Chứng đau xương cụt khi mang thai: Mẹ bầu cần biết điều gì?

(4.14) - 65 đánh giá

Bên cạnh những triệu chứng đáng ghét như ốm nghén, ợ nóng, táo bón… thì suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu còn phải đối mặt với tình trạng đau xương cụt khi mang thai nữa. Cơn đau diễn ra âm ỉ, có khi kéo dài suốt nhiều tháng liền làm tăng thêm sự khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu. Là một bà mẹ tương lai, bạn phải làm gì bây giờ?

Điều đầu tiên là bạn phải trang bị cho mình ngay những kiến thức cần thiết nhất về triệu chứng đáng ghét này rồi!

Đau xương cụt khi mang thai khá phổ biến và thường xuất hiện ở giai đoạn tháng thứ hai và một số ít trường hợp rơi vào những tháng cuối thai kỳ. Mặc dù không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi, thế nhưng tình trạng này có thể khiến thai phụ khó chịu. Tùy vào từng thể trạng của mỗi người mà mức độ cơn đau cũng khác nhau.

Bài viết dưới đây, Chúng tôi muốn đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về chứng đau xương cụt khi mang thai, để bạn có biện pháp bảo vệ bản thân tốt hơn nhé!

Giải đáp thắc mắc: Thế nào là đau xương cụt khi mang thai?

Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng bà bầu cảm thấy đau nhức hoặc nhói ở vùng mông hoặc hông. Cơn đau này có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối và thậm chí là mắt cá chân nữa.

Những người đã từng “trải nghiệm” qua cơn đau này đều nhận thấy, cảm giác đau luôn bắt nguồn từ một điểm rồi lan rộng ra xung quanh.

Hoàn toàn là bình thường khi bạn mắc phải tình trạng này, bởi lẽ ngày qua ngày, thai nhi trong bụng bạn phát triển dần, khiến tăng áp lực ở các chi dưới dẫn đến xuất hiện những cơn đau nhức. Dự kiến, cơn đau sẽ tăng lên rất nhiều ở giai đoạn gần đến ngày sinh. Một số trường hợp sau khi sinh, người mẹ vẫn còn cảm thấy đau vùng xương cụt.

Có rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa đau xương cụt và đau hông. Nhưng sự thật là xương cụt được tạo nên bởi 5 đốt sống hình tam giác nối liền với xương hông, nằm giữa xương sống và xương hông.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến cơn đau khó chịu này trong thai kỳ?

Bà bầu bị đau xương cụt có thể bắt nguồn từ những nguyên do sau:

1. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra hormone relaxin và estrogen, cả hai đều có ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt, khiến mẹ bầu gặp phải những cơn đau khó chịu.

2. Thai nhi phát triển

Trong những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của em bé thường chèn vào xương cụt của mẹ. Đây chính là lý do khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi và đau nhức xương khớp.

Bất kỳ hoạt động nào như đi bộ, đạp xe, thậm chí đơn giản là ngồi hay đứng đều có thể gây đau đớn. Vì vậy mà mẹ bầu nhất thiết phải thật thận trọng khi làm bất cứ điều gì trong giai đoạn này.

3. Căng cứng cơ

Sự căng cứng cơ vùng xương chậu, hông cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cụt khi mang thai. Căng cứng cơ có thể bắt nguồn từ những tư thế sinh hoạt, vận động bất hợp lý hay là do việc đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế quá lâu.

4. Các bệnh lý trong thai kỳ

Bệnh cơ xương khớp, ung thư vùng chậu hay rối loạn chức năng xương mu cũng có thể góp phần làm nên chứng đau này ở mẹ bầu, nhất là với căn bệnh ung thư vùng chậu. Ngoài ra, việc bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, táo bón cũng sẽ ảnh hưởng, gây khó chịu ở vùng xương cụt.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Những triệu chứng của tình trạng đau xương cụt khi mang thai

Khi bị đau xương cụt, các bà mẹ tương lai sẽ gặp những biểu hiện như sau:

  • Đau liên tục ở lưng dưới hoặc ở hông
  • Cơn đau tăng dần ở gần cuối cột sống
  • Đau nặng về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Cơn đau tăng hoặc giảm cùng với sự thay đổi tư thế
  • Đau ở khu vực mu, đau lưng, hông, vùng giữa hai chân hoặc đầu gối
  • Ngay khi mẹ bầu bắt đầu đi bộ, đứng dậy, uốn người thì cơn đau được kích hoạt
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bà bầu bị táo bón

Điều gì làm cơn đau xương cụt trở nên trầm trọng hơn?

Có một số yếu tố khác cũng làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau vùng xương cụt khi mang thai bao gồm:

  • Hội chứng Hypermobility (tăng động khớp) là tình trạng các khớp dễ dàng di chuyển ra ngoài phạm vi bình thường của nó
  • Ngồi hoặc đứng lâu ở cùng một tư thế trong thời gian dài gây tăng áp lực lên xương cụt
  • Đã từng trải qua cơn đau xương cụt trước đây hoặc đã từng gặp chấn thương ở vị trí này
  • Bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể gây áp lực nhiều hơn lên vùng xương cụt, dẫn đễn cơn đau diễn ra nặng nề hơn
  • Có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai

Mách mẹ bầu những bài tập và mẹo để giảm đau xương cụt khi mang thai hiệu quả

1. Các bài tập đơn giản giúp giảm đau

  • Bài tập Standing Pelvic Tilt: Đứng thẳng, hai chân ngang vai, gồng mông sau đó thả lỏng và lặp lại nhiều lần.
  • Bài tập Torso Twist: Người tập ngồi bắt chéo chân trên thảm hoặc trên giường, tay trái giữ chân phải. Sau đó, đặt lòng bàn tay còn lại lên sàn và xoay phần trên cơ thể về phía bàn tay này. Giữ nguyên tư thế trong năm giây và sau đó thực hiện tương tự với chân kia. Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần.
  • Bơi lội luôn là một bài tập tuyệt vời và đóng vai trò như một phương thuốc chống đau xương sống khi mang thai. Ngoài ra, bạn còn có thể thử ngồi thiền hoặc yoga. Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ bài tập nào, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

2. Mẹ bầu bị đau xương cụt, mách bạn mẹo giảm đau dễ thực hiện tại nhà

  • Tránh vận động mạnh hoặc đứng, ngồi ở một vị trí quá lâu
  • Sử dụng đai bụng bầu giúp hỗ trợ vùng bụng để giúp giảm áp lực lên phần xương cụt
  • Dùng các loại túi chườm ấm để làm dịu cơn đau, nhiệt sẽ tác động giúp nới lỏng các mô. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ngâm bồn nước ấm (chú ý là không nên ngâm mình trong nước có nhiệt độ cao)
  • Lời khuyên là bạn nên ngủ nghiêng sang trái với một chiếc gối hình chữ U kẹp giữa đùi
  • Tránh uốn người vì điều này sẽ đẩy em bé về phía xương sống làm cho cơn đau nặng hơn
  • Tuyệt đối không mang giày cao gót, bởi lẽ lực trọng tâm cơ thể sẽ dồn lên chân kéo theo đó là những cơn đau
  • Đôi khi bạn nên đến spa để massage vùng xương cụt
  • Bổ sung thêm canxi và các khoáng chất cần thiết để hệ xương luôn chắc khỏe

Tình trạng đau xương cụt khi mang thai sẽ không còn là nỗi “ám ảnh” với mẹ bầu nếu như chúng ta có thêm hiểu biết về vấn đề này. Hy vọng với những biện pháp chúng tôi gợi ý ở trên sẽ phần nào giúp bạn giảm nhẹ cơn đau và vượt qua thai kỳ thuận lợi hơn nhé!

Minh Phú/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống trà nhiều có tốt không? Đừng bỏ qua 9 đáp án sau

(57)
Ngày nay, hầu hết mọi người đều đã từng nghe qua những lợi ích sức khỏe do trà mang đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống trà nhiều có tốt không, ... [xem thêm]

Nguy cơ ung thư từ đồ uống có cồn

(12)
Đồ uống có cồn được cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) phân loại là một chất có thể gây ung thư. Các loại đồ uống có cồn là nguyên nhân ... [xem thêm]

Bồ kết: Bí quyết giúp bạn chăm sóc tóc mềm mượt tự nhiên

(49)
Thói quen chăm sóc tóc của các cô gái ngày xưa thường chỉ đơn giản là nướng thơm bồ kết và nấu nước gội đầu. Không chỉ giúp bạn có mái tóc đen dài ... [xem thêm]

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần được hỗ trợ thế nào?

(60)
Việc nhận thấy con yêu có một vài các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khiến bạn lo lắng. Bạn hoang mang không biết liệu tình trạng của con có ... [xem thêm]

Tinh trùng loãng và mẹo giúp cải thiện tình trạng tinh dịch ở nam giới

(15)
Chắc hẳn chẳng ai muốn thấy tinh trùng của mình bị loãng và nhỏ từng giọt mỗi lần xuất tinh. Nhưng nếu bạn rơi vào tình trạng đáng tiếc này, làm sao ... [xem thêm]

Làm thế nào để chơi thể thao và thể dục an toàn

(47)
Các dụng cụ cần thiết Bạn có biết rằng chơi tennis với một cây vợt quá căng và mang một đôi giày mòn đế có thể nguy hiểm như chơi bóng bầu dục mà ... [xem thêm]

Lợi ích của low carb đối với sức khỏe tinh thần

(95)
Ngoài tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, chế độ ăn low carb còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Trong đó, bạn có biết về ... [xem thêm]

8 dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích

(64)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ngày nay đã ảnh hưởng đến khoảng 6–18% dân số trên thế giới. Khi mắc bệnh này, những dấu hiệu hội chứng ruột kích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN