Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách để vết thương nhanh lành

(4.29) - 91 đánh giá

Sau khi rạch tầng sinh môn, bạn cần có cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cẩn thận để tránh gặp các sự cố như bị mưng mủ, bục chỉ… Để tiện cho việc chăm sóc tốt hơn, bạn cần biết thêm cách giúp giảm đau và cách nhanh lành vết khâu nữa nhé.

Thủ thuật cắt tầng sinh môn khi sinh là việc rạch một đường ngắn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn (hay còn được gọi là tầng sinh môn), trong quá trình âm đạo mở rộng để bạn sinh em bé. Thông thường, khi bác sĩ nhìn thấy đầu em bé, họ sẽ đỡ lấy phần đầu và cằm để giúp bé ra khỏi âm đạo dễ hơn. Khi đầu em bé ra được rồi, vai và phần còn lại của cơ thể sẽ ra theo dễ dàng hơn.

Đôi khi âm đạo của sản phụ lại mở chưa đủ rộng để đầu em bé lọt ra ngoài. Trong trường hợp này, việc cắt tầng sinh môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để giúp sản phụ sinh em bé. Việc chủ động cắt này sẽ tốt hơn là để âm đạo bị rách. Bác sĩ sẽ cắt tầng sinh môn ngay lúc đầu em bé đã mở rộng âm đạo khoảng vài cm. Sau khi lấy nhau thai ra, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để giúp bạn giảm đau và khâu tầng sinh môn lại.

Vì sao bạn nên được cắt tầng sinh môn?

Không phải ai cũng cần cắt và chăm sóc vết khâu tầng sinh môn khi lâm bồn. Nếu âm đạo bạn giãn đủ rộng để em bé đi qua, bạn sẽ không cần đến thủ thuật này. Còn nếu âm đạo bạn hẹp, việc rặn quá sức mà không chủ động cắt sẽ khiến tầng sinh môn bị rách. Vết thương sẽ xấu, khó khâu hơn và thậm chí gây biến chứng chảy máu nặng nề.

Bạn sẽ cần cắt tầng sinh môn khi:

  • Em bé không đủ oxy
  • Sinh khó như thai ngôi mông hay chân ra trước khi vai em bé bị mắc lại.
  • Rặn thời gian dài khi sinh
  • Sinh cần dùng forceps hay máy hút hỗ trợ
  • Em bé quá lớn
  • Em bé sinh non

Những biến chứng có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn

Bạn có thể bị đau sau khi cắt tầng sinh môn. Thỉnh thoảng, một số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn như vết khâu bị hở, bị rách, đứt chỉ hoặc có trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ, ngứa ngáy khó chịu … Nếu bạn có bất cứ những biểu hiện nào sau đây, tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé:

  • Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ, đau bất thường hay có mùi hôi vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu
  • Sốt hay ớn lạnh
  • Đau bụng dưới nhiều
  • Cảm giác nóng rát hay đau nhiều khi tiểu
  • Cần phải vào toilet vì mắc đại tiện
  • Không thể kiểm soát trung tiện
  • Chảy máu nhiều hơn hay ra máu cục

Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn

Vết khâu tầng sinh môn có thể bị đau nhiều. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giảm đau tần sinh môn hiệu quả:

  • Chườm lạnh có thể giúp bạn giảm đau và giảm viêm sưng. Bạn có thể ngồi vào bồn nước lạnh, sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch
  • Thuốc giảm đau là biện pháp hiệu quả trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên nhiều mẹ cũng thắc mắc liệu có nên uống thuốc khi đang cho con bú không. Để an tâm, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ
  • Nếu bị đau khi ngồi, bạn nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giúp bạn thoải mái hơn
  • Nhiều người sẽ thấy đau khi quan hệ trong vài tháng đầu. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên nói với chồng và chờ đợi cho đến khi vết khâu lành hoàn toàn
  • Giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là sau khi tiểu tiện. Nếu việc đại tiện khiến bạn đau nhiều, bạn nên dùng thuốc làm mềm phân trước
  • Bạn không nên thụt rửa, dùng tampon hay quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ cho phép. Bạn cũng có thể hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại cho vết thương
  • Bạn nên ăn chế độ dinh dưỡng như thường trừ khi bác sĩ cho bạn lời khuyên khác

Cách nhanh lành vết khâu tầng sinh môn

  • Giữ vùng vết khâu khô ráo và sạch sẽ. Bạn nên rửa vùng này nhanh bằng vòi sen và lau khô nhẹ nhàng
  • Lau vùng này cẩn thận từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn
  • Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn và chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng
  • Thực hiện các bài tập sàn khung chậu thường xuyên hơn để giúp máu lưu thông và thúc đẩy lành vết thương
  • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên và đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón

Điều quan trọng là bạn cần nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành. Bạn có thể di chuyển xung quanh nhà để tăng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn và giúp vết khâu mau lành hơn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí quyết cai thuốc lá hiệu quả cho mẹ bầu

(23)
Thuốc lá gây hại đến cho sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Vậy, các mẹ bầu làm gì để cai thuốc lá hiệu quả? Hãy tham khảo bài ... [xem thêm]

5 cách tăng “lửa yêu” không dùng thuốc

(100)
Ham muốn tình dục là cảm giác khao khát được gần gũi thể xác với người khác phái, điều này cũng góp phần giữ lửa cho hôn nhân mặn nồng hơn. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Đàn ông tăng ca ảnh hưởng đến chuyện chăn gối thế nào?

(65)
Những lời nói đúng lúc đúng chỗ có thể giúp cho chuyện chăn gối thêm thăng hoa. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những điều bạn nên nói trước, trong và sau khi ... [xem thêm]

Trị liệu nghệ thuật: Cách chữa bệnh dễ dàng mà bạn nên thử

(80)
Bạn đã ngán ngẩm cảnh phải điều trị bệnh với các thiết bị y tế hay căn phòng ngột ngạt? Thay vì đến bệnh viện gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng cách ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị dị ứng tại nhà

(77)
Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng như lông thú vật, sự thay đổi thời tiết, thức ăn, côn trùng đốt, và một số tác dụng phụ khi uống thuốc… Dị ... [xem thêm]

Mẹ đã biết cách gội đầu cho trẻ sơ sinh chưa?

(88)
Lần đầu làm mẹ, bạn gặp rất nhiều lúng túng. Bạn có thể sẽ không biết cách gội đầu cho trẻ sơ sinh thế nào để nước không chảy vào mắt bé, chọn ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của khổ qua đến lượng đường máu

(24)
Ảnh hưởng của khổ qua đến lượng đường trong máu đã được nhiều người chứng minh khi sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đường tại nhà.Trái khổ ... [xem thêm]

Đề kháng da là gì? Vì sao nó lại vô cùng quan trọng với chúng ta?

(94)
Làn da vốn được ví như “tấm khiên” giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại như khói bụi, vi khuẩn, virus… Thế nhưng, không phải ai cũng thật ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN