Cùng tìm hiểu những cách trị giun kim tại nhà hiệu quả

(3.88) - 81 đánh giá

Nhiễm giun kim là tình trạng khá phổ biến. Bệnh cũng rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa nhưng thường không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị giun kim và đề phòng tái nhiễm cũng tương đối đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà.

Giun kim có hình dáng nhỏ, mỏng, có thể lây nhiễm vào ruột non và ruột già của người. Mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều thể bị nhiễm giun kim nhưng thường gặp nhất là trẻ em hoặc người sống chung với người bệnh.

Nhiễm giun kim xảy ra khi giun kim cái đẻ trứng trong các nếp gấp da xung quanh hậu môn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Nếu dùng tay gãi hay làm trầy xước vùng hậu môn, trứng giun kim có thể dính vào tay rồi lan truyền sang các đồ vật trong nhà như giường, quần áo… Các thành viên trong gia đình có người bị nhiễm giun kim cũng sẽ bị lây nhiễm bệnh.

Hình ảnh giun kim và trứng giun kim

Cách trị giun kim tại nhà

Theo những kinh nghiệm được truyền miệng, có một số cách chữa giun kim phổ biến tại nhà được nhiều người áp dụng dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học xác minh tính hiệu quả của chúng.

Bạn nên trị giun kim bằng các phương pháp y khoa trước tiên. Sau đó, bạn có thể sử dụng các biện pháp tại nhà như là phương pháp điều trị bổ sung.

1. Ngải cứu

Một vài nghiên cứu cho thấy ngải cứu có khả năng điều trị vài bệnh nhiễm ký sinh trùng. Nếu muốn sử dụng dược liệu này, hãy thử pha ngải cứu vào trà hoặc rượu thuốc. Tốt hơn hết, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi trị giun kim bằng ngải cứu và chỉ thử tối đa trong 4 tuần.

2. Cách trị giun kim bằng tỏi

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Một vài người sử dụng tỏi để trị giun kim, giun móc và giun đũa.

Mọi người có thể ăn các tép tỏi sống hoặc băm nhuyễn và dùng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, có những người trộn tỏi băm nhỏ với vaseline tạo thành một hỗn hợp sệt rồi bôi trực tiếp lên vùng da ở hậu môn.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ là không nên bôi lên da khi đang bị bệnh trĩ, những khu vực có da bị tổn thương hay đang kích ứng.

3. Cà rốt

Cà rốt rất giàu chất xơ, giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy nhu động ruột chuyển động thường xuyên.

Các nhà nghiên cứu không biết chắc rằng cà rốt có giúp tiêu diệt giun kim trực tiếp hay không nhưng chúng có khả năng đẩy giun ra khỏi đường ruột.

Ngoại trừ những người bị dị ứng với cà rốt thì ăn sống loại rau củ này là một cách an toàn để hỗ trợ trị giun kim tại nhà. Hãy nhớ rửa sạch cà rốt trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu nhé.

4. Trị giun kim bằng hạt bí ngô

Hạt bí ngô chứa cucurbitacin. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy hợp chất này giúp bí ngô có khả năng chống lại các ký sinh trùng bên trong cơ thể. Thực tế, Dược điển Hoa Kỳ đã liệt kê hạt bí ngô là một phương pháp điều trị ký sinh trùng đường ruột trong những năm 1863 – 1936.

Bạn có thể ăn trực tiếp hạt bí ngô hoặc trộn chúng với nước thành một hỗn hợp sệt để ăn như một phương pháp hỗ trợ điều trị giun kim

5. Cách trị giun kim cho trẻ bằng dầu dừa

Dầu dừa thường được sử dụng rất nhiều trong gia đình với nhiều mục đích khác nhau. Đây cũng là một cách chữa giun kim tại nhà khá phổ biến vì nhiều người cho rằng bôi dầu dừa xung quanh hậu môn sẽ ngăn giun kim đẻ trứng tại đó. Nhiều người còn sử dụng dầu dừa bôi trơn khi muốn tìm cách bắt giun kim ở hậu môn cho trẻ

Ở người lớn, một vài người còn dùng một muỗng cà phê dầu dừa nguyên chất vào mỗi buổi sáng. Nếu bạn không bị dị ứng thì thử biện pháp này cũng không gây nguy hại gì cho cơ thể.

Sử dụng thuốc trị giun kim

Phương pháp điều trị giun kim theo đúng tiêu chuẩn y khoa là sử dụng thuốc trị giun kim. Bên cạnh đó, bạn cũng phải đảm bảo loại bỏ tất cả các dấu vết của giun kim trong gia đình bằng cách vệ sinh sạch sẽ các vật dụng và có những thói quen vệ sinh tốt.

Bởi vì giun kim rất dễ lây truyền từ người này sang người khác nên các bác sĩ thường khuyến khích mọi người trong gia đình nên cùng điều trị để ngăn ngừa tái nhiễm.

Những loại thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến và hiệu quả nhất để trị giun kim bao gồm:

  • Mebendazole
  • Albendazole
  • Pyrantel pamoate

Một đợt điều trị điển hình bằng thuốc trị giun kim sẽ bao gồm một liều ban đầu và dùng liều thứ hai sau vài tuần.

Phòng ngừa nhiễm giun kim

Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm hay tái nhiễm giun kim là thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước. Bạn nên rửa tay ở các thời điểm sau:

  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
  • Sau khi thay tã cho trẻ nhỏ
  • Trước khi ăn, uống
  • Trước khi chạm vào miệng

Trứng giun kim có khả năng dính vào móng tay nên bạn hãy cắt ngắn móng tay cho sạch sẽ. Nếu không, trứng giun có thể đi vào cơ thể qua đường miệng khi bạn ăn uống.

Ngoài ra, giữ vệ sinh trong gia đình là việc làm vô cùng cần thiết để phòng ngừa nhiễm giun kim trở lại. Chiến lược giữ vệ sinh nên bao gồm:

  • Giặt tất cả khăn trải giường, đồ ngủ và khăn tắm trong nước nóng
  • Hút bụi các thảm chùi chân và lau nhà thường xuyên
  • Rửa tay thường xuyên
  • Làm sạch các bề mặt trong nhà bếp, phòng tắm hàng ngày
  • Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày
  • Thay đồ lót mới hàng ngày
  • Không dùng chung khăn tắm và khăn lau người
  • Không lắc, giũ các đồ vật có thể chứa trứng giun kim như khăn trải giường, quần áo và khăn tắm

Nhiễm giun kim thường không gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nhưng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải.

Điều trị giun kim tương đối đơn giản nếu sử dụng thuốc đúng cách và giữ vệ sinh tốt. Bạn cũng có thể thử một vài cách chữa giun kim theo dân gian tại nhà nhưng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó. Quan trọng nhất là phải điều trị chung cho tất cả thành viên trong nhà để ngăn ngừa tái nhiễm từ trứng giun kim.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu có nên đi làm tóc khi mang thai?

(65)
Như bao phụ nữ khác, các bà bầu cũng có nhu cầu làm đẹp và chăm sóc bản thân. Các mẹ bầu thích duỗi tóc hoặc uốn tóc nhưng lại lo ngại liệu mình có ... [xem thêm]

Trổ tài làm các món tráng miệng cực ngon từ việt quất

(47)
Nếu bạn là một người đam mê món tráng miệng bổ dưỡng từ trái cây thì đừng nên bỏ qua những món ngon như sinh tố việt quất hay sữa chua, bánh flan làm ... [xem thêm]

Bữa ăn phù hợp cho người mắc chứng rối loạn hay thoái hóa khớp thái dương hàm

(92)
Chứng rối loạn khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint -TMJ) là một thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn khớp và cơ thái dương hàm điển hình. Tình trạng ... [xem thêm]

U máu trong gan, xét nghiệm ngay kẻo gặp biến chứng

(18)
U máu trong gan là gì? Bài viết sau sẽ trang bị cho bạn những điều cần biết về căn bệnh đặc biệt này, cũng như các biện pháp chữa trị cần thiết.Những ... [xem thêm]

Các loại thức ăn nhanh nào ít ảnh hưởng đến sức khỏe?

(48)
Nếu biết cách chọn các loại thức ăn nhanh lành mạnh, bạn sẽ giảm thiểu những nguy cơ gây hại cho sức khỏe mỗi khi quá bận rộn không thể vào bếp. Trong ... [xem thêm]

7 loại vitamin và chất bổ sung giúp bạn giải tỏa căng thẳng

(20)
Làm thế nào để giải tỏa căng thẳng trong nhịp sống nhiều áp lực? Một số nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có thể giúp con người chống lại căng thẳng ... [xem thêm]

Không phải loại cá nào mẹ bầu cũng ăn được

(60)
Cá là một nguồn protein dồi dào cho cơ thể, cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn chất béo chưa bão hoà, omega-3, i-ốt cho con người và đặc biệt cần thiết ... [xem thêm]

4 yếu tố quan trọng khi tìm kiếm trung tâm vật lý trị liệu chất lượng

(99)
Trong một số trường hợp, bạn có thể được khuyến khích tập vật lý trị liệu để điều trị những vấn đề sức khỏe. Dưới đây là 5 cách giúp bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN