Kính áp tròng màu: Hiểm họa đằng sau vẻ đẹp mơ ước

(3.85) - 65 đánh giá

Tác hại của kính áp tròng thường xuất phát từ việc bạn bất cẩn, sơ xuất trong quá trình sử dụng cũng như bảo quản loại kính này, dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như tổn thương giác mạc hay nhiễm trùng mắt.

Kính áp tròng được thiết kế với hình vòng cung có khả năng áp chặt vào lớp giác mạc. Không giống với những loại kính mắt khác, loại kính này tiếp xúc trực tiếp với mắt, một trong những bộ phận nhạy cảm của cơ thể. Do đó, vật liệu cấu tạo của kính áp tròng đặc biệt phải trải qua chu trình kiểm duyệt gắt gao của Bộ Y tế nhằm đảm bảo sức khỏe của người dùng.

Tùy theo đặc tính riêng, kính áp tròng được chia thành nhiều nhóm khác nhau, ví dụ như kính áp tròng cứng, kính áp tròng mềm, kính áp tròng màu hoặc kính áp tròng trong suốt. Với tiêu chí thoải mái và thời trang, phần lớn những người có nhu cầu đeo kính áp tròng sẽ chọn mua loại mềm và có màu.

So với kính đeo mắt thông thường, kính áp tròng có thể giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn. Bạn không lo làm trầy kính mắt, không lo vô tình giẫm phải kính hay đánh mất nó nữa. Tuy nhiên, tác hại của kính áp tròng có thể đe dọa trực tiếp đến nhãn cầu cũng như thị lực người dùng chỉ vì đôi chút bất cẩn, chẳng hạn như:

  • Không vệ sinh kính áp tròng thường xuyên
  • Đeo kính áp tròng khi bơi
  • Không tháo kính trước khi đi ngủ

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở mắt, hãy tháo kính áp tròng ra ngay lập tức và tìm đến chuyên gia nhãn khoa càng sớm càng tốt. Điều này có thể giúp cho quá trình chẩn đoán cũng như điều trị biến cố do tác hại của kính áp tròng gây nên diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Triệu chứng mắt đang gặp vấn đề

Nhiều vấn đề nhãn khoa, từ tình trạng nhẹ như khô mắt cho đến nghiêm trọng như nhiễm trùng mắt, có thể có triệu chứng tương tự nhau. Do đó, bạn hãy cẩn trọng khi bắt gặp một hoặc nhiều dấu hiệu sau và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Tầm nhìn bị mờ hoặc nhòe
  • Ngứa, châm chích hoặc đau mắt
  • Cảm giác có dị vật trong mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nước mắt thường xuyên
  • Dịch nhầy chảy ra từ khóe mắt
  • Mắt chuyển đỏ (lưu ý tránh nhầm lẫn với hiện tượng đau mắt đỏ hay viêm kết mạc)

Bạn có thể muốn biết thêm: Những dấu hiệu của bệnh về mắt bạn không được bỏ qua.

Một số biến chứng từ tác hại của kính áp tròng

Nhiễm trùng mắt

Hầu hết các ca nhiễm trùng mắt đều có mối liên hệ với tác hại của kính áp tròng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp vi trùng mới là tác nhân gây nhiễm trùng ở khu vực nhãn cầu. Tình trạng nhiễm trùng có khả năng khiến giác mạc sưng tấy. Nếu không được điều trị kịp thời, vấn đề này có nguy cơ khiến thị lực suy giảm mạnh.

Thông thường, bác sĩ nhãn khoa sẽ kê thuốc đặc hiệu, chẳng hạn như thuốc nhỏ mắt kháng sinh, cho bạn dùng để diệt vi trùng cũng như chăm sóc mắt.

Mắt thiếu oxy

Oxy ở mắt đa phần đến từ không khí trực tiếp đi qua lớp giác mạc. Vì vậy, việc kính áp tròng nằm trên giác mạc có thể ngăn cản mắt tiếp nhận lượng oxy cần thiết, dẫn đến tình trạng mắt thiếu oxy. Lúc này, giác mạc có nguy cơ sưng phồng lên và gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn, ví dụ như tầm nhìn bị nhòe.

Mắt thiếu oxy là một dạng tác hại của kính áp tròng phổ biến ở những người có thói quen sử dụng loại kính này trong thời gian dài liên tục hoặc đi ngủ mà quên tháo kính.

Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn loại kính áp tròng thẩm thấu oxy tốt hơn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể kê toa một loại thuốc steroid để nhỏ vào mắt nhằm cải thiện tình hình và giảm sưng giác mạc.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đau mắt đỏ, còn gọi là viêm kết mạc, cũng có thể đến từ tác hại của kính áp tròng.

Các chuyên gia nhãn khoa chia hiện tượng đau mắt đỏ thành nhiều cấp độ khác nhau. Nếu đeo kính áp tròng trong thời gian bệnh, bạn có nguy cơ đối mặt với tình trạng viêm kết mạc nhú gai khổng lồ. Đây thực tế là một phản ứng dị ứng, vì hệ miễn dịch nhận định kính áp tròng như vật thể lạ không được phép xuất hiện trong cơ thể.

Nếu triệu chứng đau mắt đỏ nhẹ, nó có thể tự lành mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu viêm kết mạc trở nặng, bác sĩ có thể kê toa cho bạn một loại thuốc chống viêm để cải thiện triệu chứng. Lúc này, bạn cần ngưng sử dụng kính áp tròng cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Đồng thời, bạn cũng nên thay thế kính áp tròng mới sau khi lành bệnh để tránh tình trạng tái phát.

Bạn có thể muốn tìm hiểu:

  • Hiện tượng đau mắt đỏ sẽ kéo dài bao lâu?
  • Giúp bạn bỏ túi một số biện pháp chữa viêm kết mạc
  • Vạch trần 5 dạng nhiễm trùng gây đau mắt ở trẻ sơ sinh

Khô mắt

Một số nhiệm vụ điển hình của nước mắt là giữ ẩm cho nhãn cầu, giảm nguy cơ nhiễm trùng và quét sạch bụi bẩn vô tình lọt vào hốc mắt. Nếu nước mắt không tiết ra đủ hoặc hoạt động không tốt, mắt bạn sẽ cảm thấy khô và khó chịu. Đây cũng là một trong các tác hại của kính áp tròng nếu đeo quá lâu.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt loại nước mắt nhân tạo không cần kê đơn. Nếu bạn nhỏ mắt khi đang đeo kính, hãy chắc chắn loại thuốc nhỏ mắt bạn dùng an toàn cho mắt trong trường hợp này. Một mẹo chọn mua dễ dàng là hãy chọn loại thuốc nhỏ mắt không có chất bảo quản.

Nếu thuốc nhỏ mắt vẫn không đủ để cải thiện tình trạng, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Họ có thể kê đơn cho bạn một loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng hoặc đưa ra khuyến nghị khác phù hợp hơn.

Bạn có thể muốn đọc tiếp: Xóa tan nỗi lo về bệnh khô mắt.

Giác mạc bị trầy xước

Đeo kính áp tròng có thể khiến giác mạc bị tổn thương theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như bạn có thể vô tình để móng tay tác động tiêu cực đến giác mạc như làm trầy nó khi tháo kính áp tròng ra. Mặt khác, bản thân kính cũng có khả năng khiến giác mạc bị trầy xước bởi bụi bẩn bám trên kính chưa được vệ sinh kỹ.

Bạn cần lưu ý tháo kính áp tròng ra ngay khi cảm thấy khó chịu ở mắt và đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt. Hầu hết trường hợp những thương tổn xuất hiện trên bề mặt giác mạc sẽ sớm lành trong 1–2 ngày hoặc có thể lâu hơn (khoảng một tuần). Tuy vậy, trong tình trạng nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời, giác mạc bị trầy xước có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng mắt.

Phản ứng dị ứng

Đôi khi, tác hại của kính áp tròng cũng có thể là dung dịch vệ sinh kính hoặc vật liệu cấu tạo của chúng gây nên tình trạng cơ thể phát sinh phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, thực tế trường hợp này khá hiếm gặp do vật liệu của kính áp tròng đã được kiểm duyệt gắt gao trước khi đưa vào quy trình sản xuất.

Trong tình huống này, bạn cần thử loại kính áp tròng khác hoặc chuyển sang dùng kính đeo mắt.

Phòng ngừa tác hại của kính áp tròng

Chọn đúng loại kính áp tròng

Kính áp tròng mà bạn dùng phải phù hợp với hình dạng và kích thước của mắt. Ngoài ra, khả năng thẩm thấu của nó cũng cần được cân nhắc để đảm bảo mắt bạn vẫn nhận đủ lượng oxy cần thiết. Bạn có thể thử một vài dòng kính trước khi xác định loại nào phù hợp với mình.

Thực hiện tốt quy tắc đeo kính áp tròng

Hãy đảm bảo rằng bạn luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng kính áp tròng, đặc biệt là chuyện vệ sinh kính. Bạn cần ghi nhớ những chú ý sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô trước khi chạm đến kính áp tròng
  • Tuân thủ quy trình vệ sinh và khử trùng kính
  • Thay mới kính áp tròng theo đúng định kì do bác sĩ chỉ định
  • Thay khay đựng kính mỗi ba tháng một lần

Bạn có thể muốn tiết kiệm một khoản tiền cho dung dịch vệ sinh kính và ngâm kính. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng số tiền này còn có thể “mua” sức khỏe cho mắt bạn.

Bạn cần lưu ý một số điều như sau khi sử dụng dung dịch vệ sinh kính và ngâm kính áp tròng:

  • Không tiết kiệm dung dịch: dung dịch vệ sinh chỉ dùng một lần rồi bỏ, không giữ lại để tái sử dụng. Bên cạnh đó, dung dịch ngâm kính cần thay thường xuyên.
  • Chỉ dùng dung dịch đặc hiệu cho kính áp tròng. Không sử dụng nước máy hoặc nước cất hay bất kỳ dung dịch nào khác để thay thế.
  • Không nên đổ dung dịch đặc hiệu cho kính áp tròng vào chai nhỏ khi đi du lịch nhằm tránh trường hợp nhiễm trùng. Bạn có thể sắm riêng một chai dung dịch ngâm kính loại nhỏ để mang theo.
  • Tuyệt đối không ngủ hoặc bơi khi đang đeo kính áp tròng. Khi nhắm mắt ngủ, mắt có thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết do kính áp tròng cản trở, dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở nhãn cầu. Mặt khác, hóa chất trong hồ bơi cũng như các loài vi sinh xuất hiện trong nước giếng, nước máy đều có khả năng tổn thương giác mạc và gây nhiễm trùng mắt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 sự thật thú vị về các cặp sinh đôi khác trứng

(51)
Theo suy nghĩ của nhiều người, các cặp sinh đôi sẽ giống hệt nhau về ngoại hình và một phần tính cách. Thế nhưng, điều này chỉ đúng với những cặp sinh ... [xem thêm]

Mẹo trò chuyện để “chuyện ấy” ngày càng thăng hoa

(76)
Giao tiếp khi quan hệ tình dục thường là một trong những thách thức lớn trong quan hệ của hai bạn. Và sự thật là không phải ai cũng có thể dễ dàng thể ... [xem thêm]

10 điểm khoái cảm trên cơ thể nàng mà chàng nên biết

(66)
Một nghiên cứu khoa học mới đây đã đưa ra danh sách những điểm nhạy cảm, dễ tạo khoái cảm trên cơ thể con người, đặc biệt là nữ giới. Nếu muốn ... [xem thêm]

Chế độ ăn giảm cân: Thực đơn Low carb

(79)
Áp dụng ngay thực đơn low carb giảm cân để có vóc dáng cân đối bạn nhé với những thực phẩm như trứng, salad rau củ, nấm, cà chua,… cho mỗi bữa ăn hằng ... [xem thêm]

10 sự thật về dương vật đàn ông mà có thể bạn chưa nghe

(43)
Như chúng ta đều biết, dương vật là một bộ phận rất quan trọng đối với nam giới. Đây là “vũ khí” không những giúp cánh đàn ông đạt được khoái ... [xem thêm]

8 mẹo hữu hiệu giúp bạn trị nứt gót chân

(25)
Khi da chân bạn trở nên quá khô và bắt đầu đầu nứt nẻ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang gặp phải tình trạng khô da nghiêm trọng.Nguyên nhân ... [xem thêm]

Tự tử

(97)
Tìm hiểu chungTự tử là gì?Tự tử là một phản ứng bi thảm với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống và bi thảm hơn nữa vì tự tử có thể được ... [xem thêm]

Tìm hiểu về những cách chữa trị bệnh giảm tiểu cầu

(64)
Bệnh giảm tiểu cầu mô tả chung cho những trường hợp số lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn mức bình thường, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Người ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN