Coombs trực tiếp

(3.52) - 30 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Coombs trực tiếp/Xét nghiệm kháng globulin trực tiếp (DAT)

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm Coombs trực tiếp là gì?

Xét nghiệm Coomb được dùng để tìm những kháng thể trong cơ thể bạn đang tiêu diệt các tế bào hồng cầu và đây là một tình trạng nguy hiểm. Kháng thể này được sinh ra từ hệ miễn dịch và nó sẽ xuất hiện khi cơ thể bạn có những tình trạng sau đây.

Phản ứng do truyền máu, trên tế bào hồng cầu ở cơ thể người có một số kháng nguyên. Nếu bạn nhận tế bào hồng cầu từ những nhóm máu không phù hợp với bạn, hệ miễn dịch của bạn sẽ tạo ra kháng thể để phá hủy những hồng cầu được truyền vào. Đây gọi là phản ứng khi truyền máu và nó có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong.

Bất đồng về nhóm máu Rh, nếu người mẹ nhóm máu Rh – mang thai đứa con nhóm máu Rh + thì sẽ gây ra tình trjang bất đồng về nhóm máu. Khi máu của con và mẹ hòa lẫn vào nhau trong quá trình sinh, nó sẽ làm cho cơ thể mẹ sản sinh ra những kháng thể chống lại Rh +. Khi mang thai lần sau, nếu em bé mang nhóm máu Rh +, thì hồng cầu của em bé sẽ bị kháng thể trong máu của mẹ phá hủy. Làm cho em bé trong bụng mẹ bị chết và sẩy thai.

Trường hợp thiếu máu tán huyết do miễn dịch, có nghĩa là trong cơ thể một người tự sản sinh ra kháng thể chống lại chính hồng cầu của mình.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm Coombs trực tiếp?

Khi phản ứng truyền máu xảy ra, xét nghiệm Coombs có thể phát hiện các kháng thể của bệnh nhân hoặc các thành phần phủ lên tế bào hồng cầu được truyền. Do đó, xét nghiệm Coombs rất hữu ích khi đánh giá các phản ứng truyền máu có dấu hiệu đáng nghi.

Ngoài ra, xét nghiệm cũng được thực hiện trong trường hợp em bé mới sinh có nhóm máu Rh +, trong khi đó mẹ của bé có nhóm máu Rh -. Xét nghiệm sẽ xem thử máu của mẹ đã tạo ra kháng thể kháng Rh + chưa và máu của mẹ có truyền qua cơ thể của em bé hay chưa.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm Coombs trực tiếp?

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:

  • Kháng thể kháng phospholipid có thể khiến kết quả dương tính giả.
  • Các loại thuốc có thể gây ra kết quả dương tính giả là ampicillin, captopril, cephalosporins, chlorpromazine, chlorpropamide, hydralazine, indomethacin, insulin, isoniazid, levodopa, methyldopa, penicillin, phenytoin, procainamide, quinidine, quinine, rifampin, streptomycin, sulfonamides, và tetracycline.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm Coombs trực tiếp?

Bác sĩ sẽ giải thích quy trình xét nghiệm cho bạn. Thực chất xét nghiệm Coombs là một loại xét nghiệm máu. Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm. Bạn cũng không cần phải nhịn ăn hay uống trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Ngày đi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Coombs trực tiếp là gì?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra.
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm Coombs trực tiếp?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường:

  • Âm tính;
  • Hồng cầu không ngưng tụ.

Kết quả bất thường:

  • Thiếu máu tán huyết tự miễn;
  • Phản ứng truyền máu;
  • Bệnh tan huyết ở trẻ sơ sinh;
  • U bạch huyết;
  • Lupus ban đỏ hệ thống;
  • Nhiễm Mycoplasma;
  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chụp Positron cắt lớp (Chụp PET CT)

(38)
Chụp Positron cắt lớp (hay còn gọi là PET, PET Scan hoặc PET CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học tạo ra các hình ảnh thể hiện vị trí của các tế ... [xem thêm]

Sinh thiết (Biopsy)

(94)
Sinh thiết là gì? Sinh thiết (Biopsy) là thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ từ một phần của cơ thể. Các mẫu mô sau đó được khảo sát dưới kính hiển vi để ... [xem thêm]

Định lượng kháng thể kháng nhân

(67)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân (ANA)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân ... [xem thêm]

Sinh thiết vú

(36)
Tên kỹ thuật y tế: Sinh thiết vúBộ phận cơ thể/Mẫu thử: VúTìm hiểu chungSinh thiết vú là gì?Sinh thiết vú là gì? Đây là kỹ thuật lấy mô tế bào vú và ... [xem thêm]

Soi tươi KOH tìm nấm móng

(66)
Tên kĩ thuật y tế: Soi tươi KOH tìm nấm móngBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Mẫu móng hoặc mảnh vụn móngTìm hiểu chungSoi tươi KOH tìm nấm móng là gì?Thông ... [xem thêm]

Xét nghiệm CA-125

(42)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm CA-125/xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA-125Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu về xét nghiệm CA-125Xét nghiệm CA-125 là ... [xem thêm]

Cholesterol HDL

(19)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm cholesterol HDL (High-Density Lipoprotein)Bộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm cholesterol HDL là gì?Xét nghiệm ... [xem thêm]

Xét nghiệm viêm gan B

(32)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm viêm gan BBộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm viêm gan B là gì?Xét nghiệm viêm gan B (HBV) là xét nghiệm đo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN