòi hỏi phải có thêm không gian. Tuy nhiên, máy ép ngang linh hoạt hơn vì chúng ép được nhiều đồ ăn cho trẻ, bơ đậu phộng, mì ống. Máy ép tốc độ thấp đắt tiền hơn, nhưng sẽ thích hợp nếu bạn muốn làm nước ép bao gồm nhiều loại rau xanh.
Cách làm nước ép mà không cần máy ép
Nếu bạn không có máy ép trái cây thì có thể dùng máy xay sinh tố để làm nước ép. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị tất cả các nguyên liệu
- Cho các loại rau củ và trái cây vào máy xay sinh tố và bắt đầu xay nhuyễn
- Chuẩn bị một miếng vải dài khoảng 60 cm, gấp thành 4 phần
- Đổ các hỗn hợp vừa xay ra miếng vải vừa gấp, sau đó vắt lấy nước.
Chỉ mất vài phút bạn đã có thể thưởng thức được những ly nước ép thơm ngon rồi đấy. Hãy chuẩn bị một ly nước ép vào mỗi buổi sáng để luôn ngập tràn năng lượng bạn nhé!