Có nên sử dụng probiotic để chữa bệnh âm đạo?

(3.63) - 84 đánh giá

Bạn thường được khuyên hãy thường xuyên cung cấp cho cơ thể các vi khuẩn có lợi cho việc tiêu hóa (probiotic). Nhưng bạn biết không, probiotic không chỉ mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa mà còn cho cả âm đạo của bạn nữa. Vây probiotic hỗ trợ sức khỏe âm đạo như thế nào?

Probiotic là gì?

Probiotic là những vi khuẩn, vi nấm sống có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Lactobacillus thường được xem là một loại probiotic phổ biến. Yogurt và những thực phẩm lên men khác giàu các vi khuẩn loại này.

Trên thực tế, cơ thể của bạn bao gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại. Vi khuẩn có lợi thường không gây bệnh và có thể giúp kìm hãm các vi khuẩn có hại, giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Khi vi khuẩn có hại trong cơ thể của bạn lấn át được vi khuẩn có lợi, đó là lúc bạn nên sử dụng các chế phẩm sinh học để giúp bạn lấy lại sự cân bằng.

Ngoài ra, probiotics được khuyến cáo cho một số chứng rối loạn trong y học thông thường không thể chữa trị, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích. Theo các nghiên cứu lâm sàng từ những năm 1990, chế phẩm sinh học có thể có hiệu quả trong điều trị một số bệnh tiêu hóa, làm chậm sự phát triển của bệnh dị ứng ở trẻ em và điều trị cũng như phòng ngừa nhiễm trùng âm đạo và nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ.

Probiotics tăng cường sức khỏe của âm đạo của bạn như thế nào?

Mối liên hệ giữa chế phẩm sinh học và sức khỏe âm đạo chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, chế phẩm sinh học được cho là cung cấp cho cơ thể bạn các vi khuẩn có lợi để chống lại vi khuẩn có hại, bao gồm cả vi khuẩn ở âm đạo. Điều này có nghĩa rằng chế phẩm sinh học có thể giúp âm đạo của bạn tránh được một số bệnh.

Hệ sinh thái âm đạo của bạn đạt được sự cân bằng nhờ các chủng lactobacillus chi phối. Dòng vi khuẩn này thường giữ độ pH âm đạo vào khoảng 4,2 để ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của các vi sinh vật có hại vì môi trường như vậy là quá axit để chúng có thể tồn tại. Nếu độ pH âm đạo tăng lên, vi khuẩn sẽ rất mau phát triển và gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn. Trong khi đó, giảm độ pH âm đạo có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các sinh vật nấm, đặc biệt là candida albicans, gây nhiễm trùng nấm men. Sự sụt giảm pH có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc diệt tinh trùng, thuốc tránh thai, thuốc steroid đường uống, quan hệ tình dục, kinh nguyệt và tiểu đường.

Khi đã đi khám và nhận được kết quả độ pH âm đạo của mình thấp, bác sĩ có thể xem xét cho bạn sử dụng probiotic. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng âm đạo như ngứa, chảy dịch, mùi hôi hay đau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng probiotic. Nếu không, bạn không thể tận dụng được hiệu quả của các chế phẩm sinh học mà còn có thể làm trầm trọng thêm vấn đề. Với sự giúp đỡ của probiotic, sự cân bằng của hệ vi sinh sẽ được phục hồi, giúp bạn chống lại nhiều bệnh, bao gồm viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, nếu bạn có ý định sử dụng probiotic bổ sung, bạn nên cẩn thận lựa chọn các nhà sản xuất đáng tin cậy. Mặc dù hầu hết các chế phẩm sinh học bổ sung được chứng nhận là an toàn và hiệu quả nhưng không ai có thể đảm bảo vì chúng không trải qua các quy trình thử nghiệm cũng nhu phê duyệt giống như thuốc. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn của mình. Như vậy, các chế phẩm sinh học sẽ có thể giúp ích cho sức khỏe của âm đạo của bạn nhiều hơn.

Mặc dù probiotic sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho âm đạo của bạn cũng như hệ tiêu hóa nhưng bạn hãy chú ý không nên dùng quá nhiều probiotic. Lời khuyên tốt nhất mà chúng tôi dành cho bạn là hãy luôn thảo luận cùng bác sĩ trước khi lựa chọn thực hiện bất cứ việc điều trị nào.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết liên quan sau đây:

  • Báo động nguy cơ sẩy thai vì nhiễm nấm âm đạo
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không phải da nào cũng có thể tẩy trắng!

(97)
Khi nhắc đến nghệ, chắc rằng đa phần các bạn đều sẽ liên tưởng đến thứ gia vị tuyệt vời cho món cà ri hoặc các món ăn khác. Nhưng công dụng của ... [xem thêm]

Bà bầu uống nước mía trong suốt thai kỳ có được không?

(16)
Nhiều người khuyên bà bầu uống nước mía vì con sinh ra sẽ trắng trẻo, hồng hào. Liệu điều này có đúng? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời dưới ... [xem thêm]

Aspartame: chất thay thế đường chứa ít calo

(83)
Aspartame là gì? Aspartame là một loại chất thay thế đường chứa ít calo, được cấu tạo từ hai axit amin: axit aspartic và phenylalanin. Aspartame ngọt gấp 220 lần ... [xem thêm]

Lòng trắc ẩn và hương vị của sự yêu thương

(17)
Mỗi con người chúng ta ai cũng có lòng trắc ẩn, mặc dù đôi khi nó bị vùi lấp dưới thành kiến và sự ích kỉ. Hãy vượt qua rào cản của những thứ tiêu ... [xem thêm]

Cách thực hiện tư thế ngồi thiền giúp bạn tĩnh tâm

(18)
Thực hiện đúng tư thế ngồi thiền sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe về cả tinh thần lẫn thể chất. ngược lại, nếu bạn thực hiện tư thế ... [xem thêm]

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?

(45)
“Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?” là một trong những mối quan tâm của người mắc phải căn bệnh này. Để ước đoán tiên lượng ... [xem thêm]

10 bí quyết trẻ lâu, giữ gìn nhan sắc cho phụ nữ sau tuổi 25

(61)
Sau 25 tuổi, nhiều chị em bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, da có đốm nâu và thâm sạm… Có thể đó là những thay đổi nhỏ nhặt ... [xem thêm]

Bà bầu ăn đồ sống có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng

(74)
Các bác sĩ không khuyến khích việc bà bầu ăn đồ sống, bởi những yếu tố khách quan như thực phẩm chưa được nấu chín có thể gây hại cho sức khỏe của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN