Chứng vẹo ngón chân cái: chữa như thế nào?

(4.1) - 78 đánh giá

Việc mang giày cao gót giúp bạn trông thanh tao và quyến rũ hơn, nhưng cũng là nguyên nhân gây nên chứng vẹo ngón chân cái. Vẹo ngón chân cái có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác, khiến bạn gặp khó khăn khi đi lại.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vẹo ngón chân cái. Nếu bạn bị bàn chân bẹt nhưng không điều trị đúng cách, bạn vẫn có thể bị biến chứng sang bệnh này. Chúng không chỉ gây biến dạng ngoại hình bàn chân mà còn khiến bạn gặp khó khăn khi mang giày dép, di chuyển.

Thông qua bài viết sau đây, Chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá những nguyên nhân dẫn đến vẹo ngón chân cái. Qua đó, bạn cũng sẽ biết cách ngăn ngừa và điều trị bệnh đúng cách.

Vẹo ngón chân cái là gì?

Biểu hiện của vẹo ngón chân cái là tình trạng sưng tấy ở khớp ngón chân cái, gây cảm giác sưng đau, khó chịu cho người bệnh, làm giới hạn vận động ngón cái và gây khó khăn khi di chuyển. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở khớp của các ngón chân khác. Khi đó, bệnh này được gọi là bunionette.

Nếu không được điều trị kịp thời, vẹo ngón chân cái có khả năng gây ra nhiều biến chứng như viêm bao hoạt dịch, biến dạng ngón chân (hammertoe) hay sưng đau bàn chân.

Phụ nữ có tỉ lệ bị vẹo ngón chân cái nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt là khi họ mang những đôi giày cao gót khiến trọng lượng cơ thể đổ dồn quá nhiều vào các ngón chân.

Nguyên nhân gây ra chứng vẹo ngón chân cái

Khi hiểu về nguyên nhân, bạn sẽ biết cách phòng tránh cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển. Nguyên nhân gây ra chứng vẹo ngón chân cái là do sự phân bố trọng lượng không đồng đều lên các khớp và dây chằng của bàn chân. Khi tình trạng này xảy ra sẽ khiến ngón chân bị đẩy về phía trước, làm khớp ngón chân cái trở nên không ổn định và dễ tổn thương.

Mang giày quá cao hoặc quá chật là một trong những nguyên nhân làm vẹo ngón chân cái. Ngoài ra vẹo ngón chân cái còn là di chứng của chấn thương bàn chân hay bị dị tật bẩm sinh.

Vẹo ngón chân cái cũng liên quan đến một số tình trạng viêm khớp, ví dụ như viêm khớp dạng thấp. Đây một bệnh viêm mạn tính xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công lên các khớp, bao gồm cả khớp đốt bàn ngón chân cái.

Cách ngăn ngừa và chữa chứng vẹo ngón chân cái

Cách ngăn ngừa vẹo ngón chân cái

Bạn nên lựa chọn loại giày có kích cỡ phù hợp với bàn chân. Không nên mang giày chật, bó sát các ngón chân. Đối với phụ nữ, bạn nên chọn giày đế bằng hoặc giày gót thấp và có phần mũi giày rộng. Những loại giày như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi di chuyển và giúp phân bố trọng lượng đều khắp bàn chân.

Khi mang giày cao gót, bạn nên sử dụng miếng dán chuyên biệt giúp giảm ma sát giữa bàn chân và giày, tránh các tổn thương đáng tiếc. Ngoài ra, đối với vận động viên hoặc người chơi thể thao, bạn nên lựa chọn loại vớ phù hợp với giày của mình để thoải mái di chuyển hơn.

Cách chữa chứng vẹo ngón chân cái

Tuỳ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà có những phương pháp trị liệu khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa vẹo ngón chân cái.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp bao hoạt dịch nhiễm trùng. Corticosteroid có tác dụng giảm đau, viêm, sưng… nhưng không được dùng trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng bên trong hoặc xung quanh bao hoạt dịch..

Chườm lạnh

Chườm đá lên khớp khoảng 10 đến 20 phút sau khi đi lại giúp giảm đau và phản ứng viêm.

Nẹp ngón chân cái

  • Nẹp ngón chân có tác dụng giữ ngón chân cái cố định trong khung dạng vòng và kết nối đến giữa bàn chân. Từ đó, tạo ra một lực nhằm kéo ngón chân cái vào vị trí tự nhiên ban đầu, giảm sự căng thẳng ở cơ và gân ngón chân cái.
  • Tăng sự linh hoạt của ngón chân cái, làm giảm căng thẳng ở các ngón chân còn lại.
  • Xoa dịu cơn đau do viêm, bảo vệ và hỗ trợ toàn bộ bàn chân khi di chuyển.

Nẹp ngón chân cái ngày/đêm của Foot Care Solutions® Australia là một trong những sản phẩm được các bác sĩ ACC khuyên dùng nhằm hỗ trợ kéo giãn mô mềm & bao khớp giúp định hình ngón cái về đúng trục.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn bị vẹo ngón chân cái do tật bàn chân bẹt gây ra, bạn có thể sử dụng đế chỉnh hình bàn chân kết hợp với vật lý trị liệu để điều trị song song.

Đặt lịch khám bệnh với các bác sĩ nước ngoài tại đây hoặc liên hệ

Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC

Hotline: 028 3939 3930

Website: https://acc.vn

Fanpage: fb.com/PhongKhamACC

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Kiểm soát cơn thèm ngọt ở bé từ điều đơn giản

(86)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Bạn có biết chó con cũng gây nhiễm trùng đường ruột?

(48)
Nuôi thú cưng trong nhà sẽ giúp mọi người thêm nhiều niềm vui hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua một vài lưu ý trước khi mang ... [xem thêm]

4 thói quen có thể ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ

(43)
Hành trình làm mẹ của mỗi người phụ nữ vô cùng khác nhau, nhưng hầu như một trong những lo âu đầu tiên trong hành trình làm mẹ của mọi phụ nữ đều ... [xem thêm]

Tập luyện sau phẫu thuật điều trị ung thư vú

(77)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bạn lấy ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân sỏi túi mật để phòng bệnh sớm

(27)
Sỏi túi mật có thể gây viêm túi mật cấp tính với những cơn đau dữ dội, buồn nôn, sốt, đầy trướng, chán ăn, sợ mỡ hoặc vàng da, vàng mắt… khiến ... [xem thêm]

Kiệt sức do nóng, làm gì để phòng tránh?

(48)
Tìm hiểu chungKiệt sức do nhiệt là bệnh gì?Kiệt sức do nhiệt là tình trạng bệnh liên quan đến nhiệt có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và ... [xem thêm]

Làm thế nào để trẻ yêu thương anh chị em của mình?

(10)
Xây dựng mối quan hệ anh chị em tốt đẹp giữa các bé là một trong những nhiệm vụ đầy khó khăn bởi công việc này đòi hỏi sự ứng xử khéo léo của các ... [xem thêm]

Béo bụng ở phụ nữ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không tốt?

(56)
Có thể bạn chưa biết nhưng béo bụng ở phụ nữ không chỉ đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe của bạn nữa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN