Cơ thể hấp thụ vitamin D và tổ hợp vitamin B cùng lúc: lợi hay hại?

(4.21) - 60 đánh giá

Vitamin D và tổ hợp vitamin B (B-complex) là những vi chất quan trọng và thiết yếu mà cơ thể cần được cung cấp thường xuyên và đầy đủ để thực hiện các chức năng sống. Bản chất của vitamin D và tổ hợp vitamin B là tự nhiên nên chúng an toàn cho cơ thể khi hấp thụ cùng lúc.

Thực tế, vitamin D và tổ hợp vitamin B có trong hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, vì thế việc cơ thể hấp thụ cùng lúc hai loại vitamin này là tất yếu và không thể tránh khỏi.

Vitamin D và tổ hợp vitamin B là gì?

Vitamin D là một chất dinh dưỡng tự nhiên mà cơ thể chúng ta tạo ra khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu bạn không hấp thụ đủ ánh nắng mặt trời hoặc chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ vitamin D, bạn có thể mắc bệnh loãng xương.

Tổ hợp vitamin B là sự kết hợp của tổng cộng 8 loại vitamin B khác nhau bao gồm thiamine, riboflavin, niacin, axit pantothenic, biotin, vitamin B-6, vitamin B-12 và folate (viatmin B9).

Nếu cơ thể bạn thiếu đi các loại vitamin này, bạn có thể bị thiếu máu, cơ thể chuyển hóa chậm và có vấn đề với các chức năng của hệ thần kinh.

Công dụng của vitamin B

Vitamin B là một phần quan trọng của chế độ ăn uống, đóng vai trò cần thiết trong việc giúp cơ thể tránh được nhiều vấn đề sức khỏe. Những người có lượng vitamin B9 thấp có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. Một chế độ ăn giàu rau quả và các sản phẩm ngũ cốc giàu vitamin có thể phòng chống ung thư.

Liều lượng

Cơ thể có một chế độ liều lượng hấp thụ nhất định đối với mỗi loại vitamin, còn gọi là RDA. RDA chỉ ra lượng vi chất bạn cần hấp thụ từ chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu trong cơ thể. Vì vậy, lượng vi chất từ các loại vitamin bổ sung phải đáp ứng được tối thiểu bằng liều lượng cơ thể bạn cần và lượng vitamin còn lại là từ chế độ ăn lành mạnh và cân bằng.

Liều lượng RDA thay đổi và sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn. Theo phân tích nhu cầu tiêu thụ vitamin hằng ngày của một người bình thường, lượng vitamin lý tưởng hấp thụ cho cơ thể là từ 600 đến 800 IU vitamin D, 1,0 – 1,2 mg thiamine, 1,0 – 1,3 mg riboflavin, 14–16 mg niacin, 5 mg acid pantothenic, 30 mcg biotin, 1,2–1,7 mg B6, 2,4 mcg B–12, và 400 mcg folate hoặc axit folic.

Liều lượng cao hơn

Nhiều loại vitamin trong các thực phẩm chức năng có liều lượng hấp thụ cao mà bạn nên tiêu thụ mỗi ngày. Tuy nhiên, dùng quá nhiều sẽ gây các vấn đề về dạ dày – ruột và các tác dụng phụ khó chịu khác. Để tránh các triệu chứng độc hại, bạn nên chia thành các liều nhỏ để sử dụng và không tiêu thụ trên 4.000 IU vitamin D, 35 mg niacin, 100 mg biotin hoặc 1.000 mcg axit folic mỗi ngày. Các vitamin B khác không có giới hạn hấp thụ tối đa và không được coi là độc hại khi sử dụng với liều cao.

Chống chỉ định

  • Người quá mẫn cảm với thiamine và các thành phần khác của chế phẩm;
  • Thời kỳ mang thai: khẩu phần ăn uống cần cho người mang thai là 1,5 mg thiamine. Thiamine được vận chuyển tích cực vào thai. Cũng như các vitamin nhóm B khác, nồng độ thiamine trong thai và trẻ sơ sinh cao hơn ở mẹ. Một nghiên cứu cho thấy thai có hội chứng nhiễm rượu (do mẹ nghiện rượu) phát triển rất chậm trong tử cung là do thiếu thiamine do rượu gây ra;
  • Thời kỳ cho con bú: mẹ dùng thiamine vẫn tiếp tục cho con bú được. Khẩu phần thiamine hàng ngày trong thời gian cho con bú là 1,6 mg. Nếu chế độ ăn của người cho con bú được cung cấp đầy đủ, thì không cần phải bổ sung thêm thiamine.

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Các phản ứng có hại của thiamin rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng. Các phản ứng quá mẫn xảy ra chủ yếu khi tiêm.

Sốc quá mẫn chỉ xảy ra khi tiêm, và chỉ tiêm thiamine đơn độc; nếu dùng phối hợp với các vitamin B khác thì phản ứng không xảy ra. Bình thường do thiamine tăng cường tác dụng của acetylcholin, nên một số phản ứng da có thể coi như phản ứng dị ứng.

Hiếm gặp, ADR < 1/1.000

  • Toàn thân: ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn;
  • Tuần hoàn: cơn tăng huyết áp;
  • Da: ban da, ngứa, mề đay;
  • Hô hấp: khó thở;
  • Phản ứng khác: kích thích tại chỗ tiêm.

Dược động học

Sự hấp thu thiamine trong ăn uống hàng ngày qua đường tiêu hóa là do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+. Khi nồng độ thiamine trong đường tiêu hóa cao, sự khuếch tán thụ động cũng quan trọng. Tuy vậy, hấp thu liều cao bị hạn chế. Sau khi tiêm bắp, thiamine cũng được hấp thu nhanh, phân bố vào đa số các mô và sữa.

Ở người lớn, khoảng 1 mg thiamine bị giáng hóa hoàn toàn mỗi ngày trong các mô. Đây cũng chính là lượng tối thiểu cần hàng ngày. Khi cơ thể hấp thu thiamine ở mức thấp này, có rất ít hoặc không thấy thiamine thải trừ qua nước tiểu. Khi hấp thu thiamine vượt quá nhu cầu tối thiểu, các kho chứa thiamine ở các mô đầu tiên được bão hòa. Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử thiamine nguyên vẹn. Khi lượng thiamine cơ thể hấp thu tăng lên hơn nữa, thải trừ dưới dạng thiamine chưa biến hóa sẽ tăng hơn.

Những điều cần cân nhắc

Vitamin D và tổ hợp vitamin B không gây nguy hiểm khi được tiêu thụ cùng lúc với nhau và cùng với thức ăn hay các loại thuốc bổ. Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kỳ tương tác nào có thể ảnh hưởng của việc hấp thụ vitamin D và tổ hợp vitamin B cùng lúc đến chức năng của thuốc. Một số vitamin có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của một số loại thuốc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dùng hạt chia có giảm cân như tin đồn không?

(93)
Dùng hạt chia có giảm cân không là câu hỏi nhiều cô nàng quan tâm khi thấy ngày càng xuất hiện những chia sẻ về cách thức giảm cân này từ nhiều beauty ... [xem thêm]

Cách xử lý rụng tóc cho thai phụ đang điều trị ung thư

(93)
Tóc rụng nhiều trong thời kỳ điều trị ung thư vú tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhưng cũng làm ảnh hưởng đến sự tự tin ... [xem thêm]

6 thực phẩm giúp giảm mỡ bụng tốt nhất

(38)
Bạn có thể đốt cháy mỡ bụng hoàn toàn nhờ vào chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn đánh tan mỡ bụng một cách hiệu quả ... [xem thêm]

15 thực phẩm bạn có thể tận dụng để chăm sóc da tự nhiên

(95)
Bạn ngại dùng các mỹ phẩm vì vừa tốn kém lại có nhiều thành phần hóa chất gây hại cho da? Hãy thử các cách chăm sóc da tự nhiên với các nguyên liệu sẵn ... [xem thêm]

9 tác dụng của đậu ngự đối với sức khỏe, da và tóc

(67)
Ở Việt Nam, người ta thường nhớ đến đậu ngự qua hương vị thơm thơm, ngọt bùi của chúng trong món chè đậu ngự nổi danh. Tuy nhiên, ít ai biết đến tác ... [xem thêm]

Kháng thuốc trong quá trình điều trị ung thư vú

(36)
Mặc dù ngày nay hóa trị phát triển rất mạnh và ngày càng phức tạp, nhưng không phải lúc nào hóa trị cũng có tác dụng 100% lên tất cả các loại ung thư. Khi ... [xem thêm]

Bệnh não gan ở người cao tuổi: Nguy hiểm cận kề

(33)
Bạn nên tìm hiểu kỹ các dấu hiệu của bệnh gan để sớm nhận ra và có biện pháp điều trị thích hợp. Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, có ... [xem thêm]

Kích thích tình dục ở nữ: 8 cách nhẹ nhàng nhưng cực kỳ hiệu quả

(73)
Nhiều đấng mày râu cho rằng nhu cầu tình dục của phụ nữ thấp hơn đàn ông nên muốn đưa các nàng “lên giường” rất khó khăn. Thật ra, nếu bạn biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN