Cây xô thơm là thảo dược gì?

(4.41) - 65 đánh giá

Tên thông thường: Clary, Clary Wort, Clear Eye, Esalarea, Herbe aux Plaies, Muscatel Sage, Muskatellersalbei, Muskatellsalvia, Orvale

Tên khoa học: Salvia sclarea

Tìm hiểu chung

Xô thơm dùng để làm gì?

Cây xô thơm được làm chất chống viêm để giảm căng thẳng thần kinh và cơ bắp, giúp chống co thắt, an thần; giúp làm căng da và điều trị các triệu chứng mãn kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt và mệt mỏi, cũng như tăng ham muốn tình dục.

Vị thuốc cũng được dùng để kích thích tuyến thượng thận và chữa bệnh đau họng.

Cơ chế hoạt động của thảo dược này là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy các chất diterpenoid và sesquiterpenoid trong cây xô thơm có khả năng kháng sinh, chống vi khuẩn và nấm men.

Liều dùng

Chưa có nghiên cứu về liều lượng thích hợp cho cây xô thơm. Liều dùng của thảo dược này có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.

Cây xô thơm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có dạng bào chế là tinh dầu.

Tác dụng của tinh dầu xô thơm

Lợi ích độc đáo mà dầu xô thơm mang đến cho người sử dụng có thể kể đến bao gồm:

♥ Giảm khó chịu trong kỳ kinh nguyệt

Tinh dầu xô thơm mang đến tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt bằng cách cân bằng nồng độ hormone một cách tự nhiên và kích thích các bộ phận hoạt động đều đặn hơn. Loại tinh dầu này cũng có khả năng điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), bao gồm đầy hơi, đau lưng và đau bụng kinh, thay đổi tâm trạng hoặc thèm ăn.

Tinh dầu xô thơm cũng mang tính chất thư giãn, làm dịu các xung thần kinh đang bị nhạy cảm quá mức.

♥ Cân bằng nội tiết tố

Cây xô thơm có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của cơ thể vì nó có chứa chất phytoestrogen tự nhiên, được gọi là estrogen nguồn gốc từ thực vật chứ không phải xuất phát từ hệ thống nội tiết. Những phytoestrogen này hỗ trợ bạn điều chỉnh nồng độ estrogen và đảm bảo sức khỏe lâu dài của tử cung, từ đó giảm nguy cơ ung thư tử cung và buồng trứng.

Rất nhiều vấn đề sức khỏe ngày nay, ngay cả những tình trạng đáng lo ngại như vô sinh, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc ung thư đều do estrogen dư thừa trong cơ thể. Bởi vì cây xô thơm giúp cân bằng các mức estrogen, nên đây là một loại tinh dầu cực kỳ hiệu quả và đáng được quan tâm.

♥ Chống lại tình trạng mất ngủ

Những người bị chứng mất ngủ quấy rầy có thể tìm thấy giải pháp từ tinh dầu xô thơm. Các chuyên gia đã ví loại tinh dầu là một thuốc an thần tự nhiên và sẽ mang đến cho bạn cảm giác yên bình cần thiết để chìm vào giấc ngủ.

Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến mức năng lượng và tâm trạng mà còn cả sức khỏe, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Hai nguyên nhân chính gây mất ngủ là căng thẳng và thay đổi nội tiết tố.

Tuy nhiên, tinh dầu xô thơm có thể cải thiện chứng mất ngủ mà không cần thuốc bằng cách giảm bớt cảm giác căng thẳng và lo lắng cũng như cân bằng mức độ hormone bên trong cơ thể.

♥ Tăng cường lưu thông máu

Một tác dụng khác của xô thơm là giúp mở các mạch máu và cho phép tăng lưu thông máu. Loại tinh dầu này cũng làm giảm huyết áp bằng cách thư giãn não bộ và động mạch, từ đó cải thiện hiệu suất của hệ thống trao đổi chất bằng cách tăng lượng oxy đi vào cơ bắp và hỗ trợ chức năng cơ quan nội tạng.

♥ Cải thiện sức khỏe tim mạch

Các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của tinh dầu xô thơm có tác dụng bảo vệ tim mạch và giúp giảm huyết áp cao một cách tự nhiên. Dầu cũng đẩy lùi căng thẳng cảm xúc và cải thiện lưu thông máu – hai yếu tố rất quan trọng để giảm cholesterol và hỗ trợ hệ thống tim mạch của bạn được khỏe mạnh.

♥ Tinh dầu xô thơm giảm stress

Tinh dầu chiết xuất từ cây xô thơm có thể hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm và nằm trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất để giảm lo lắng. Mùi hương dịu nhẹ của tinh dầu không chỉ thơm mà còn làm tăng sự tự tin, sức mạnh tinh thần đồng thời thúc đẩy cảm giác hưng phấn xuất hiện.

♥ Chiến đấu với bệnh bạch cầu

Một nghiên cứu đầy hứa hẹn được thực hiện tại Khoa Miễn dịch học, Viện chống ung thư Hellenic ở Athens, Hy Lạp, đã xem xét vai trò của sclareol, một hợp chất hóa học được tìm thấy trong tinh dầu cây xô thơm, chống lại bệnh bạch cầu. Kết quả cho thấy sclareol có khả năng tiêu diệt các dòng tế bào thông qua quá trình chết rụng tế bào.

♥ Chống nhiễm trùng và nhiễm khuẩn

Tinh chất xô thơm kiềm chế sự phát triển, lây lan của nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Do đó loại dầu này cũng bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các tác nhân có hại kể trên, từ đỏ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Mặt khác, dầu từ cây xô thơm không chỉ có khả năng kích thích vùng da bị tổn thương mau lành mà còn có tính sát trùng, vì vậy vết thương sẽ không bị nhiễm vi trùng khi bạn bôi tinh dầu lên da.

Cách dùng tinh dầu xô thơm

  • Để giảm căng thẳng và trị liệu bằng tinh dầu, hãy khuếch tán hoặc hít 2 giọt tinh dầu cây xô thơm
  • Để cải thiện tâm trạng và giảm đau khớp, hãy thêm 3 giọt dầu cây xô thơm vào nước ấm. Bạn cũng có thể thử kết hợp tinh dầu với muối Epsom và baking soda để tạo ra hỗn hợp tẩy tế bào chết nhưng vẫn giúp hỗ trợ chữa bệnh
  • Để chăm sóc mắt, thêm 2 giọt tinh dầu xô thơm vào một miếng vải sạch và ấm, nhẹ nhàng áp vải lên cả vùng mắt trong 10 phút
  • Để trị chuột rút và giảm đau bụng kinh, hãy tạo ra một loại dầu massage bằng cách pha loãng 5 giọt tinh dầu xô thơm với 5 giọt dầu nền (dầu dừa, dầu thầu dầu, dầu jojoba) và thoa chung lên các khu vực đang bị khó chịu
  • Để chăm sóc da, hãy tạo hỗn hợp dầu cây xô thơm và dầu hạnh nhân hoặc dầu hạt nho theo tỷ lệ 1 : 1. Thoa hỗn hợp trực tiếp lên mặt, cổ và cơ thể của bạn
  • Để hỗ trợ tình trạng đầy bụng khó tiêu, hãy xoa bóp bụng với hỗn hợp dầu xô thơm và dầu nền theo tỷ lệ 1 : 1
  • Để tăng cường khả năng tập trung khi làm việc hoặc thiền định, hãy khuếch tán hỗn hợp 6 giọt tinh dầu xô thơm với 2 giọt tinh dầu trầm hương hoặc tinh dầu cam
  • Để làm giảm các triệu chứng hen suyễn một cách tự nhiên, trộn 4 giọt dầu này với dầu hoa oải hương và xoa bóp hỗn hợp trên ngực hoặc lưng
  • Đối với việc chăm sóc tóc, bạn hãy trộn dầu cây xô thơm và tinh dầu hương thảo theo tỷ lệ 1 : 1 rồi thoa lên da đầu và massage nhẹ nhàng trong khi tắm.

Lưu ý khi dùng tinh dầu

Hai cách phổ biến nhất để sử dụng tinh dầu xô thơm là hấp thụ vào cơ thể bằng cách massage và hít thở mùi hương của chúng. Mặt khác, các chuyên gia cũng đưa ra lưu ý đến bạn như sau:

♥ Khi massage bằng tinh dầu xô thơm: Nên pha loãng với một loại dầu nền trước khi thoa lên da. Tinh dầu này có hoạt tính rất mạnh và tiếp xúc trực có thể gây kích ứng với những ai có làn da nhạy cảm. Dầu nền nên là những loại có ít hoặc không có mùi thơm, chẳng hạn như dầu hạnh nhân hoặc dầu hạt nho.

♥ Khi hít thở mùi hương tinh dầu: Hãy khuếch tán tinh dầu dưới dạng khói hoặc sương để có kết quả tốt nhất, nên ưu tiên loại sản phẩm có độ đậm đặc cao nhằm đem lại hiệu quả bạn mong muốn.

♥ Đối với mục đích uống vào: Bạn cần tuyệt đối cẩn trọng và chỉ dùng các nhãn hàng có độ uy tín về mức an toàn cho người sử dụng cũng như cam kết có thể hấp thụ vào bên trong cơ thể mà không gặp vấn đề gì.

♥ Đối tượng sử dụng tinh dầu: Hãy cẩn thận với tinh dầu xô thơm khi bạn mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu bởi có thể khiến tử cung bị có thắt. Trẻ sơ sinh hoặc trong độ tuổi tập đi cũng không nên dùng loại tinh dầu này.

Mặt khác, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên không dùng tinh dầu trước hoặc sau khi uống thức uống có cồn bởi sẽ dễ dẫn đến việc khó ngủ hoặc mơ thấy ác mộng.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây xô thơm?

Cây này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ, nhức đầu, gây hưng phấn, chóng mặt, gây ác mộng, ngẩn ngơ khi dùng liều cao.
  • Tăng chảy máu kinh nguyệt.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng xô thơm, bạn nên biết những gì?

Lưu trữ cây ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.

Không sử dụng rượu hay thuốc ngủ khi dùng vị thuốc này.

Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây này hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác.
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Những quy định cho thảo dược này ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây xô thơm nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của xô thơm

Cây xô thơm được cho là an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú khi dùng như thức ăn. Tuy nhiên, việc dùng thảo dược này như thuốc vẫn chưa được nghiên cứu và tốt nhất là nên tránh sử dung.

Xô thơm có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.

Cây xô thơm có thể làm tăng tác dụng của thuốc chloral hydrate và hexobarbitone, cụ thể là gây buồn ngủ và buồn ngủ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cypress spurge

(20)
Tên thông thường: cypress spurgeTên khoa học: euphorbia cyparissiasTìm hiểu chungCypress spurge dùng để làm gì?Cypress spurge là một thảo dược, trong đó hoa và rễ cây ... [xem thêm]

Dược liệu câu kỷ tử có công dụng gì?

(96)
Câu kỷ tử thuộc họ quả mọng, thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y nhờ nhiều công dụng đối với sức khỏe, bao gồm tăng cường miễn dịch, đẹp ... [xem thêm]

Ephedra là thảo dược gì?

(99)
Tên thông thường: Ephedra, ma huang, ngựa vàng, chất làm se vàng, cây bán hạTên khoa học: Ephedra sinicaTác dụngTác dụng của thảo dược Ephedra là gì?Ephedra ... [xem thêm]

L-tryptophan

(49)
Tên thông thường: L-Triptofano, L-Trypt, L-2-amino-3-(indole-3-yl) propionic acid, L-Tryptophane, Tryptophan.Tên khoa học : L-tryptophanTìm hiểu chungL-tryptophan dùng để làm ... [xem thêm]

Cây hành biển là thảo dược gì?

(62)
Tên thông thường: Squill, European Squill, Mediterranean Squill, white Squill, Indian Squill, red Squill, sea onion, sea Squill, scillaTên khoa học: Drimia maritimaTác dụngCây hành ... [xem thêm]

Cà độc dược là thảo dược gì?

(18)
Tên thông thường: Atropa belladonna, Atropa acuminata, Baccifère, Belladona, Belladone, Belle-Dame, Belle-Galante, Bouton Noir, Cerise du Diable, Cerise Enragée, Cerise d’Espagne, Deadly ... [xem thêm]

Dương hồi hương

(52)
Tìm hiểu chungDương hồi hương có tác dụng gì?Dương hồi hương có mùi thơm như cam thảo và thường được dùng trong nấu nướng để tạo mùi và làm kẹo.Trong ... [xem thêm]

Dược liệu Cát cánh có công dụng gì?

(97)
Tên thường gọi: Cát cánhTên khác: Bạch dược, kết cánh, cánh thảoTên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.; Platycodon glaucum (Thunb.) Nak., Campanula grandiflora ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN